Một số giải pháp nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trên cơ

Một phần của tài liệu Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh vĩnh phúc (việt nam) hiện nay (Trang 61 - 64)

GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

3.1. Một số giải pháp nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý trên cơ sở vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Thực tiễn Kinh tế - Xã hội nước ta trong những năm qua cho thấy, không thể giải quyết vấn đề đói nghèo theo tư duy truyền thống chỉ nhằm ổn định xã hội trước mắt, tách rời giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói, giảm nghèo.

Tắnh cấp bách của việc đổi mới tư duy kinh tế chắnh trị về tăng trưởng và đói nghèo còn thể hiện ở nguy cơ Việt Nam rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình của một quốc gia thoát nghèo và gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng rồi mất nhiều thập niên vẫn không trở thành nước phát triển. Từ năm 2009, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa Việt Nam vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình (hơn 1.000 USD/người). Vậy để đưa đất nước phát triển và không còn tình trạng đói nghèo thì chúng ta phải có những định

hướng chắnh sách xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2011 Ờ 2020 thật đúng đắn:

Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế

Đây là hướng chung của sự nghiệp đổi mới, là bước chuyển giai đoạn từ tăng trưởng số lượng lên tăng trưởng cả số lượng và chất lượng, là giai đoạn lấy chất lượng làm động lực tăng trưởng kinh tế.

Hơn một thập niên qua, mô hình tăng trưởng số lượng, dựa trên khai thác tài nguyên và lao động gia công, dựa trên thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã tới giới hạn và đang phát sinh nhiều tiêu cực cả về kinh tế, xã hội và môi

trường. Do đó, nhu cầu cấp bách về kinh tế và chắnh trị là chuyển sang mô hình phát triển bền vững. Như vậy, vấn đề chắnh sách xóa đói, giảm nghèo phải đặt trong tiến trình chuyển sang mô hình phát triển bền vững. Vấn đề đói nghèo được giải quyết từ ba hướng gắn bó với nhau: Tăng trưởng kinh tế bền vững, tự nó đã hạn chế phát sinh đói nghèo; tiến bộ xã hội (thể hiện ở trình độ giáo dục, dân trắ) là điều kiện trực tiếp để giải quyết đói nghèo; bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề quan trọng tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Sự chuyển đổi mô hình kinh tế không chỉ là nhu cầu của nước ta mà là xu thế của thời đại hiện nay, đang thách thức cả các nước phát triển. Bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững là điều kiện tiên quyết để giảm nghèo.

Thứ hai, tạo lập những tiền đề, điều kiện để giải quyết vấn đề đói nghèo

- Xây dựng các hình thức liên kết các ngành khoa học và công nghệ với sản xuất và xây dựng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy lan tỏa hình thức liên kết "bốn nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước) trong các dự án nông, lâm, thủy sản và dịch vụ.

- Phát triển các hình thức giáo dục miễn phắ phổ cập về nghề nghiệp cho những người trong diện đói nghèo. Nên dựa vào các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chắnh phủ (NGO) nước ngoài thực hiện các dự án về giáo dục, y tế, xã hội. Hướng hoạt động là nâng cao năng lực, ý thức chủ động vượt đói nghèo của người dân nông thôn, miền núi. Cách làm này hoàn toàn khác với cách làm phong trào để ban ơn, lấy thành tắch.

Phát triển kinh tế xã hội đồng bộ từ miền xuôi đến miền núi, từ vùng thuận lợi đến vùng sâu, vùng xa. Chú trọng giúp các địa phương nghèo phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Phát triển sản xuất hàng hóa, đổi mới cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm dần tỉ trọng lao động

nông nghiệp. Có như vậy mới tạo thêm được nhiều việc làm ở thành thị và nông thôn góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo.

Thứ ba là tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, hệ thống điện, trường học, cơ sở khám chữa bệnh và các thiết chế văn hóa cho các vùng nghèo địa phương để sớm khắc phục tình trạng: thiếu điện, thiếu nước sạch, thiếu thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế nghèo nàn lạc hậu đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Đặc biệt chú trọng

tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế và cung cấp đủ thuốc

chữa bệnh phù hợp với nhu cầu của người dân. Kết hợp chặt chẽ chương trình xóa đói giảm nghèo với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường.

Giải pháp này nhằm nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống nhân dân ở các xã nghèo, vùng nghèo, giảm dần khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc và các tầng lớp dân cư. Đảm bảo cho người nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là về chăm sóc y tế, giáo dục và kế hoạch hóa gia đình sẽ làm giảm bớt đói nghèo và nguồn gốc của đói nghèo.

Xây dựng và phát triển các chương trình Ộnhững tấm lòng từ thiệnỢ, Ộnối vồng tay lớnỢ, Ộquỹ tình thươngỢ, Ộnhà đại đoàn kếtỢẦ Để thu hút các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế tham gia hỗ trợ người nghèo.

Đổi mới công tác tổ chức đảm bảo tắnh công khai minh bạch và làm rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chắnh quyền địa phương chủ động, người dân bàn bạc, thảo luận nhằm tạo ra sự hợp tác và đồng thuận, quyết tâm vượt nghèo, vươn lên làm giàu của các xã nghèo, vùng nghèo và chắnh bản thân người nghèo trong quá trình triển khai chương trình XĐGN.

Hai yếu tố quan trọng nhất để XĐGN là: nhà nước tạo động lực để giảm nghèo thông qua các chắnh sách phát triển kinh tế xã hội và ý chắ vượt nghèo của người nghèo. Vì vậy phải biết phát huy hai yếu tố này để nó đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó trong thời gian tới công tác XĐGN cần tập trung vào các địa bàn, các làng xã khó khăn nhất ở vùng căn cứ cách mạng, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ắt người và các đối tượng khó khăn nhất, trong đó đặc biệt ưu tiên phụ nữ và trẻ em nghèo. Động viên cộng đồng người nghèo phát huy nội lực tự vươn lên thoát nghèo, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước và các cộng đồng khác. Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực, kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực quốc tế; có chắnh sach, cơ chế khuyến khắch và các giải pháp có tắnh đột phá, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ thắch hợp đến các xã nghèo, người nghèo để XĐGN bền vững góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh vĩnh phúc (việt nam) hiện nay (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)