Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh vĩnh phúc (việt nam) hiện nay (Trang 38 - 51)

Thực hiện đường lối chắnh sách của Đảng và Nhà nước, đến nay chương trình xóa đói giảm nghèo đã và đang được triển khai rộng, trở thành việc làm thường xuyên của các cấp, ủy, chắnh quyền và các cấp trong những năm vừa qua. Kết hợp với việc khảo sát, điều tra tìm ra các yếu tố giúp các hộ thoát nghèo, xác định nguyên nhân tái nghèo, thực hiện chắnh sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế, nhà ở; Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo việc lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn như: chương trình 135 được thực hiện với hai giai đoạn (giai đoạn I: từ 1998 - 2005; giai đoạn II: từ 2006 - 2010), dự án phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh phúc, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng; dự án giải quyết việc làm; dự án tắn dụng người nghèo của các tổ chức đoàn thể và nhiều hoạt động khác về hoạt động xóa đói giảm nghèo. Trong chỉ đạo phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh phúc đã có nhiều cố gắng, sáng tạo và chủ động trong việc chăm lo cho người nghèo. Thực hiện Nghị quyết 03 về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 Ờ 2010, định hướng đến năm 2020. Khi triển khai Nghị quyết, nhiều chắnh sách, đề án và chương trình cụ thể cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống nông dân đã được cụ thể và đạt hiệu quả thiết thực. Nhờ đó công tác giảm nghèo được chuyển biến nhanh; mỗi năm giảm được từ 2% - 3% hộ nghèo. Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,

các cấp, các ngành đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chắnh quyền cơ sở chương trình giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi:

2.1.1 Hỗ trợ các xã nghèo nhà ở

Theo báo cáo ỘTổng kết công tác xây dựng nhà ĐĐK trên địa bàn tỉnh

giai đoạn 2000-2012 và 3 năm triển khai thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chắnh phủ (2009-2012)Ợ. Vĩnh Phúc đã đạt được một số

thành tựu sau:

Giai đoạn 2000 - 2008 hỗ trợ của các cấp là 80.094.100.000đ đã xây dựng được là 12.079 nhà ĐĐK.

Từ năm 2009, thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chắnh phủ trong 03 năm (2009 - 2011) ngân sách Trung ương hỗ trợ 6 triệu/nhà/vùng khó khăn; 7 triệu/nhà/vùng đặc biệt khó khăn với tổng số tiền 33,791 tỷ đồng [21, tr.7].

Uỷ ban nhân dân tỉnh trắch từ nguồn ngân sách của tỉnh hỗ trợ tổng số 50.556 tỷ đồng. Quỹ ỘVì người nghèoỢ toàn tỉnh vận động được trên 28.575 tỷ đồng; (trong đó: quỹ cấp xã thu được 4.383 tỷ đồng, quỹ cấp huyện trên 3.9 tỷ đồng, quỹ cấp tỉnh 20.292 tỷ đồng). Đã dành 16.874 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo làm nhà.

Ngân hàng chắnh sách xã hội tỉnh phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, chắnh quyền các cấp đã tổ chức cấp tắn dụng cho 4.466 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở vay vốn, mỗi hộ được vay 8 triệu đồng, với tổng số tiền 35.728 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp đã rất tắch cực tham gia giúp đỡ hộ nghèo làm nhà. Điển hình là: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam ủng hộ vào Quỹ ỘVì người nghèoỢ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc số tiền là 7.420 tỷ

đồng hỗ trợ xây dựng 212 ngôi nhà tại 9 huyện, thị; Tiếp tục trắch từ nguồn kinh phắ còn dư của Quỹ ỘVì người nghèoỢ hỗ trợ 94 nhà với giá trị 30 triệu/nhà tại các huyện, thành, thị; Công ty Cổ phần thương mại Sông Hồng Thủ Đô ủng hộ 3 tỷ đồng và 10 nhà Đại đoàn kết; Tập đoàn Dầu Khắ Quốc gia Việt Nam: 1 tỷ đồng để xây 33 nhà Đại đoàn kết và giúp các cháu học sinh nghèo học giỏi,Ầ

Các đơn vị như Hội Liên hiệp Phụ nữ với Cuộc vận động ỘXây dựng mái ấm tình thươngỢ đã vận động được xây dựng được 75 nhà mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo, Trường Chắnh trị tỉnh hỗ trợ 30 triệu để xây dựng 01 nhà tại Thị xã Phúc Yên, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Cựu chiến binh, Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, hội Phật giáo và nhiều đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan doanh nghiệp khác đã có các hoạt động phối hợp với các đoàn thể hoặc trực tiếp xây nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, lên đến hàng trăm ngôi nhà, bình quân giá trị 01 ngôi nhà xây dựng khoảng 60 - 70 triệu đồng; với tổng số tiền ước khoảng trên 3 tỷ đồng.

Chương trình ỘNối vòng tay nhân ái - Vì người nghèoỢ tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011, được các tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm tham gia và ủng hộ đạt trên 30 tỷ đồng.

Ngoài ra, các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng dân cư đã giúp đỡ cho các hộ nghèo bằng vật tư, ngày công, hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Tổng số kinh phắ ủng hộ bằng tiền để xây dựng nhà Đại đoàn kết giai đoạn 2009 Ờ 2011 là: 120 tỷ đồng; kinh phắ đầu tư vay từ Ngân hàng Chắnh sách xã hội là: 35.760 tỷ đồng [21, tr.8].

Với phương châm các cấp uỷ Đảng quan tâm lãnh đạo; Mặt trận Tổ quốc tăng cường vận động, chắnh quyền hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, gia đình chủ động; kể từ năm 2000 đến hết 2008, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng được

12.079 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Đến cuối năm 2008, Vĩnh Phúc đã xoá xong nhà tạm cho hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới của Chắnh phủ, vượt kế hoạch trước 2 năm.

Từ năm 2009 đến 2011, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây mới hơn 5.600 ngôi nhà trong đó có 5.348 nhà Đại đoàn kết theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg và 67/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chắnh phủ cho các hộ nghèo [21, tr.9]

Như vậy, tổng số nhà được xây dựng giai đoạn 2000 Ờ 2012 là 17.921 ngôi nhà trị giá khoảng trên 900 tỷ đồng. Ngân sách các địa phương, nguồn xã hội hóa, vật tư và công lao động quy ra trên 700 tỷ đồng [21, tr.9].

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm, chất lượng xây dựng các nhà Đại đoàn kết được đảm bảo tốt, điều kiện về nhà ở đối với hộ nghèo cơ bản được cải thiện, số hộ giàu và khá ngày một tăng. Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đã góp phần rất quan trọng trong giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo của Tỉnh (năm 2008 là 18,04% đến năm 2010 còn 11% theo tiêu chắ giai đoạn 2005 Ờ 2010); góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, diện mạo nông thôn, đô thị ngày càng khởi sắc. Năm 2008, Vĩnh Phúc đã xóa xong nhà tạm cho hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới của Chắnh phủ, về trước kế hoạch 2 năm. Tổng số nhà được xây dựng giai đoạn 2000 - 2012 là 17.921 ngôi nhà, trị giá trên 900 tỷ đồng [24, tr6].

2.1.2 Hỗ trợ người nghèo về giáo dục, việc làm.

Nhiều chương trình, dự án về dạy nghề, đào tạo việc làm cho những đối tượng và khu vực đặc thù như việc làm nông thôn, việc làm cho thanh niên, dạy nghề cho nông dân, đưa lao động của tỉnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoàiẦ tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Đặc biệt, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy, việc nâng cao kiến thức cho nông dân theo cơ chế mới, thời kỳ hội nhập được đẩy mạnh. Trong 5 năm, từ năm 2006-2010, toàn tỉnh đã mở được gần 2.000 lớp cho trên 180.000 lượt nông dân, tổ chức được

trên 2.500 lớp huấn luyện nghề ngắn hạn cho trên 77.000 lượt nông dân; xây dựng 121 điểm cung cấp thông tin cho nông dân.

Để giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông dân nghèo dành đất cho phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh ban hành nhiều chắnh sách hỗ trợ người dân nghèo. Việc giải quyết việc làm trong nông thôn đã hình thành các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; áp dụng tiến bộ về giống và phương thức chăn nuôi thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh như vùng cây ăn quả tại các huyện Lập Thạch, Tam Dương, vùng chăn nuôi tại Vĩnh Tường, Yên Lạc; vùng nuôi trồng thủy sản tại Bình Xuyên, Yên Lạc.

Từ năm 2008 với nguồn kinh phắ hỗ trợ từ ngân sách tỉnh đã có hàng ngìn người nghèo được đào tạo nghề mỗi năm, người nghèo tham gia học nghề được hỗ trợ tiền ăn, học phắ, đi lại. Ngoài ra với nguồn kinh phắ hỗ trợ từ Trung ương toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo Ộtrên 100.000 lượt hộ nghèo thuộc 137 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh tham gia học nghề ngắn hạn tập trung. Các nghề đào tạo có cơ hội giải quyết việc làm là cắt may công nghiệp, gò hàn, sửa chữa, láp ráp máy móc, thú y, việc tổ chức học nghề cho người nghèo đã thực sự giúp cho người nghèo đã mở ra cho người nghèo hướng mới trong công cuộc thoát nghèo của hộ gia đình, kinh phắ hỗ trợ trên 100 tỷ đồngỢ[14, tr.7].

2.1.3 Các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin *Về công tác y tế tỉnh Vĩnh Phúc:

Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và người dân xã 135 theo chắnh sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo (theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của thủ tướng chắnh phủ) hàng năm Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp hợp với sở y tế và bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện tốt công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn

phắ cho người nghèo và người dân các xã vùng 135. Hàng năm vào những tháng đầu của quỹ 1 thẻ bảo hiểm y tế của người nghèo đã được in xong và giao đến tận tay người nghèo để họ được hưởng chắnh sách khám chữa bệnh theo quy định hiện hành. Trong bốn năm 2006-2009 đã có 582.587 lượt người nghèo và người dân các xã 135 được mua thẻ BHYT bằng nguồn kinh phắ do ngân sách tỉnh cấp là 65.689.060 triệu đồng [14, tr.5]. Trong đó:

+ Năm 2006: Mua, cấp 178.08 thẻ BHYT mệnh giá 60.000 đồng/thẻ, kinh phắ mua thẻ 10.728 triệu đồng.

+ Năm 2007: Mua, cấp 155.081 thẻ BHYT, mệnh giá 80.000 đồng/thẻ, kinh phắ mua thẻ 12.407 triệu đồng.

+ Năm 2008: Mua cấp 138.498 thẻ BHYT mệnh giá 130.000/thẻ, kinh phắ mua thẻ 18.005 triệu đồng.

+ Năm 2010: Mua cấp 85.344 thẻ BHYT, kinh phắ 29.9557 triệu đồng

Nhìn chung, mạng lưới y tế trên địa bàn đã đáp ứng cơ bản nhu cầu phòng bệnh và KCB của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Tuyến tỉnh hiện tại có 5 bệnh viện với tổng số 1.270 giường bệnh, bao gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh (600 giường); BV đa khoa khu vực Phúc Yên (33 giường); BV điều dưỡng và phục hồi chức năng (120 giường); BV y học cổ truyền (120 giường); BV tâm thần (100 giường).

Tuyến huyện có 6 Bệnh viện đa khoa huyện và 3 trung tâm y tế với tổng số 730 giường bệnh. Các bệnh viện huyện đều được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng đã có những cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Trang thiết bị y tế hiện đại hàng năm được bổ sung như: máy siêu âm, máy xét nghiệm, các dụng cụ phẫu thuật, xe ô tô cứu thương và các dụng cụ thông thường khác tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế công gần nhất, chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện từng bước.

Về giáo dục đào tạo

Trong 3 năm (các năm 2006-2007; 2007-2008 và 2008-2009) đã có 89.009 lượt học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số được miễn giảm học phắ. Trong đó: ỘNăm học 2006-2007 có 34.900 lượt học sinh miễn giảm, số tiền 4.097 triệu đồng; Năm học 2007-2008 có 28.040 lượt học sinh miễn giảm, số tiền là 12.357 triệu đồng; Năm học 2008- 2009 có 26.069 lượt học sinh được miễn, số tiền 2.736.9 triệu đồngỢ [14, tr.5].

Chắnh sách trợ cấp học tập hàng tháng (Học sinh khuyết tật thuộc diện hộ nghèo; học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, học sinh là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo ở các cấp học được trợ cấp hàng tháng 100.000 đồng/học sinh; học sinh là người dân tộc thiểu số học tập tại các trường dân tộc nội trú của Tỉnh và của huyện được hỗ trợ học bổng 400.000 đồng/tháng. Hiện nay theo quy định bằng 80% mức lương tối thiểu là 432.000đồng/tháng). Đã có 16.183 học sinh các cấp học được hưởng trợ cấp học tập hàng tháng, kinh phắ hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh ước tắnh là 11.028.8 triệu đồng [14, tr.5].

Mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo của Vĩnh Phúc đã và đang phát triển ngày càng rộng và phân bố đều khắp các xã, thị trấn, đến tận thôn bản trên địa bàn tất cả các huyện thị trong tỉnh với hệ thống cơ sở trường, lớp và cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được cải thiện.

Giáo dục mầm non: Thời kỳ 2001 Ờ 2008 quy mô giáo dục mầm non có

xu hướng tăng với tốc độ cao hơn so với các cấp phổ thông, đặc biệt là về số cháu đi nhà trẻ. Số trẻ đi nhà trẻ đã liên tục tăng và tăng khá nhanh trong 5 năm gần đây. Mạng lưới trường mẫu giáo phát triển rộng khắp trong tỉnh.

Giáo dục tiểu học: Tỉnh đã được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu

học đúng độ tuổi từ năm 2002, đến nay tỷ lệ phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt 99,4%. Chất lượng giáo viên tiểu học ở mức cao, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở

Giáo dục Trung học cơ sở: Số trường trung học cơ sở đã phủ kắn tất cả

các xã trong toàn tỉnh, năm học 2009- 2010 có 146 trường. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp (mới có 42/146 trường, đạt tỷ lệ 28,8%), tỷ lệ học sinh/lớp trung bình là khoảng 32-38 em/lớp (thấp hơn so với quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 40 hs/lớp) [2, tr.49]. Chất lượng giáo viên trung học cơ sở từng bước được nâng lên và ở mức khá.

Giáo dục trung học phổ thông: Giáo dục trung học phổ thông tiếp tục

phát triển theo chiều sâu. Chất lượng đội ngũ giáo viên được đảm bảo và

thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao.

Giáo dục thường xuyên: Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh gồm

có Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 7 Trung tâm giáo dục thường xuyên của các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, 135 Trung tâm học

tập công đồng cấp xã, phường, thị trấn..

Đào tạo: Hoạt động đào tạo được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu lao

động qua đào tạo cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đào tạo của nhân dân.

Trên địa bàn tỉnh có 78 cơ sở đào tạo gồm: 3 trường đại học, 7 trường Cao đẳng, 13 cơ sở có đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp, 55 cơ sở dạy nghề thuộc các Bộ, ngành trung ương, tỉnh huyện, doanh nghiệp, các tổ chức quần chúng xã hội và các thành phần khác [2, tr.50-51]. Tỉnh có trường chắnh trị có nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức về chắnh trị và quản lý nhà nước cho cán bộ các cơ quan đảng, chắnh quyền các cấp. Nhờ vậy mà Tỉnh đã góp phần to lớn vào việc đào tạo đội ngũ lao động ngày càng phát triển cao về trắ lực đưa tới sự phát triển.

Hoạt động dạy nghề phát triển nhanh trong thời gian gầy đây cả về số cơ sở và số người được đào tạo. Ngoài các trường, trung tâm dạy nghề, việc dạy nghề còn được tổ chức trong các trường cao đẳng và trung học chuyên

nghiệp. Mạng lưới cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã và các khu công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đạo tạo cho lao động tại chỗ.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo ở tỉnh vĩnh phúc (việt nam) hiện nay (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)