bộ máy hành chính Nhà nước còn cồng kềnh, thiếu tính linh hoạt
Trong nhiều năm qua, hệ thống pháp luật về đầu tƣ nói chung và đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng không ngừng đƣợc hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển. Song, trên thực tế, các văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động ĐTNN vẫn chƣa thực sự đồng bộ, rõ ràng, còn chồng chéo, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng ở các cấp, các hình thức ĐTNN chƣa đa dạng và chƣa đáp ứng yêu cầu mở rộng các kênh huy động vốn từ nƣớc ngoài phục vụ phát triển kinh tế, các chính sách ƣu đãi đầu tƣ chƣa thực sự hấp dẫn chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực nhất định. Đó chính là rào cản đối với việc thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam nói chung, vào tỉnh Hải Dƣơng nói riêng.
Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính về địa chính, về đầu tƣ và xây dựng, về thuế, những quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... vẫn là một trong những cản trở làm tăng chi phí và làm nản lòng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Những quy định này thƣờng xuyên thay đổi, không nhất quán và chồng chéo, gây tâm lý hoài nghi, e ngại cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp để cải
cách hành chính, nhƣng bộ máy hành chính Nhà nƣớc ở Việt Nam vẫn bị các tổ chức quốc tế đánh giá rất thấp. Đây là một nguy cơ làm giảm sút uy tín, đánh mất cơ hội thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào nƣớc ta để phát triển kinh tế.