Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn FDI ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 29 - 32)

- Về địa hình:

2.1.1.2.Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Hải Dƣơng rất đa dạng, gồm có: - Tài nguyên khoáng sản :

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hải Dƣơng không đa dạng về chủng loại, nhƣng có một số loại trữ lƣợng lớn, chất lƣợng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ:

+ Đá vôi ở huyện Kinh Môn, trữ lƣợng 200 triệu tấn, chất lƣợng tốt, CaCO3 đạt 90 – 97% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ. Xi măng sản lƣợng 4 – 5 triệu tấn.

+ Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lƣợng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8 – 1,7 %, Al2O3 17 – 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ trong tỉnh và một số tỉnh khác.

- Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lƣợng 8 triệu tấn, chất lƣợng tốt, tỷ lệ Al2O3 từ 23,5 – 28%, Fe2O3 từ 1,2 – 1,9 % cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa trong tỉnh và một số tỉnh khác.

+ Bôxít ở huyện Kinh Môn, trữ lƣợng 200.000 tấn, hàm lƣợng Al2O3 từ 46,9 – 52,4%, Fe2O3 từ 21 – 26,6%, SiO2 từ 6,4 – 8,9%. [1, 2]

Tài nguyên khoáng sản phong phú sẽ làm giảm chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Tài nguyên đất:

Tỉnh Hải Dƣơng có diện tích tự nhiên 1.662km2, đƣợc chia làm 2 vùng: Vùng đồi núi ở phía Bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất đƣợc nhiều vụ trong năm.

Trên diện tích hành chính, Hải Dƣơng bố trí sử dụng 63,1% vào sản xuất. Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, tầng canh tác dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ PH từ 5 – 6,5; chủ động tƣới tiêu bằng động lực, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Một số diện tích đất canh tác ở phía bắc tỉnh tầng đất mỏng, chua, nghèo dinh dƣỡng, tƣới tiêu tự chảy bằng hồ đập nƣớc, thích hợp với cây lạc, đậu tƣơng…

Nhìn chung, tài nguyên đất của tỉnh Hải Dƣơng có độ phì khá cao lại có địa hình đa dạng nên có thể bố trí đƣợc nhiều loại cây trồng: cây lƣơng thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, rừng đa tác dụng với hệ thống canh tác khá đa dạng. Bên cạnh đó, có một số loại đất chiếm tỷ lệ không nhỏ (khoảng

21556 ha, tƣơng đƣơng gần 19%) còn trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, cần phải đƣợc đầu tƣ nâng cấp cải tạo.

- Tài nguyên rừng:

Hải Dƣơng hiện có hơn 10,6 nghìn ha rừng tập trung chủ yếu ở 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn. Trong đó, có 15.403 ha rừng đặc dụng, 47.184 ha rừng phòng hộ và 43.713 ha rừng sản xuất. Để nâng cao giá trị thu nhập/đơn vị diện tích, tỉnh đã rất chú trọng phát triển kinh tế rừng, mang lại hiệu quả cao và góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc.

Những năm qua, Hải Dƣơng không ngừng huy động các nguồn lực nâng cấp, tu bổ rừng, khai thác, tỉa hợp lý rừng trồng, đƣa thêm cây bản địa vào trồng, làm vƣờn thực vật lƣu giữ, bảo tồn và nhân rộng các nguồn gen thực vật, từng bƣớc vƣơn tới đa dạng gen động vật rừng…

Tỉnh cũng đã phê duyệt dự án cải tạo rừng sản xuất bằng việc đƣa cây sƣa - một loại cây gỗ có giá trị kinh tế cao vào trồng hàng trăm ha tại các xã Bắc An, Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám... Riêng xã Cổ Thành (huyện Chí Linh, Hải Dƣơng), bà con nông dân đã trồng thành công hàng chục cây sƣa. Sau hơn 2 năm, các cây sƣa phát triển bình thƣờng, chiều cao đạt từ 40 cm đến 60 cm, đƣờng kính gốc tăng thêm từ 1 cm đến 1,5 cm.

Để phát triển rừng bền vững, tỉnh Hải Dƣơng còn tăng cƣờng bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn; tăng cƣờng lực lƣợng cho đội ngũ kiểm lâm và bảo vệ rừng; kết hợp du lịch với bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng; đẩy mạnh phong trào trồng cây gây rừng, giao đất cho các hộ nông dân trồng cây lâm nghiệp, gắn với trồng cây ăn quả.

- Tài nguyên nước:

Hải Dƣơng là tỉnh có hệ thống sông ngòi dày đặc với hơn 500 km sông lớn và trên 2.000 km sông nhỏ cùng với hàng ngàn ao hồ lớn nhỏ. Mạng lƣới sông chính gồm: Sông Thái Bình có 3 nhánh là sông Kinh Thầy,

sông Gùa và sông Mía. Các sông này có đặc điểm là lòng sông rộng, độ dốc nhỏ và uốn lƣợn, đáy sông thấp hơn nhiều so với mực nƣớc biển; Sông Luộc (là một nhánh của sông Hồng) có chiều rộng trung bình từ 150-250m, sâu từ 4-6m chạy dọc danh giới phía nam của tỉnh.

Cùng với đó là lƣợng mƣa lớn, trung bình hàng năm là 1.300 – 1.700 mm đã đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc rằng Hải Dƣơng là tỉnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Đó là lợi thế và cũng là một trong những nguyên nhân hấp dẫn các nhà ĐTNN đầu tƣ vào tỉnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn FDI ở tỉnh hải dương hiện nay (Trang 29 - 32)