CÁC LOẠI NGÔN NGỮ

Một phần của tài liệu tâm lý học đại cương (Trang 33 - 34)

III. NHẬN THỨC LÝ TÍNH 1.TƯ DUY

2.CÁC LOẠI NGÔN NGỮ

2.1. Ngôn ng bên ngoài: Là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác, nó ñược dùng ñể

truyền ñạt và tiếp thu tư tưởng.

Ngôn ngữ bên ngoài gồm hai loại:

- Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ hướng vào người khác, ñược biểu thị bằng âm thanh và

ñược tiếp thu thông qua cơ quan thính giác.

+ Ngôn ngữ nói ñối thoại nhằm trao ñổi thông tin giữa hai hay một số người với nhau. Nó có tính chất tình huống, liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh ñối thoại, có tính chất phản ứng, cấu trúc ngôn ngữñối thoại không thật chặt chẽ, câu nói thường rút gọn và có sự

hỗ trợ của cử chỉ, ñiệu bộ, ánh mắt, nụ cười...Trong khi ñối thoại luôn có sự thay ñổi vị trí giữa người nói và người nghe.

+ Ngôn ngữ nói ñộc thoại là loại ngôn ngữ một người nói và nhiều người nghe. Loại ngôn ngữ này ñòi hỏi người nói phải chuẩn bị kỹ càng, chu ñáo, lời nói phải trong sáng, chính xác, dễ hiểu và truyền cảm.

http://www.ebook.edu.vn 34

- Ngôn ngữ viết: Là ngôn ngữ hướng vào người khác, ñược biểu thị bằng kí hiệu, tín hiệu, chữ viết và ñược tiếp nhận bằng thị giác.

Ngôn ngữ viết cho phép con người tiếp xúc với nhau một cách gián tiếp trong khoảng không gian, thời gian lớn. Ngôn ngữ viết ñòi hỏi phải rõ ràng mạch lạc, các câu, các ý phải tuân theo những qui tắc về chính tả, ngữ pháp và có trình tự lôgic chặt chẽ hợp lý tránh tản mạn hoặc ñứt ñoạn. Ngôn ngữ viết giúp cho người viết có thời gian lựa chọn, sửa chữa từ và có

ñiều kiện tư duy cao hơn.

Ngôn ngữ viết gồm hai loại: ngôn ngữ viết ñối thoại và ngôn ngữ viết ñộc thoại.

2.2. Ngôn ng bên trong: Là loại ngôn ngữ hướng vào bản thân, giúp cho ta suy nghĩ và tựñiều chỉnh, tự giáo dục bản thân mình. nghĩ và tựñiều chỉnh, tự giáo dục bản thân mình.

Ngôn ngữ bên trong không phải là phương tiện ñể giao tiếp, mà nó là cái vỏ của tư

duy. Ngôn ngữ bên trong có ñặc ñiểm là không phát ra âm thanh, và ở dạng rút gọn, cô

ñọng, nó ñược tồn tại dưới dạng những cảm giác vận ñộng do cơ chế ñặc biệt của nó qui

ñịnh. Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ thầm, ngoài ra nó còn một dạng gọi làì ngôn ngữ

thuần túy bên trong chỉ dành riêng cho bản thân.

Tóm lại: Ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên ngoài có quan hệ mật thiết với nhau, ngôn ngữ bên ngoài có trước, nó là nguồn gốc của ngôn ngữ bên trong. Hay nói cách khác ngôn ngữ bên ngoài là ngoại hình hoá của ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên trong chính là sự nội tâm hoá của ngôn ngữ bên ngoài.

Một phần của tài liệu tâm lý học đại cương (Trang 33 - 34)