Ngôn ngữ lập trình Objective-C

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình đa tác tử hút và đẩy cho phương pháp lọc cộng tác (Trang 46 - 47)

5. Kết cấu đề tài

3.2.1. Ngôn ngữ lập trình Objective-C

Vào đầu những năm 1980, Brad J. Cox đã thiết kế ra ngôn ngữ Objective-C dựa trên ngôn ngữ SmallTalk-80. Có thể hình dung rằng Objective-C là ngôn ngữ lập trình được đặt ở lớp trên của ngôn ngữ lập trình C truyền thống, điều này có nghĩa rằng ngôn ngữ C được bổ sung thêm các thành phần mở rộng (extensions) để hình thành nên một ngôn ngữ lập trình mới đó chính là Objective-C. Ngôn ngữ Objective-C này cho phép chúng ta tạo và quản lý các đối tượng (Objects).

Hình 3.1. Ngôn ngữ lập trình Objective-C

Từ năm 1988, Công ty NeXT Software nắm giữ bản quyền của ngôn ngữ Objective-C này. Họ đã phát triển các bộ thư viện và cả môi trường phát triển cho nó có tên là NEXTSTEP.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Đức 47 Năm 1994, NeXT Computer phối hợp với Sun Microsystems chuẩn hóa lại NEXTSTEP trong bản đặc tả tên là OPENSTEP. Bản hiện thực của OPENSTEP chính là GNUStep. Một hệ thống bao gồm cả Linux kenel và môi trường phát triển GNUStep lúc đó được gọi là LinuxSTEP.

Đến năm cuối tháng 12 năm 1996, hãng Apple đã mua lại công ty NeXT Software và môi trường NEXTSTEP/OPENSTEP đã trở thành thành phần cột lỗi của hệ điều hành OS X mà Apple giới thiệu sau này. Phiên bản chính thức của môi trường phát triển này do Apple giới thiệu ban đầu có tên là Cocoa. Bằng việc hỗ trợ sẵn ngôn ngữ Objective- C, đồng thời tích hợp một số công cụ phát triển khác như Project Builder (đây chính là tiền thân của Xcode) và Interface Builder, Apple đã tạo ra một môi trường mạnh mẽ để phát triển ứng dụng trên MAC OS X.

Đến năm 2007, Apple tung ra bảng nâng cấp cho ngôn ngữ Objective-C và gọi đó là Objective-C 2.0. Cho đến khi Apple chính thức giới thiệu iPhone vào năm 2007, các rất rất nhiều các nhà phát triển mong muốn được tham gia phát triển ứng dụng trên thiết bị mang tính cách mạng về công nghệ này. Ban đầu, Apple không khuyến khích việc tham gia phát triển ứng dụng từ bên thứ ba này mà chỉ cho phép các ứng dụng chạy trên nền web được chạy thông qua ứng dụng dạng trình duyệt Safari mà họ cấy sẵn trong iPhone. Điều này làm cho các ứng dụng khi muốn chạy phải yêu cầu kết nối tới máy chủ web host ứng dụng của các developers tham gia phát triển. Rõ ràng động tác này của Apple không thể đáp ứng nhu cầu của các nhà phát triển cho có rất nhiều hạn chế trong việc phát triển ứng dụng web-based như thế. Ngay sau đó, Apple đã trấn an giới phát triển ứng dụng bằng việc chính thức thông báo rằng các nhà phát triển sẽ có thể phát triển các ứng dụng thuần iPhone. Tức là các ứng dụng nằm trong iPhone và chạy trên hệ điều hành của iPhone giống như các ứng dụng có sẵn của Apple như Contacts, Stocks, Weather,...chạy trên thiết bị đặc biệt này.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình đa tác tử hút và đẩy cho phương pháp lọc cộng tác (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)