Tổng quan về mô hình

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình đa tác tử hút và đẩy cho phương pháp lọc cộng tác (Trang 34 - 38)

5. Kết cấu đề tài

2.3.1. Tổng quan về mô hình

Mô hình đề xuất sẽ sử dụng các tác tử với các lực hút và đẩy cho việc tổ chức dữ liệu trong mặt phẳng hai chiều và hiệu chỉnh cho phù hợp với bài toán tư vấn phim. Trong mô hình này, hướng tiếp cận được sử dụng là dựa trên sản phẩm (item-based). Do đó, mỗi bộ phim được đại diện bởi một tác tử / hình ảnh (poster của bộ phim) trong mặt phẳng hai chiều. Mỗi tác tử sẽ có một mảng chứa các đánh giá (giá trị trong đoạn [1,5]) của người dùng cho bộ phim đó.

Các tác tử này tương tác với nhau và sinh ra các lực hút hoặc lực đẩy giữa chúng. Hai tác tử là hút nhau khi độ tương tự giữa chúng là cao và đẩy nhau khi độ tương tự giữa chúng là thấp. Dựa trên việc tổng hợp các lực hút / đẩy tác dụng lên một tác tử, tác

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Đức 35 tử đó sẽ di chuyển đến vị trí mới. Tại vị trí mới này, tác tử lại tương tác với các tác tử láng giềng mới và lại tiếp tục di chuyển. Quá trình di chuyển sẽ kết thúc khi tác tử di chuyển về đúng vị trí của nó trong môi trường các tác tử và tạo thành môi trường ổn định. Cách thức hoạt động của các tác tử trong môi trường như vậy làm cho mô hình này trở thành một mô hình tự tổ chức (self – organization).

Sau khi môi trường đạt đến trạng thái ổn định, hai tác tử nằm gần nhau trong mặt phẳng hai chiều sẽ là hai tác tử giống nhau và có thể được dùng để tư vấn cho nhau.

Hình 2.4. Không gian của mô hình

Tiếp theo, khóa luận xin trình bày những nội dung cụ thể nhất về mô hình đề xuất như: môi trường, cách thức hoạt động của tác tử, cách thức tương tác của các tác tử, cách thức chọn láng giềng,...

1) Môi trường

Trong mô hình, môi trường được thể hiện qua không gian hai chiều, dữ liệu của chúng được lưu trữ trên hai trục x và y. Mô hình sẽ lặp liên tục sau mỗi bước thời gian, cứ mỗi bước lặp là một lần các tác tử thay đổi về mặt vị trí trong không gian. Với mỗi tác tử, hướng di chuyển của nó được sinh ra bằng cách tổng hợp các lực tác động từ các láng giềng lên nó. Sự di chuyển của các tác tử được thể hiện ở hình 2.5.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Đức 36

Hình 2.5. Môi trường của các tác tử 2) Tác tử phản ứng với môi trường

Các tác tử trong mô hình là tác tử phản ứng với môi trường, nghĩa là chúng không có bộ nhớ để lưu trữ hoạt động của mình. Hành động duy nhất của tác tử có thể làm là di chuyển. Điều này dẫn đến khả năng tăng tốc, phanh hoặc thay đổi hướng. Do đó, chuyển động của tác tử được gây ra bởi các lực áp dụng trực tiếp vào chính nó và lực quán tính có sẵn của bản thân nó. Hình 2.6 biểu diễn cách quản lý lực quán tính và lực áp dụng của tác tử trong mô hình, Ti tương ứng với một mốc thời gian nhất định và Ti +1 là mốc thời gian kế tiếp.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Đức 37

3) Tương tác giữa các tác tử

Tại mỗi bước lặp, các tác tử của hệ thống (toàn bộ hoặc không) sẽ tương tác với láng giềng của chúng. Những tương tác này được đặc trưng bởi các lực áp dụng giữa các tác tử với nhau. Các lực này thể hiện mong muốn thu hút hoặc đẩy lùi một tác tử, do đó các lực này được gọi là lực hút / đẩy. Các lực này gây ra chuyển động cho các tác tử. Đọc phần 2.3.2 để hiểu rõ về lực hút / đẩy trong mô hình này.

4) Phương pháp chọn láng giềng

Tại mỗi lần lặp, mỗi tác tử chỉ phản ứng với các tác tử nhất định trong một khu vực. Do mô hình luôn thay đổi và vận động nên tại mỗi lần lặp khu vực đó có thể sẽ thay đổi. Khái niệm về khu vực không giới hạn một khái niệm về khoảng cách trong không gian như thường lệ. Khóa luận đề xuất bốn chế độ lựa chọn láng giềng như sau:

Lân cận: Tất cả các tác tử trong bán kính cố định được coi là láng giềng.

Chọn Mẫu: Trong danh sách của vùng cận kề, lựa chọn ngẫu nhiên một vài tác

tử làm láng giềng chứ ko chọn toàn bộ.

Ngẫu nhiên: Các tác tử được lựa chọn ngẫu nhiên từ tất cả các tác tử trong mô

hình. Đây là loại khu vực có thể mở rộng phạm vi tương tác giữa các tác tử.

Vùng xác định: Các tác tử được chọn từ một khu vực xác định nào đó để làm láng

giềng. Lựa chọn này cho phép kiểm soát tương tác giữa các tác tử một cách chính xác.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Đức 38 Trong mô hình đề xuất, ở cấp độ địa phương tác giả chọn láng giềng ở vùng lân

cận. Sau đó, ở cấp độ toàn cục tác giả chọn láng giềng theo cách ngẫu nhiên. Để hiểu

rõ hơn về cấp độ địa phương và toàn cục, xin đọc phần 2.3.3.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình đa tác tử hút và đẩy cho phương pháp lọc cộng tác (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)