Mô hình tự tổ chức

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình đa tác tử hút và đẩy cho phương pháp lọc cộng tác (Trang 41 - 43)

5. Kết cấu đề tài

2.3.3. Mô hình tự tổ chức

Trong quá trình mô hình này hoạt động, các tác tử sẽ di chuyển dần về vị trí ổn định theo một lộ trình không định trước. Việc di chuyển phụ thuộc vào môi trường xung quanh như thế này là giống với việc tự tổ chức của các thuật toán tự tổ chức (self- organization) trong lĩnh vực máy học. Do đó, kết quả của mô hình này ngẫu nhiên lại là

kết quả của một mô hình tự tổ chức. Đó là một kỹ thuật mạnh mẽ và hiện đại.

Tuy nhiên, tương tự như mô hình của Cao Hồng Huệ [4], mô hình này phải sử dụng hai cấp độ: cấp độ địa phương và cấp độ toàn cục.

Cấp độ địa phương: Các tác tử lựa chọn láng giềng trong một phạm vi nhỏ, cụ

thể là các láng giềng có vị trí lân cận. Việc này giống như chia không gian trong môi trường thành từng khu vực riêng để hoạt động độc lập. Lực địa phương được tạo ra từ các tác tử giúp chúng gom cụm thành các nhóm nhỏ nằm rải rác trong không gian.

Bởi vì phạm vi láng giềng là nhỏ nên tính chính xác của mô hình là không cao. Do đó, mô hình cần có cấp độ toàn cục để phá vỡ các mối liên hệ ở địa phương, nhằm gom các nhóm nhỏ lại với nhau để tăng độ chuẩn xác cho mô hình.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Đức 42

Cấp độ toàn cục: Các tác tử lựa chọn láng giềng trong phạm vi lớn, các láng giềng đó có vị trí ngẫu nhiên trong mô hình. Lực sinh ra trong cấp độ này được gọi là lực toàn cục. Kết hợp lực địa phương đã nêu ở trên và lực toàn cục, ta được một lực kết quả mà quy tắc tổng hợp lực ở phần 2.3.2 đã đề cập. Chức năng của hai cấp độ này được thể hiện ở hình 2.11.

Hình 2.11. Mô phỏng trên mức độ toàn cục và địa phương

Ta rất dễ nhận thấy rằng, ở cấp độ địa phương, các tác tử được phân nhóm thành các nhóm màu khác nhau, nhưng trong đó vẫn tồn tại các nhóm cùng màu nhưng lại xa nhau. Còn ở cấp độ toàn cục, màu trong mô hình đã được sắp xếp theo một trật tự nhất định, các màu giống nhau sẽ có vị trí gần nhau và ngược lại. Hình 2.11 đã mô tả được cách thức hoạt động của một mô hình tự tổ chức điển hình.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Đức 43

Chương 3

HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM TƯ VẤN PHIM SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐA TÁC TỬ HÚT VÀ ĐẨY

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình đa tác tử hút và đẩy cho phương pháp lọc cộng tác (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)