2.2.2.1 Danh mục các loại vật liệu, CCDC chính của đơn vị
Nguyên vật liệu chính: gạch, đá, sỏi, cát, xi măng, sắt, thép…..
2.2.2.2 Phân loại và đánh giá vật liệu,CCDC của đơn vị
a) Phân loại công cụ dụng cụ
* Căn cứ theo cách phân bổ và chi phí CCDC được chia thành - Loại phân bổ 100% (1lần)
- Loại phân bổ nhiều lần.
* Căn cứ theo nội dung CCDC bao gồm - Quần áo bảo hộ lao động
- CCDC khác
* Căn cứ theo yêu cầu quản lý và yêu cầu ghi chép kế toán CCDC bao gồm: - CCDC
- Bao bì luân chuyển - Đồ dùng cho thuê
* Căn cứ theo mục đích và nơi sử dụng CCDC bao gồm - CCDC dùng cho sản xuất kinh doanh
- CCDC dùng cho quản lý
- CCDC dùng cho các nhu cầu khác
b) Phân loại vật liệu.
- Căn cứ vào vai trò tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu được chia làm các loại như sau
+ NVL chính: đối tượng lao động chính chủ yếu là doanh nghiệp xây lắp khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm như Xi măng, sắt, thép,….
Trong ngành xây dựng còn phải phân biệt vật liệu xây dựng và thiết bị xây dựng. Các loại này đều là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm của xây dựng, các hạng mục của công trình xây dựng nhưng chúng có sự khác nhau:
• Vật liệu xây dựng: Là sản phẩm của côn nghiệp chế biến được sử dụng trong đơn vị xây dựng để tạo nên sản phẩm, các hạng mucj công trình như: gạch, ngói, xi măng, sắt,thép,…
• Vật liệu kết cấu: Là những bộ phận của công trình xây dựng mà đơn vị xây dựng tự sản xuất hoặc mua của đơn vị khác để lắp đặt sản phẩm của đơn vị mình như: thiết bị vệ tinh, thông gió, hệ thống thu lôi,…
+ NVL phụ: Là loại vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất nhưng không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm, được sử dụng trong sản xuất để làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý, bao bì sản phẩm như: sơn, bao bì,…
+ Nhiên liệu: là những thứ vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh như: xăng, dầu, than,....
+ Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc thiết bị phương tiện vận tải.
+ Phế liệu: là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản có thể sử dụng hay bán ra ngoài.
+ Vật liệu khác: bao gồm vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên như bao bì vật đóng gói.
- Căn cứ vào các nguồn gốc NVL thì toàn bộ nguyên vật liệu của doanh nghiệp được chia thành:
+ NVL mua ngoài
+ NVL tự chế biến, gia công
- Căn cứ vào mục đích nơi sử dụng vật liệu thì toàn bộ NVL của công ty được chia thành:
+ NVL trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh
+ NVL dùng cho các nhu cầu khác: quản lý phân xưởng, tiêu thụ sản phẩm
2.2.2.3 Phương pháp hạch toán chi tiết và tổng hợp vật liệu, CCDC
Tính giá nguyên vật liệu là một trong những công tác quan trọng trong việc tổ chức kế toán vật tư. Tính giá NVL là dùng tiền để tính giá trị của NVL. Việc tính giá NVL phải chuẩn mực kế toán số 02 –Hàng tồn kho, theo chuẩn mực này hàng tồn kho phải được tính theo chuẩn mực thực tế ( giá gốc ) và trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần thực hiện được.
2.2.2.4 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán về vật liệu, CCDC
Sơ đồ 2.8: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán vật liệu, CCDC
Chú thích: : Ghi hằng ngày : Đối chiếu : Ghi cuối tháng HĐ GTGT, PNK, PXK, Bảng phân bổ Bảng kê số 3, 6 Sổ nhật ký chung 152, 153
Thẻ kho, sổ chi tiết NVL, CCDC
Sổ cái TK 152, 153 Bảng tổng hợp chi tiết NVL, CCDC
Bảng cân đối số phát sinh