Giải pháp xử lý nước thải đảm bảo an toàn môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản vùng trũng tỉnh Ninh Bình (Trang 106 - 116)

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.7.Giải pháp xử lý nước thải đảm bảo an toàn môi trường

Thông thường, khi vụ nuôi kết thúc, người nuôi thường tháo cạn nước trong ao vào các vực nước gần đó và để cải tạo ao chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp. . Với sự hiểu biết giới hạn của nông dân ngoài công việc đầu tư cho xây dựng ao nuôi, thức ăn, thì việc kiểm soát chất lượng nước thải ra môi trường thực tế chưa được quan tâm đầu tư.Hệ thống nuôi xả nước tự do kiểu truyền thống này sẽ tạo thành vấn đề về chất lượng nước của môi trường chung quanh. Chất thải bắt nguồn từ thức ăn không ăn hết, phân và chuyển hoá dinh dưỡng là nguồn gốc chủ yếu của các chất gây ô nhiễm ở các vùng nuôi chưa có quy hoạch.Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, photpho và các chất dinh dưỡng khác, gây nên sự siêu dinh dưỡng và rộng dinh dưỡng, kèm theo sự tăng sức sản xuất ban đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm ôxy hoà tan và tăng BOD, COD, sulfit hydrrogen, ammoniac và hàm lượng methan trong vực nước tự nhiên.Cộng thêm việc sử dụng kháng sinh đã gây nên sức chống chịu thuốc ở vi sinh vật và có vết trong mô của ký chủ. Sử dụng thuốc điều trị và hoá chất gây tác động bất lợi đối với sinh vật phù du và sinh vật đáy do ảnh hưởng độc tố sinh thái học (ecotoxic) của chúng.

Bên cạnh các vấn đề về quy hoạch, kỹ thuật nuôi, kinh tế và xã hội, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển bền vững cho các vùng

nuôicá rô phi thâm canh là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Nhưng quan trọng hơn, bảo vệ môi trường trong sạch cho vùng nuôi cũng chính là tạo điều kiện trực tiếp cho môi trường sống của vùng nuôi, góp phần làm tăng hiệu quả nuôi trồng, giảm giá thành sản xuất, dần hướng tới mô hình nuôi cá rô phi xuất khẩu.

Có một số phương pháp giảm thiểu tác động của chất thải sau khi nuôi nhưng đối với vùng nghiên cứu đề xuất hai phương án khả thi tại thời điểm hiện tại:

a.Dùng nước thải nuôi cá rô phi để tưới cho đồng cỏ hoặc hoa màu:

Nước thải sau khi ra khỏi ao nuôi có thể tập trung lại, sau đó thải vào các đồng lúa hoặc đồng cỏ đang trong thời kỳ phát triển. Hoặc có thể theo hệ thống dẫn

tưới tiêu cho hoa màu. Với hình thức này năng suất thu được từ hoa màu rất cao đồng thời cũng không gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường cho các vùng nuôi tôm tập trung. Phương pháp này rất khả thi vì trong vùng nghiên cứu có vùng trồng rau màu tập trung.

b.Xử lý nước thải bằng phương pháp hồ sinh học

- Nước thải tháo ở đáy ao nuôi vào những tháng cuối vụ thường có những yếu tố nhiễm bẩn. Theo kết quả đo đạc trong một số cơ sở nuôi thủy sản thâm canh nông nghiệp, các trị số ô nhiễm nguồn nước tối đa trong ao như sau:

+ BOD5 ở vào khoảng: 50-80mg/l + COD ở vào khoảng: 100-150mg/l + Chất rắn lơ lửng: SS= 100-150mg/l

- Nước ao nuôi được thải từ các cống tiêu nước riêng cho từng ao. Lượng nước thải trong từng ao nuôi sẽ được dẫn vào mương tiêu, sau đó được tập trung vào ao xử lý, từ ao xử lý nước thải được dẫn trở lại kênh tiêu qua cống tiêu ra ngoài sông. Trường hợp khi nước ngoài sông lớn không thể tháo tự chảy thì ta dùng bơm tiêu động lực qua kênh xả qua cống xả qua đê ra ngoài sông. Chu kỳ tháo nước trong 4 ngày đầu, 6 ngày sau thì dừng lại, không tháo tiếp để cho các quá trình sinh, lý, hóa học thực hiện tốt việc khử các chất cặn bẩn, vi sinh vật trong hệ thống xử lý hồ sinh học. Giai đoạn đoạn 6 ngày này thì phải thoả thuận với người quản lý chung về cấp thoát nước và nước của ao này khi tháo ra phải được xử lý trong mương tiêu, sau đó rồi mới được tháo ra sông.

KẾT LUẬN Các nội dung đạt được trong luận văn

Với những kiến thức cơ bản đã được học trong chương trình đào tạo cao học tại Trường Đại học Thủy lợi kết hợp với những kiến thức thực tiễn trong quá trình sản xuất, tác giả đã tập trung nghiên cứu và phân tích chế độ thủy văn, thủy lực phục vụ đề xuất giải pháp quy hoạch đảm bảo phát triển bền vững khu nuôi trồng thủy sản 3 xã Quỳnh Lưu, Phú Lộc và Sơn Thành thuộc huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh đó, do tác động của con người trong quá trình hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển ồ ạt khiến môi trường tự nhiên cụ thể nhất là môi trường chất lượng nước bị đe dọa nghiêm trọng, trở thành một nguy cơ tiềm tàng về báo động lây nhiễm nguồn nước ô nhiễm và mầm bệnh cho vùng nghiên cứu và vùng lân cận đe dọa đến tài sản của nhânh dân, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và an ninh trật tư xã hội vùng nghiên cứu .

Việc quy hoạch và đề ra các giải pháp hoạch, xử lý, đề xuất các giải pháp cơ sở hạ tầng hạn chế phát triển khu nuôi trồng thủy sản thiếu quy đảm bảo an toàn dân sinh, công trình đê điều, , phòng ngừamầm bệnh lây lan là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế, sản phẩm thủy sản đầu ra đòi hỏi yêu cầu về tính sạch bệnh cao. Các nội dung nghiên cứu trong luận văn đã đạt được như sau :

1. Hình thành vùng nuôi tập trung quy mô khoảng 530 ha tại 03 xã Quỳnh Lưu, Phú Lộc, Sơn Thành thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình phục vụ cho hình thức nuôi trồng thuỷ sản thâm canh chủ lực là nuôi cá rô phi đơn tính ghép với các đối tượng là cá truyền thống, năng suất đạt từ 5-13 tấn/ha/vụ, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu thuỷ sản; phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường và đảm bảo tính bền vững; giải quyết công ăn việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng nghiên cứu.

2. Tính toán đượ

c nhu cầu nước cho vùng quy hoạch.

3. Xác định nguồn nước và kiểm tra khả năng đáp ứng của nguồn nước cả về chất lượng và số lượng.

4. Xác định được hệ thống cấp thoát nước trong vùng nghiên cứu bao gồm công trình đầu mối và hệ thống kênh.

5. Nghiên cứu đã sử dụng các mô hình toán như mô hình MIKE 11 để tính toán mô phỏng chế độ thủy động lực học của hệ thống sông chính trong khu vực. Kết quả tính toán cho thấy với dự án quy hoạch được thực hiện thì các sông trong hệ thống đảm bảo khả năng cấp nước cả về lưu lượng và chất lượng.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU --- 1

1. Tính cấp thiết của đề tài --- 1

2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài --- 3

2.1. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. --- 3

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài --- 3

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu --- 3

3.1. Nội dung nghiên cứu --- 3

3.2. Phương pháp tiếp cận --- 4

3.3. Phương pháp nghiên cứu --- 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU --- 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1. Đặc điểm tự nhiên --- 6 1.1.1. Vị trí địa lý --- 6 1.1.2. Địa hình --- 11 1.1.3. Khí hậu --- 12 1.1.4. Địa chất --- 14 1.1.5. Thủy văn --- 15

1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu --- 31

1.2.1 Dân số --- 31

1.2.2. Văn hóa – Giáo dục – Y tế --- 31

1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật --- 31

1.2.4. Tình hình an ninh trật tự xã hội --- 32

1.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản của vùng nghiên cứu --- 32

1.3.1. Tổ chức quản lý và sản xuất thủy sản tại địa phương --- 32

1.3.2. Đặc điểm nguồn nước trong các vùng nuôi trồng thủy sản --- 33

1.3.3. Điều kiện cung ứng dịch vụ kỹ thuật, vật tư con giống --- 34

1.3.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm --- 34

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TRỒNG

THỦY SẢN --- 38

2.1 Tổng quan tình hình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản trong nước 38 2.2. Tổng quan tình hình nuôi trồng thủy sản tại Ninh Bình --- 42

2.3. Lựa chọn đối tượng chủ lực quy hoạch cho vùng quy hoạch --- 45

2.4. Lựa chọn quy trình công nghệ --- 50

2.5. Tính toán nhu cầu nước cho ruộng lúa --- 53

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản vùng trũng tỉnh Ninh Bình (Trang 106 - 116)