Tổng quan tình hình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản vùng trũng tỉnh Ninh Bình (Trang 38 - 45)

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1Tổng quan tình hình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản trong nước

Ngành thủy sản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Giai đoạn 2001-2011, kinh tế thủy sản đóng góp vào GDP chung toàn quốc khoảng bình quân trên 3%, ngành thủy sản góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, và giải quyết vệc làm cho khoảng trên 4 triệu lao động thủy sản, trong đó có trên 1,89 triệu lao động chuyên thủy sản còn lại là lao động thủy sản kết hợp, góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Trong những năm qua, sản xuất thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận cả về sản lượng và giá trị. Theo Tổng Cục thống kê năm 2011, tổng sản lượng thủy sản đạt trên 5,2 triệu tấn (tăng gấp 6,1 lần so với năm 1990, bình quân tăng 9,46%/năm trong 20 năm); sản lượng nuôi trồng đạt 2,93 triệu tấn (tăng gấp 18,08 lần so với năm 1990, bình quân tăng 15,57%/năm, 20 năm qua); sản lượng KTTS đạt trên 2,52 triệu tấn (tăng gấp 3,44 lần so với năm 1990, bình quân tăng 6,36%/năm, 20 năm), thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu đến 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt trên 6,11 tỷ USD (tăng gấp 29,8 lần so năm 1990, bình quân tăng 18,5%/năm). Năm 2012 Việt Nam XK thủy sản với tổng giá trị đạt 6,2 tỷ USD tăng trên 1% so với năm 2011. Đặc biệt trong 20 năm qua tôm nước lợ và cá tra là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực, năm 2011 đạt kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 2,39 tỷ USD và 1,8 tỷ USD, góp phần khẳng định ngành thủy sản luôn trong tốp đầu các mặt hàng xuất khẩu của nước ta và Việt Nam thuộc trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.

Dưới sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam cũng không tránh khỏi hệ lụy lớn mà sự thay đổi bất thường của thiên nhiên mang lại. Hạn hán nghiêm trọng, kéo dài trên diện rộng các tỉnh Đông Nam bộ,Tây Nguyên, duyên hải miền Trung đến miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng với mức độ gây thiệt hại chỉ đứng thứ 3 sau lũ, bão. Ngoài ra, hạn hán còn biến những khu đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thành những vùng sa mạc hóa (hay hoang mạc hoá) phân bố trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi, những vùng đất trống, đất cát ven biển và đất nghèo bị suy thoái. Phần còn lại là các khu vực đụn cát, bãi cát di động tại các tỉnh ven biển miền Trung, tập trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Nhằm tăng khả năng sử dụng đất, đưa lại giá trị kinh tế cao cho người dân, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 224/199/QDD-TTg và nghị quyết số 09/2000/NQ-CP cho phép chuyển đổi đất nhiễm mănj, đất làm muối và đất trồng lúa kém hiệu quả sang mục đích nuôi trồng thủy sản. Lợi nhuận từ nuôi trồng thủy sản , nhất là nuôi cá rô phi vùng đất cach tác kém hiệu quảđem lại cao gấp nhiều lần so với các ngành sản xuất khác trong ngành nông nghiệp mang lại. Điển hình chúng ta có thể so sánh, nếu cây lúa ở những vùng trũng được trồng mỗi năm 1-2 vụ, vụ nào cũng cho năng suất thấp như mấy năm nay đồng . Rõ ràng hiệu quả kinh tế của cây lúa ở đây chẳng là gì so với nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá rô phi trên mỗi ha tôm người nông dân dư sức thu lời cả trăm triệu đồng/1 năm, mức lợi nhuận mà có nằm mơ, người trồng lúa cũng không bao giờ có được.

Nếu so sánh tỉtrọng đầu tư và hiệu quả kinh tế, rõ ràng phát triển thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản là rất thiết thực, hiệu quả cao.

Tuy nhiên ngay từ ban đầu đầu tư hệ thống thủy lợi với mục tiêu chủ yếu là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia tiến tới Việt Nam là nước xuất khẩu gạo trên Thế Giới, đến nay, cả nước đã có 75 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 60.000 tỷ

đồng (chưa kể giá trị đất và công sức nhân dân đóng góp). Các công trình thuỷ lợi còn tưới trên 1 triệu ha rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Hàng tỷ đồng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kênh mương thủy lợi phục vụ dân sinh kinh tế nhưng không phát huy hết hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực Nông nghiệp và đặc biệt là Thủy sản khi mà các vùng nuôi trồng thủy sản vẫn phải dùng ké hệ thống thủy lợi phục vụ trồng trọt. Hầu hết các công trình thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản hiện nay làdùng chung hoặc chuyển đổi công năng từ công trình phục vụ trồng trọt. Chính vì vậy mà chỉ có một đường mương duy nhất vừa cấp nước vừa thoát nước. Đây là một trong những lý do khiến dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Trong khi yêu cầu cơ bản của hệ thống thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản trước hết phải bảo đảm có nguồn nước sạch, có hệ thống xử lý và điều tiết cung cấp nước theo yêu cầu cho từng vùng nuôi, từng đối tượng nuôi với các tiêu chuẩn và chỉ số biểu thị thích hợp; có hệ thống thoát nước chủ động và được kiểm soát, cảnh báo môi trường nước theo một quy trình khắt khe...Tất cả những yêu cầu trên phải thiết kế và xây dựng thành một hệ thống hoàn chỉnh, chủ động trong điều tiết và kiểm soát; có như vậy mới bảo đảm biện pháp nước là hàng đầu để nuôi trồng thủy sản ổn định và bền vững.

Thời gian qua, công tác quy hoạch, thiết kế và thi công xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở một số nơi đã có những tiến bộ, tiếp cận và đề ra được quy trình kiểm soát nước thích hợp. Một số vùng nuôi trồng thủy sản đã được đầu tư khá lớn hệ thống cấp, xử lý và thoát nước, góp phần tăng năng suất, sản lượng.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch và xây dựng thủy lợi cho thủy sản vẫn còn nhiều hạn chế, nổi lên là: thiếu quy hoạch, thiết kế chi tiết phù hợp từng đối tượng và vùng nuôi trồng thủy sản; không được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh, tình trạng sử dụng chung một đường cấp nước và tiêu nước, xen kẽ giữa vùng nuôi trồng thủy sản với trồng cây nông nghiệp, giữa nuôi trồng thủy sản nước mặn với vùng nuôi nước ngọt, hoặc mặn lợ,...

Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là giá trị xuất khẩu thủy sản mỗi năm mang về 5 - 6 tỷ USD, nhưng đầu tư thủy lợi cho thủy sản quá nghèo nàn, chưa hợp lí và thiếu quy hoạch, môi trường nuôi không đực xử lí. Hệ thống cấp thoát nước trong nuôi trồng thủy sản chung một đường nước với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, khi có dịch bệnh dễ bị lây lan trên diện rộng từ ao, đầm này sang ao, đầm khác. Bên cạnh đó, hóa chất tồn dư trong sản xuất nông nghiệp theo thủy lợi chảy vào ao nuôi, khiến tình trạng tôm, cá bị nhiễm dư lượng kháng sinh càng căng thẳng, gây thiệt hại cho người chăn nuôi và ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chế biến thủy sản. Nhiều lô hàng nhiễm dư lượng kháng sinh xuất khẩu đã bị trả về.

Thực hiện phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020. Theo đó đến năm 2020, phấn đấu sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 3,5%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 7% năm. Sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa đạt 950 nghìn tấn, tăng trưởng bình quân 3,3%/năm. Giá trị chế biến tiêu thụ nội địa tăng trưởng bình quân 5,8%/năm. Tổng công suất chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đạt 2,13 triệu tấn sản phẩm/năm, hệ thống kho lạnh đạt công suất 1,1 triệu tấn. Tổng công suất chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đạt 2,13 triệu tấn sản phẩm/năm. Hệ thống kho lạnh công suất đạt 1,1 triệu tấn. Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt 60-70% khối lượng sản phẩm chế biến. Tỷ lệ đổi mới máy và thiết bị chế biến đạt 12-15%/năm. 100% cơ sở chế biến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với thị trường xuất khẩu, quy hoạch ưu tiên xây dựng và thực hiện chương trình phát triển các thị trường trọng điểm, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nhóm sản phẩm chủ lực, trước mắt là tôm sú, cá tra, cá ngừ và các sản phẩm chế biến sâu. Tập trung phát triển và

giữ vững các thị trường truyền thống, các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ...

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát vừa phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản với mục tiêu là duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệuquả và khảnăng cạnh tranh thông qua tăngnăngsuất,chất lượng và giá trị gia tăng. Đề án này được kỳ vọng là sẽ giúp cải thiện cơ bản những bất cập của ngành thủy sản trong thời gian qua với hàng loạt các giải pháp như tập trung sản xuất thâm canh, áp dụng công nghệ cao, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp hạtầng vùng nuôi, liên kết và tổchức theo chuỗisảnphẩm.

Từ đó đặt ra hướng đến phát triển bền vững cho ngành thủy sản trong tương lại, Tổng cục Thủy sản cần phối hợp với Tổng cục Thủy lợi để quy hoạch những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung chủ động đề xuất giải pháp để đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản , để mang nguồn nước sạch bệnh và ổn định để phục vụ nuôi trồng thủy sản đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Với bối cảnh hiện nay đầu tư thủy lợi phục vụ thủy sản là hiệu quả nhất, các dự án thủy lợi phục vụ thủy sản ở các vùng đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi mục đích sử dụngđề xuất các mô hình ao nuôi, sơ đồ hệ thống cung cấp nước mặn, nước ngọt, hệ thống xử lý nước thải cho vùng nuôi đảm môitrường nuôi trồng bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từng vùng và hiệu quả của vốn đầu tư là rất có ý nghĩa, đáp ứng mong mỏi bấy lâu nay của bà con vùng nông thôn.

2.2. Tổng quan tình hình nuôi trồng thủy sản tại Ninh Bình

Những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt nói riêng. Những kết quả đạt được về nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, góp phần tích cực vào thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ninh Bình có hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Ngoài việc khuyến khích nông dân tận dụng tối đa diện tích mặt nước sẵn có, tỉnh Ninh Bình còn vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ những chân ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng trồng thủy sản hoặc xây dựng mô hình kết hợp lúa - cá. Nhờ đó, những năm qua nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt của tỉnh Ninh Bình phát triển khá nhanh về diện tích, sản lượng, giá trị và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh.

Theo báo cáo của Chi cục Thuỷ sản tỉnh, năm 2013 tỉnh Ninh Bình có tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là trên 10.200 ha, trong đó diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt trên 7.500 ha/tăng 246 ha so với năm 2012. Tổng sản lượng nuôi vùng nước ngọt ước đạt trên 19.000 tấn tăng 2.000 tấn so với năm 2012.

Các đối tượng nuôi đã đa dạng hơn, ngoài đối tượng chính là những con nuôi truyền thống có hiệu quả kinh tế, ít đòi hỏi về mặt kỹ thuật nuôi, rủi ro thấp và có thị trường tiêu thụ ổn định như cá trắm, chép, mè, trôi… thì những năm gần đây qua việc xây dựng mô hình, tỉnh Ninh Bình đã khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích một số đối tượng mới có hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các đối tượng truyền thống góp phần tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế trong nuôi thủy sản nước ngọt, như: cá lóc bông, cá trắm đen, cá chép lai… Nhiều địa phương đã xây dựng được những vùng sản xuất tập trung cho hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha như ở xã Khánh Thành (Yên Khánh), xã Yên Thắng (Yên Mô), Gia Xuân (Gia Viễn),…

Để chủ động về nguồn giống cung cấp cho các hộ nuôi, tỉnh Ninh Bình còn chú trọng đầu tư phát triển sản xuất giống thủy sản nước ngọt. Năm 2013, Trung tâm Giống thuỷ sản nước ngọt tỉnh đã sản xuất được trên 7,7 triệu con cá bột các loại (cá rô đầu vuông, cá rô tổng trường, cá chuối, cá chép lai). Bên cạnh đó, ngành thuỷ sản tỉnh còn triển khai một số dự án sản xuất giống như: Dự án hỗ trợ sản xuất giống cá chép tại Gia Viễn sản xuất được 20,2 triệu con cá bột và ương nuôi thành công 3,2 triệu cá chép hương chất lượng cao cung cấp nhu cầu con giống của nhân dân sản xuất thuỷ sản trong vùng.

Mặc dù nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt của tỉnh những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, diện tích, sản lượng, giá trị đều tăng nhưng hình thức nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh cải tiến và bán thâm canh, còn thâm canh vẫn ở quy mô nhỏ; cơ sở hạ tầng vùng sản xuất còn rất hạn chế, sản xuất chủ yếu vẫn mang tính tự phát, manh mún, thiếu kiểm soát nên việc đầu tư vốn và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Đối tượng nuôi chủ yếu vẫn là các loại truyền thống nên sản lượng và giá trị sản xuất không cao, còn các đối tượng mới đòi hỏi người nuôi phải nắm chắc kỹ thuật nên việc nhân rộng diện tích còn gặp khó khăn.

Việc xây dựng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt có hiệu quả cao đã thành công nhưng chậm được nhân rộng, các vùng nuôi tập trung đã hình thành nhưng phát triển chậm. Sản xuất giống tại chỗ đã được quan tâm nhưng chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương, đặc biệt là các giống thuỷ sản chủ lực. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực nuôi thuỷ sản nước ngọt còn thiếu, đặc biệt là các vùng sản xuất trọng điểm thiếu cán bộ có chuyên môn kỹ thuật.

Để thuỷ sản nước ngọt phát triển bền vững, thời gian tới ngành thuỷ sản tỉnh cần đánh giá cụ thể về tiềm năng, thế mạnh, thực trạng của nuôi thuỷ sản nước ngọt, từ đó có những tham mưu cho tỉnh xây dựng quy hoạch cụ thể, chi tiết cho từng vùng, từng địa phương, từng đối tượng nuôi, đồng thời có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ người nuôi kịp thời, hiệu quả. Đẩy mạnh đầu tư sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt tại địa phương để chủ động nguồn giống, đảm bảo chất lượng và giá thành.

Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển giao công nghệ và hoạt động khuyến ngư như: Tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho ngư dân; tuyên truyền về nội dung, thời gian, mùa vụ; khuyến khích áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn VietGap trong nuôi trồng thuỷ sản và công nghệ nuôi theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản vùng trũng tỉnh Ninh Bình (Trang 38 - 45)