- Thứ nhất, Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; cương quyết phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm trong thực thi công vụ; tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
- Thứ hai, Đổi mới phương pháp, hình thức và nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm soát chất lượng kiểm toán, trong đó lưu ý công tác tự kiểm tra kiểm soát của các KTNN chuyên ngành, khu vực. Đối với các trường hợp liên quan đến bên thứ 3 như Ban quản lý dự án, nhà thầu... cần xác định rõ nội dung, phạm vi, giới hạn và thực hiện nghiêm quy định phải báo cáo xin phép và chỉđược thực hiện khi có phê duyệt cụ thể của Trưởng đoàn kiểm toán và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo kết quả làm việc.
- Thứ ba, Đề cao vai trò của Thủ trưởng đơn vị và gắn với trách nhiệm quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát đội ngũ cán bộ công chức, KTV trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả của Hội đồng cấp Vụ trong việc thẩm định Kế hoạch kiểm toán và Báo cáo kiểm toán. Phát huy tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tổng hợp trong tham mưu giúp việc Thủ trưởng đơn vị kiểm soát chất lượng kiểm toán, soát xét Kế hoạch kiểm toán, Báo cáo kiểm toán trước khi ký phát hành. Tăng cường cán bộ có chuyên môn, phẩm chất đạo đức về công tác tại Phòng Tổng hợp.
- Thứ tư, Duy trì nghiêm chế độ báo cáo định kỳ về tiến độ và kết quả kiểm toán theo từng cấp; nâng cao chất lượng kiểm toán tổng hợp đểđánh giá công tác quản lý điều hành và việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
- Thứ năm, Thực hiện tập huấn trao đổi nghiệp vụ trước khi triển khai kiểm toán, bố trí công việc phù hợp với nghiệp vụ chuyên môn của KTV. Thực hiện chế độ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán của từng KTV sau mỗi đợt kiểm toán làm cơ sở đểđánh giá cán bộ hàng năm.