Trong các tổ chức kiểm toán, KTV luôn được coi là “tài sản” lớn nhất, có tầm quan trọng quyết định đến chất lượng hoạt động.
Chất lượng đội ngũ KTV phụ thuộc chủ yếu vào chính sách cán bộ, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn và thu nhập của KTV: Để có được đội ngũ KTV có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức đáp ứng được yêu cầu công việc kiểm toán thì cơ quan KTNN phải có hệ thống các quy chế thích hợp về tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nghiệp vụ, quy chế đề bạt kiểm toán viên, đồng thời nhà nước phải bảo đảm cho KTV có mức thu nhập thích hợp để họ yên tâm công tác, chí công vô tư khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Nếu một trong những vấn đề nêu trên trong chính sách cán bộ thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng KTV và chất lượng kiểm toán.
Kết luận chương 1
Lịch sử phát triển đã cho thấy rằng để nền kinh thế phát triển ổn định bền vững thì Nhà nước phải sử dụng ngân sách để chi cho đầu tư XDCB. Nhà nước đầu tư vào các ngành then chốt, các công trình kinh tế mũi nhọn có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Để việc chi ngân sách cho đầu tư được sử dụng hiệu quả, đúng quy định Kiểm toán nhà nước cần tiến hành kiểm toán trong lĩnh vực chi đâu tư XDCB. Tổ chức công tác kiểm toán là một vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quyết định sự thành công và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Kiểm toán chi đầu tư XDCB trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương là quy trình gốm 4 bước: Chuẩn bị kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Lập và gửi báo cáo kiểm toán và Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG