Đặc điểm công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản tại các địa phươ ng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán ngân sách địa phương cấp huyện” (Trang 26)

địa phương

Nhìn chung công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản tại các địa phương đều trải qua 03 giai đoạn: Giai đoạn lập dự toán chi ngân sách, giai đoạn chấp hành chi ngân sách và giai đoạn kiểm toán và quyết toán chi ngân sách. Hiện nay có rất nhiều văn bản của nhà nước ban hành nhằm tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước như: Chỉ thị 1792 ngày 15/10/2011; chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư xây dựng và xử lý nợđọng xây dựng cơ bản; chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợđọng xây dựng cơ bản tại các địa phương... Bên cạnh đó còn có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng như Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Nghịđịnh 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình, ...

Công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản tại các địa phương là khác nhau và thay đổi qua các năm. Trong khi đó KTNN chưa thành lập được một hệ thống thông tin, về hồ sơ kiểm toán tại các đơn vị giúp KTV nắm bắt được kịp thời các thông tin, diễn biến tại các đơn vịđược kiểm toán.

1.5.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ của KTNN

Hiện nay kế hoạch kiểm toán và báo cáo kiểm toán phải trải qua nhiều khâu kiểm tra kiểm soát trong nội bộ ngành: trước khi phát hành phải được thẩm định bởi Vụ Chếđộ kiểm soát chất lượng và Vụ tổng hợp.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán được kiểm tra giám sát của tổ kiểm soát chất lượng thuộc phòng Tổng hợp; và Vụ kiểm soát chất lượng của KTNN.

Do có nhiều sự kiểm tra đôi khi bị chồng chéo làm ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán và thời gian phát hành báo cáo kiểm toán trong quy trình kiểm toán.

1.5.4. Chính sách cán bộ

Trong các tổ chức kiểm toán, KTV luôn được coi là “tài sản” lớn nhất, có tầm quan trọng quyết định đến chất lượng hoạt động.

Chất lượng đội ngũ KTV phụ thuộc chủ yếu vào chính sách cán bộ, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn và thu nhập của KTV: Để có được đội ngũ KTV có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức đáp ứng được yêu cầu công việc kiểm toán thì cơ quan KTNN phải có hệ thống các quy chế thích hợp về tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nghiệp vụ, quy chế đề bạt kiểm toán viên, đồng thời nhà nước phải bảo đảm cho KTV có mức thu nhập thích hợp để họ yên tâm công tác, chí công vô tư khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Nếu một trong những vấn đề nêu trên trong chính sách cán bộ thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng KTV và chất lượng kiểm toán.

Kết luận chương 1

Lịch sử phát triển đã cho thấy rằng để nền kinh thế phát triển ổn định bền vững thì Nhà nước phải sử dụng ngân sách để chi cho đầu tư XDCB. Nhà nước đầu tư vào các ngành then chốt, các công trình kinh tế mũi nhọn có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Để việc chi ngân sách cho đầu tư được sử dụng hiệu quả, đúng quy định Kiểm toán nhà nước cần tiến hành kiểm toán trong lĩnh vực chi đâu tư XDCB. Tổ chức công tác kiểm toán là một vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quyết định sự thành công và hiệu quả của cuộc kiểm toán.

Kiểm toán chi đầu tư XDCB trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương là quy trình gốm 4 bước: Chuẩn bị kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Lập và gửi báo cáo kiểm toán và Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN

NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

2.1. Thực trạng công tác quản lý đầu tư XDCB trong thời gian qua ở huyện Đông Anh, huyện Phúc Thọ ở huyện Đông Anh, huyện Phúc Thọ

2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm chung huyện Đông Anh, huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội

- Huyện Đông Anh là một huyện ngoại thành phía Bắc của thành phố Hà Nội, phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và thị xã Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh, Phía Nam giáp sông Hồng, phía Đông Nam giáp sông Đuống, giáp quận Long Biên và huyện Gia Lâm; phía Tây giáp huyện Mê Linh, phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn. Đông Anh nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ Đô Hà Nội với các Tỉnh phía Bắc.

- Tổng diện tích đất tự nhiên: 18.230 ha; trong đó: Đất nông nghiệp 9.785 ha. Huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố; Đến nay Huyện có 85 làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấp Thành phố; Dân số trên 331.000 người, trong đó: dân cưđô thị chiếm 11%.

- Huyện Phúc Thọ nằm phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy, cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km; giáp với các huyện Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất và Thị xã Sơn Tây. Huyện có diện tích tự nhiên 117km2, dân số trên 17,5 vạn người, gồm 22 xã và 01 Thị trấn, chia làm 2 vùng (vùng đồng và vùng bãi); có Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 417, 418, 421; có 3 sông chảy qua là sông Hồng, sông Đáy và sông Tích; là vùng đất có truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử, cái tên huyện Phúc Thọ đến nay đã có

191 năm; nhân dân sống chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp; sản xuất CN - TTCN còn nhỏ lẻ. Hiện nay, huyện Phúc Thọ được thành phố Hà Nội quy hoạch là vùng sinh thái, phát triển du lịch và nông nghiệp sạch, chất lượng cao. Hy vọng trong thời gian tới, Huyện sẽ có bước phát triển mới và là điểm đến của các nhà đầu tư và khách du lịch.

2.1.2. Thực trạng công tác quản lý chi đầu tư XDCB tại huyện Đông Anh, huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội

Qua kiểm toán ngân sách tiền và tài sản nhà nước năm 2012 tại huyện Đông Anh và Phúc Thọ cho thấy:

a. Tại huyện Đông Anh

* Kế hoạch UBND thành phố giao: 191.500trđ, gồm:

- Giao đầu năm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND Thành phố Hà Nội là 162.500trđ

- Giao bổ sung theo Quyết định số 1904/QĐ-UBND ngày 26/4/2011 là 29.000trđ

* Kế hoạch vốn UBND huyện giao: 296.190trđ, gồm:

- Giao đầu năm Quyết định số 7166/2010/QĐ-UBND ngày 16/12/2010 là 751.500trđ

- Trong năm có 02 lần điều chỉnh, bổ sung. Điều chỉnh lần 2 theo quyết định số 4936/QĐ-UBND ngày 09/12/2011: 296.190trđ. Tổng kế hoạch 296.190trđ được bố trí vốn cho 198 dự án.

Kế hoạch vốn UBND huyện giao tăng so với thành phố giao 103.690trđ (tăng 53,86%) từ nguồn bố trí tăng thu tiền sử dụng đất và từ nguồn vốn kết dư ngân sách năm 2010. Kế hoạch vốn đã được thông báo, phân bổ chi tiết cho từng dự án, đảm bảo thứ tự ưu tiên đầu tư cho các dự án hoàn thành, chuyển tiếp và dự án khởi công mới; vốn hỗ trợđầu tư có mục tiêu của Thành phố được bố trí theo đúng mục tiêu quy định. Tuy nhiên, việc điều chỉnh kế

hoạch vốn đầu tư của huyện chưa linh hoạt, dẫn đến vốn đầu tư sử dụng không hết phải chuyển nguồn sang năm sau lớn: Theo Quyết định số 551/QĐ- UBND ngày 15/3/2012 số chuyển nguồn dự toán đầu tư xây dựng năm 2011 sang năm 2012 là 27.938trđ.

* Công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư

- Công tác đấu thầu: Theo báo cáo của phòng Tài chính - Kế hoạch trong năm 2011 có 10 dự án được đấu thầu rộng rãi, tổng giá trị trúng thầu được duyệt 104.853trđ, giảm 206trđ so với giá gói thầu được duyệt; các dự án được tổ chức đấu thầu đúng theo quy định nhưng tỷ lệ giảm giá rất thấp (tỷ lệ giảm thầu của huyện là 0,2%, trong khi của toàn thành phố là 1,19%). Có 22 dự án được chỉ định thầu, tổng giá trị trúng thầu được duyệt 41.898trđ giảm 958trđ so với giá gói thầu được duyệt; các dự án được chỉ định thầu đúng theo quy định, tỷ lệ giảm giá là 2,2%.

- Đánh giá tình hình nợ đọng đầu tư xây dựng và giám sát và đánh giá đầu tư của các đơn vị, các cấp ngân sách năm 2011.

+ Theo báo cáo của phòng Tài chính - Kế hoạch, đến cuối năm 2011 không có nợđọng đầu tư xây dựng;

+ Hầu hết các dự án do UBND huyện làm chủ đầu tư và các xã làm chủ đầu tư triển khai thực hiện đều thực hiện tốt công tác giám sát và đánh giá đầu tư và công tác giám sát của cộng đồng (theo báo cáo gửi Sở Kế hoạch Đầu tư số 1096/UBND - TCKH ngày 30/12/2011).

* Công tác quyết toán vốn đầu tư - Quyết toán chi đầu tư năm 2011

+ Tổng giá trị quyết toán trong năm vốn ngân sách cấp huyện là 210.912,7trđ;

+ Tổng số vốn ngân sách cấp huyện đã giải ngân thanh toán 243.839,6trđ; đạt 82,33% so với kế hoạch.

Qua kiểm toán cho thấy công tác tạm ứng thanh toán và quyết toán chi đầu tư theo niên độ ngân sách cơ bản thực hiện theo đúng quy định.

b.Tình hình quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành năm 2011

Tổng số dự án được thẩm tra phê duyệt quyết toán trong năm là 66 dự án. Tổng giá trị sau thẩm tra 98.296trđ, giảm 1.384trđ (giảm 1,39%) so với giá trị chủđầu tư trình phê duyệt.

- Kết quả kiểm toán chi phí đầu tư của 04 dự án được kiểm toán như sau:

+ Số báo cáo: 103.282,3trđ; +Giá trị báo cáo được kiểm toán: 103.188,6trđ; + Số kiểm toán xác định: 100.458,5trđ; + Chênh lệch: -2.730,1trđ.

Bảng 2.1 Kết quả kiểm toán chi đầu tưu xây dựng cơ bản tại huyện Đông Anh, Hà Nội

Đơn vị tính: Tr. đồng

Trong đó Kiến nghị xử lý

TT Tên công trình được kiểm toán Số báo

cáo Giá trị báo cáo được kiểm toán Số kiểm toán Chênh lệch Sai đơn giá Sai khối lượng Sai khác Vốn đã thanh toán đến 31/12/2011 Thu hồi nộp NSNN Giảm cấp phát thanh toán Giảm giá trúng thầu Khác A B 1 2 3 4 = 3 - 2 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng 103,282 103,189 100,458 -2,730 799 661 1,270 94,183 234 1,226 0 1,270

I Công trình đã có quyết toán A- B 51,038 50,944 50,405 -539 211 328 0 50,196 234 305 0 0

1

Cải tạo nâng cấp đường từ thôn Thiết Bình qua Vân Điền đi cầu Nhội xã Thụy Lâm.

25,584 25,554 25,250 -305 96 208 0 24,741 0 305 0 0

2

Cải tạo nâng cấp đường từ chợ Vân Trì, xã Vân Nội đến đường 6Km, xã Vĩnh Ngọc.

25,454 25,390 25,156 -234 115 119 0 25,455 234 0 0 0

II Công trình dở dang 52,244 52,244 50,053 -2,191 588 334 1,270 43,987 922 1,270

1

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông vào khu địa đạo Nam Hồng huyện Đông Anh

41,525 41,525 39,692 -1,834 521 43 1,270 35,590 0 564 0 1,270

2

Cải tạo, mở rộng đường 23B đi xã Tiên Dương đến thôn Tiên Kha xã Tiên Dương

10,719 10,719 10,361 -358 67 291 0 8,397 0 358 0 0

(2). Tại huyện Phúc Thọ

a. Kế hoạch UBND thành phố giao: 196.647trđ, gồm

- Giao đầu năm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND Thành phố Hà Nội là 121.726trđ (nguồn vốn đầu tư xây dựng tập trung: 79.000trđ; nguồn đấu giá quyền sử dụng đất: 20.000trđ và vốn khác: 1.800trđ; bổ sung chi đầu tư 20.926trđ).

- Giao bổ sung trong năm 74.921trđ.

b. Kế hoạch vốn UBND huyện giao: 201.026trđ, gồm:

- Giao đầu năm Quyết định số 4109/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 là 122.976trđ (nguồn vốn đầu tư xây dựng tập trung: 79.000trđ; nguồn đấu giá quyền sử dụng đất: 23.050trđ; nguồn hỗ trợ có mục tiêu của thành phố: 20.926 tr.đồng).

- Giao bổ sung trong năm là 78.050trđ.

- Tổng kế hoạch 201.026trđđược bố trí vốn cho cho 126 dự án; trong đó: + Vốn chuẩn bịđầu tư là 3.100 tr.đồng, được phân bổ cho 06 dự án, bằng 1,54% tồng kế hoạch vốn.

+ Vốn cho công trình chuyển tiếp là 150.476trđ, phân bổ cho cho 71 dự án bằng 74,86%

+ Vốn cho công trình xây mới là 39.450trđ cho 32 dự án; bằng 19,62% tổng kế hoạch vốn.

+ Vốn bố trí cho các dự án đã hoàn thành là 8.000trđ, phân bổ cho 17 dự án, bằng 3,98 % tổng kế hoạch vốn.

Kế hoạch vốn đầu tư của huyện giao đã đảm bảo thứ tự ưu tiện cho các dự án hoàn thành, dự án chuyển tiếp và khởi công mới; bố trí vốn đầu tư NSTP hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu theo đúng quy định; việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư của huyện đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân thanh toán. Vốn đầu tư chuyển nguồn sang năm 2012 không đáng kể (190,31trđ).

c. Công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư

- Công tác đấu thầu: Theo báo cáo của phòng Tài chính- Kế hoạch trong năm 2011 có 18 dự án được đấu thầu rộng rãi, tổng giá trị gói thầu được duyệt 175.520,09trđ, giảm 1.270,66trđ so với giá gói thầu được duyệt. Các dự án được tổ chức đấu thầu đúng theo quy định, tuy nhiên tỷ lệ giảm giá rất thấp (tỷ lệ giảm thầu của huyện là 0,72%, trong khi của toàn thành phố là 1,19%). Có 25 dự án được chỉ định thầu, tổng giá trị gói thầu được duyệt 75.704,35trđ giảm 4,95trđ so với giá gói thầu được duyệt. Các dự án được chỉ định thầu đúng theo quy định, tỷ lệ giảm giá là 0,007%.

- Tình hình nợ đọng đầu tư xây dựng: Theo báo cáo của phòng Tài chính - Kế hoạch, năm 2011 tổng giá trị nợ đọng đầu tư xây dựng là 81.172trđ (đã tính cả KH vốn phân bổ đầu năm 2012); gồm: các công trình do huyện làm chủđầu tư 9.637trđ, công trình do xã làm chủ đầu tư 71.535trđ;

- Giám sát đầu tư: Huyện không có báo cáo về công tác giám sát đầu tư của các dự án trên địa bàn. Tuy nhiên, qua kiểm toán cho thấy: Các công trình do xã làm chủ đầu tư đều thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng, các công trình do huyện làm chủ đầu tư phòng Tài chính - Kế hoạch không có báo cáo về công tác giám sát cộng đồng.

d. Công tác quyết toán vốn đầu tư

- Quyết toán chi đầu tư năm 2011

+ Quyết toán theo nguồn vốn đầu tư thực hiện 272.365,28trđ; gồm: vốn ngân sách cấp huyện 230.270,15tr.đồng (Thanh toán khối lượng năm trước chuyển sang 55.561,16tr.đ; quyết toán vốn năm 2011 là 174.708,99trđ); vốn NS xã: 42.095,13trđ

+ Tổng số vốn đã giải ngân thanh toán vốn ngân sách cấp huyện 193.344trđ đạt 96,18% so với kế hoạch; gồm: vốn đầu tư xây dựng tập trung 78.525trđ đạt 99,4% so với kế hoạch; vốn đấu giá quyền sử dụng đất 16.174trđ, đạt 70,17% so với kế hoạch; vốn hỗ trợ có mục tiêu của NSTP:

61.134trđ, đạt 99,52% so với kế hoạch; vốn khác: 37.511trđ, đạt 99,9% so với kế hoạch.

Qua kiểm toán cho thấy công tác tạm ứng thanh toán và quyết toán chi đầu tư theo niên độ ngân sách cơ bản thực hiện theo quy định.

- Tình hình quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành năm 2011

+ Tổng số dự án được thẩm tra phê duyệt quyết toán trong năm là 43 dự án, giá trị sau thẩm tra 49.109,7trđ, giảm 847,4trđ (1,7%) so với giá trị chủ đầu tư trình.

+ Theo báo cáo của phòng Tài chính - Kế hoạch có 45 dự án đã lập báo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi đầu tư xây dựng cơ bản trong kiểm toán ngân sách địa phương cấp huyện” (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)