0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CUỐI KHÓA ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 66 -67 )

4.1 Kết luận

Kết quả khảo sát cho ta thấy, năng suất lao động của công nhân xây dựng tỉnh Đồng Nai tạm ổn định, với phần trăm hiệu quả đối với công tác cốt thép, cốp pha, bê tông, xây tô lần lượt là 59.9%, 53.32%, 45.4%, 47.5%. Bên cạnh đó, còn chỉ ra được mối liên hệ giữa thời gian làm việc hiệu quả, phương pháp sử dụng lao động và năng suất lao động của công nhân. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác kém là do các công việc phụ trợ chiếm khối lượng thời gian và số lượng nhân công nhiều hơn các công việc hiệu quả. Từ đó, nguyên nhân chính dẫn đến thời gian không hiệu quả được nêu ra bởi công nhân là: thiếu vật liệu, công việc lặp lại, thời gian chờ đợi.

Nguyên nhân thiếu vật liệu, thiếu dụng cụ, công việc lặp lại được hạn chế dần do sự quản lý của cai tổ, đơn vị thi công. Bên cạnh đó, ta mất nhiều thời gian chờ đợi cho các công việc phụ trợ như vận chuyển hoặc nói chuyện, nghỉ giải lao. Từ kết quả khảo sát được có thể nhận thấy công nhân tạm hài lòng về đời sống, điều kiện làm việc và tình trạng của công trường. Đa số họ hài lòng về lương, thưởng, cách đối xử của cai tổ, điều đó cũng góp phần làm tăng năng suất lao động. Thu hút nhân lực miền Đông Nam Bộ, nhất là trên địa bàn tỉnh vì họ khả năng gắn bó lâu dài do điều kiện sống và làm việc.

Từ kết quả khảo sát, ta rút ra kết luận về ảnh hưởng của làm thêm giờ đến năng suất lao động như sau:

- Công tác cốt thép, công tác cốp pha và xây không thay đổi hoặc giảm ít, các công tác được khảo sát không có sự chênh lệch quá lớn theo ý kiến của công nhân.

- Làm thêm giờ sẽ không làm tăng năng suất do ảnh hưởng của các nguyên nhân như: sức khỏe của công nhân, động lực làm việc, yếu tố an toàn khi tăng ca đêm, công tác giám sát.

Kiến nghị

Để tăng năng suất lao động của công nhân nhân xây dựng của tỉnh Đồng Nai, nhóm em xin đưa ra một vài ý kiến như sau:

- Quản lý công nhân một cách khoa học,các lực lượng kỹ sư, giám sát phải nâng cao trình độ và tay nghề, song song với việc đào tạo tay nghề cho công nhân xây dựng

- Điều hành, vận chuyển vật tư linh hoạt, có thể liên kết với các đơn vị mua ban vật tư gần công trình. Chuẩn bị vật tư trước khi thi công, hạn chế thiếu, chậm trễ, hư hỏng máy móc khi đang thi công

- Đối với các công tác bê tông, có thể chuẩn bị một đội công nhân chuyên nghề để bố trí thi công sao cho hiệu quả. Với công tác xây tô, nên thực hiện làm khoán để tăng hiệu quả làm viêc.

- Hạn chế thời gian không hiệu quả bằng cách bố trí người phù hợp công việc, phân công công việc rõ ràng, rút bớt nhân công thừa nếu cần thiết.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CUỐI KHÓA ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 66 -67 )

×