Đánh giá thực trạng công nhân xây dựng

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cuối khóa đối với các công trình xây dựng tại tỉnh Đồng Nai (Trang 29 - 30)

Qua số liệu thu được từ cuộc khảo sát, ta có thể dễ dàng nhận thấy, công nhân xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chiếm 60% lao động trẻ, có thời gian làm việc

<=6 tháng 6-12 tháng 1-2 năm 3-5 năm >5 năm 18.3% <= 6 tháng 5.2% 6-12 tháng 23.5% > 5 năm 13.9% 1-2năm 39.1% 3-5 năm

trong ngành xây dựng từ 1-5 năm, số người cai tổ chiếm gần 23% có trình độ trên cấp 3, hầu hết đều làm việc theo kinh nghiệm nhiều năm, họ là những người thuộc nhiều vùng miền, đa số là người Tây Nam Bộ đến làm việc và cư trú tại tỉnh. Trong thời gian khảo sát thực tế, với gần 30 công trình cụ thể, nhìn chung đời sống công nhân xây dựng tương đối ổn định với mức lương tạm hài lòng dành cho thợ, phụ, công nhân được đào tạo rất ít so với mặt bằng chung, đa số sinh sống gần chỗ làm, có điều kiện đi lại nếu ở xa công trình. Đa phần đảm bảo được thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Họ thường tập trung làm cho một cai hoặc một công ty nhất định, ít tình trạng nhảy công trình, có số ít trường hợp làm khoán, thường gặp ở công tác bê tông và xây tô. Với các công trình nhỏ (< 3tầng), thường thuê cai và công nhân xây dựng thường là một tổ, nhóm, làm việc lâu năm và ăn ý. Với các công trình lớn, một số công tác có giao khoán cho từng tổ, đội khác nhau.

Tóm lại, công nhân xây dựng địa bàn tỉnh Đồng Nai là những thành phần khá trẻ, có kinh nghiệm, nhưng còn ít được đào tào, tập trung nhiều dân du nhập của các tỉnh khác, họ thường làm theo nhóm, theo một cai cố định.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cuối khóa đối với các công trình xây dựng tại tỉnh Đồng Nai (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)