Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của vietcombank chi nhánh đồng nai (Trang 26 - 28)

2. Huy động ngoài địa

2.4.1. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là số tiền cho vay tính cho một thời kỳ, cho một năm của ngân hàng, bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi.

Bảng 2.5: Doanh số cho vay của VCB Đồng Nai (2008-2012)

Đơn vị: triệu VND – nghìn USD

ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

Doanh số cho vay

(quy VND) VND 9.180.83 9 10.397.15 1 11.951.60 3 15.327.69 9 19.443.79 6 - Ngắn hạn (quy VND) VND 8.699.769 9.937.757 11.310.557 14.451.497 17.659.144 + VND VND 5.491.699 7.406.211 8.486.386 10.524.861 12.932.175 + Ngoại tệ USD 197.101 147.640 150.952 190.835 226.953 - Trung và dài hạn (quy VND) VND 481.070 459.395 641.045 876.202 1.784.652 + VND VND 397.377 439.617 604.750 777.104 1.633.982 + Ngoại tệ USD 5.070 1.167 1.936 4.838 7.234

Nguồn: Trích từ Dữ liệu VCB Đồng Nai cung cấp

Doanh số cho vay là cái tạo nên nguồn lợi nhuận cho ngân hàng, nếu chất lượng cho vay là tốt thì doanh số cho vay tăng, đồng nghĩa với nguồn lợi nhuận từ lãi của ngân hàng tăng lên, vì đây là nguồn lợi nhuận lớn nhất của ngân hàng. Việc tăng doanh số cho vay là điều cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đặc biệt là trong tình hình cạnh tranh gay gắt trong hoạt động ngân hàng hiện nay tại Việt Nam, nhưng bên cạnh đó cần phải đảm bảo chất lượng tín dụng.

Hình 2.10: Doanh số cho vay của VCB Đồng Nai (2008-2012)

Tình hình kinh tế 5 năm gần đây mù mịt đối với các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, dù lãi suất cho vay đã giảm, nhưng vẫn không vay được, vì các ngân hàng thắt chặt tín dụng, chỉ cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động tốt. Nguồn vốn thì tồn đọng trong ngân hàng, còn doanh nghiệp thì khát vốn. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của chi nhánh vẫn được mở rộng, thể hiện ở doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm, với tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay ngày cao, đặc biệt ở 2 năm gần đây, 28,25% (2011) và 26,85% (2012).

Với tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay cao và ổn định qua các năm, cho thấy khả năng tìm kiếm khách hàng mới, chi nhánh đang hoạt động ổn định và hiệu quả trong công tác cho vay, nhưng chất lượng tín dụng thì có đảm bảo hay không, ta sẽ xem xét ở phần nợ quá hạn của Chi nhánh.

Xét về cơ cấu trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh thì được phân thành: ngắn hạn với trung dài hạn; nội tệ và ngoại tệ.

Bảng 2.6: Cơ cấu Doanh số cho vay của VCB Đồng Nai

Đơn vị: %

2008 2009 2010 2011 2012

Trung và dài

hạn VNDNgoại tệ 4,330,91 4,230,19 5,060,30 5,070,65 8,400,77

Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tính toán từ Dữ liệu VCB Đồng Nai cung cấp

Khoảng 95% doanh số cho vay là ngắn hạn. Không chỉ riêng chi nhánh VCB Đồng Nai, các chi nhánh và ngân hàng khác cũng có tình hình chung. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tập trung vào nguồn vốn vay ở các NHTM, nên luôn bị động và khó có được nguồn vốn trung dài hạn. Bởi vai trò của hệ thống ngân hàng chỉ tập trung cho vay phần thiếu hụt đối với vốn lưu động – vốn ngắn hạn. Đặc biệt trong môi trường kinh tế chưa ổn định, thường các NHTM chỉ cho vay ngắn hạn, không dám cho vay trung và dài hạn.Và một nguyên nhân nữa là nguồn vốn của ngân hàng hiện nay chủ yếu là ngắn hạn, tập trung ở các khoản tiền gửi ngắn hạn, cho vay trung dài hạn nhiều thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro kỳ hạn. Tuy vậy, vẫn có một tỷ trọng nhỏ còn lại cho vay trung dài hạn, đó là đối với những doanh nghiệp hoạt động tốt và có quan hệ lâu dài với chi nhánh.

Về cơ cấu loại tiền tệ thì chiếm 73,5% - 76,5% là cho vay đồng nội tệ. Phần cho vay ngoại tệ chủ yếu tập trung vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của vietcombank chi nhánh đồng nai (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w