8 4.174.362 5.130.183 6.008.671 7.650.676
Tỷ lệ (B)/(A) 93,93% 92,83% 85,31% 87,49% 96,04%
Tỷ số Dư nợ cho vay/Tổng vốn huy động xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, giúp xác định khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ số này quá cao (lớn hơn 1) sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng trong việc hoàn trả các khoản huy động đến hạn trong khi ngân hàng đang sử dụng để cho vay nhiều hơn hay nói cách khác là ngân hàng huy động vốn chưa tốt.
Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN thì chỉ số này tối đa chỉ là 80% nhưng VCB- ĐN lại cao hơn 5,31% trong năm 2010. Nhưng với sự ra đời sửa đổi bằng Thông tư 19/2010/TT-NHNN, theo đó tỷ số Dư nợ cho vay/Tổng vốn huy động được thả nổi thì chỉ số này của chi nhánh đã tăng lên 87,49% (2011) và 96,04% (2012).
Nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng bao gồm nguồn từ huy động từ tiền gửi, đi vay và vốn điều lệ được điều chuyển từ hệ thống ngân hàng. Tại chi nhánh VCB-ĐN, tổng nguồn huy động vốn luôn lớn hơn tổng dư nợ cho vay chứng tỏ chi nhánh đã không sử dụng nhiều đến các nguồn vốn từ điều chuyển. Tổng dư nợ luôn chiếm một phần rất lớn so với nguồn huy động (luôn lớn hơn 85%) cho thấy chi nhánh đã sử dụng rất hiệu quả các nguồn vốn từ huy động để cho vay và có một phần nhỏ còn lại được sử dụng cho các mục đích khác.
Do lãi suất thay đổi liên tục, người dân muốn an toàn nên chỉ gửi tiết kiệm trong ngắn hạn hoặc mua các kỳ phiếu ngắn hạn do ngân hàng phát hành. Với nguồn vốn huy động ngắn hạn là chủ yếu nên để đảm bảo khả năng thanh khoản cho khách hàng, ngân hàng buộc phải tập trung vào việc cấp tín dụng trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, chi nhánh ngân hàng có rất nhiều khách hàng là doanh nghiệp lớn đã hợp tác lâu năm nên cũng đã cấp tín dụng với kỳ hạn dài hơn nhằm duy trì mối quan hệ và mở rộng quy mô cấp tín dụng. Do đó đã làm tăng dần lên trong tỷ trọng dư nợ đối với các khoản vay trung và dài hạn qua các năm 2008 – 2012.
Hiện tại, chi nhánh có sự cân đối hài hòa giữa huy động vốn và sử dụng vốn nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, cán bộ ngân hàng cần xem xét, phân tích cơ cấu, tỷ trọng các nguồn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến động trong tương lai, từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp nhằm đảm bảo cho sự hài hòa hơn nữa giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
2.6. Kết luận Chương 2
Với những phân tích đánh giá ở trên, một vài kết luận được đưa ra như sau: - Kinh tế 5 năm vừa qua thật khó khăn với doanh nghiệp và cả ngân hàng, dù rằng hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của VCB Đồng Nai có tăng lên nhưng về chất lượng và mức độ ổn định thì chưa tốt.
- Cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh từ nguồn vốn địa phương là chủ yếu, chủ yếu là ngắn hạn từ tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu. Như vậy, tuy rằng nguồn vốn này ổn
định nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến việc cho vay trung dài hạn của Chi nhánh nếu như cơ cấu kỳ hạn không phù hợp, rủi ro thanh khoản sẽ rất lớn.
- Doanh số cho vay của Chi nhánh tăng khá mạnh trong 5 năm. Khoảng 95% doanh số cho vay của Chi nhánh trong thời gian gần đây tập trung vào các khoản ngắn hạn, và cho vay đồng nội tệ chiếm khoảng 75%.
- Dư nợ cho vay của chi nhánh tăng trong 5 năm, nhưng tập trung chủ yếu và các doanh nghiệp lớn nếu xét về quy mô và ngành nghề thì tập trung vào lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế tạo cơ khí là chủ yếu. Dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm 80%, mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn tới 95%.
- Vấn đề thu nợ của VCB Đồng Nai đã được quan tâm đúng mức, doanh số thu nợ ngày tăng lên. Nợ xấu giảm đi đáng kể, nhưng riêng năm 2012 thì nợ xấu tăng lên mạnh do một số doanh nghiệp lớn gặp khó khăn trong chi trả.
- Vấn đề sử dụng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt hiệu quả khá tốt trong những năm này, với trung bình khoảng 90% nguồn vốn huy động được sử dụng cho vay trong 5 năm. Nếu trừ ra khoảng dự trữ bắt buộc thì có thể nói hiệu quả sử dụng vốn của VCB Đồng Nai là tốt.