Giới thiệu chung về Vietcombank

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập phân tích hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại vietcombankchi nhánh sóng thần (Trang 25)

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

2.1 Giới thiệu chung về Vietcombank

2.1.1 Lịch sử hình thành

Ngày 30 tháng 10 năm 1962, Ngân hàng Ngoại Thương được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.

Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-ttg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.

Theo Giấy phép số 138/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp ngày 23/5 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (vietcombank) chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế và mô hình của một ngân hàng thương mại cổ phần. Với vốn điều lệ là 12.100.860.260.000 đồng.

Ngày 31/12/2008, Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam với số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết 112.285.426 cổ phiếu chiếm.

Ngày 30/9/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thông qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần.

2.1.2 Thành tựu, vị thế của Vietcombank.

Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Năm 2004 Vietcombank được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp, Vietcom,bank được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn, 07/2008, Vietcombank nhận danh hiệu Ngân hàng trong nước tốt nhất tại Việt Nam năm 2008. Đây là Giải thưởng thường niên được bình chọn bởi Asiamoney và năm 2008 là năm đầu tiên Việt Nam được tạp chí đưa vào danh sách bình chọn với 01 giải thưởng duy nhất cho danh hiệu này, 7/2009, Vietcombank đạt Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về Tài trợ thương mại năm 2009 do độc giả tạp chí Trade Finance Magazine (TFM) bình chọn. Vietcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng này, 9/2009, Vietcombank được tạp chí Asiamoney trao 06 giải thưởng quan trọng trên các lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, quản lý tiền mặt và

chí Trade Finance đã trao tặng Vietcombank giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2012” (Best Vietnamese Trade Bank in 2012). Vietcombank là đại diện duy nhất của Việt Nam lần thứ 5 liên tiếp nhận được giải thưởng này (2008 - 2012).

2.1.3 Tình hình kinh doanh của Vietcombank.Bảng 2. 1 Cơ cấu nợ theo nhóm Bảng 2. 1 Cơ cấu nợ theo nhóm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nợ đủ tiêu chuẩn 89,27% 84,47% 85,89%

Nợ cần chú ý 10,13% 14,93% 12,88%

Nợ dưới tiêu chuẩn 0,59% 0,61% 1,23%

Nợ nghi ngờ 0,17% 0,32% 0,51%

Nợ có khả năng

mất vốn 2,13% 1,14% 0,55%

Nguồn: Vietcombank

Nguồn: Vietcombank

Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu nợ theo nhóm

Rủi ro tín dụng của Vietcombank được quản lý theo hướng tập trung, qua 3 năm 2010, 2011,2012, chúng ta thấy được tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của họ luôn sấp xỉ 90%,tỷ lệ

nợ xấu(nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) qua 3 năm chưa có năm nào vượt 3%. Điều này cho thấy rằng chính sách tín dụng của họ quản lý khá tốt, khá chặt chẽ. Trong khi đó nợ xấu là vấn đề nan giải khi mà rất nhiều ngân hàng vướng phải để rồi phải cơ cấu lại ngân hàng của mình(Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, Tín Nghĩa, Đệ Nhất năm 2011,...), thì họ đã quản lý tốt được dòng vốn của mình, đưa đến nơi cần đến, phát huy tốt vai trò là trung gian tài chính. Trong kinh doanh thì không ai có thể tránh được rủi ro mà chỉ có thể hạn chế được rủi ro xuống mức thấp nhất, không vì lợi nhuận mà làm mất đi đồng vốn của mình, của người gửi tiền. Nhờ đó tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank là thấp qua 3 năm 2010,2011,2012(2,89; 2,07; 2,29).

Về nợ theo kỳ hạn:

Nguồn: Vietcombank

Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu nợ theo thời hạn

Dư nợ về ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm hơn một nửa tổng dư nợ, nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản đáp ứng bù đắp vốn lưu động cho doanh nghiệp là chính. Là ngân hàng có được nguồn vốn lớn và rẻ chính vì thế mà các dự án lớn luôn được các nhà đầu tư tìm đến với họ, chính vì thế mà nợ dài hạn cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng. Điều này thể hiện được uy tín và vị trí của ngân hàng trên thị trường. Năm 2010;2011;2012 là 3 năm khó khăn của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thị trường tài chính bất ổn,

phát huy tốt vai trò của mình thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2. 2: Cơ cấu nợ theo thành phần kinh tế

ĐVT:1.000 VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Hợp tác xã và Công ty tư nhân 6.510.681.000 4.411.825.000 5.356.926.000 Công ty TNHH 32.851.968.000 38.452.780.000 48.660.496.000 Doanh nghiệp nhà nước 61.249.054.000 55.775.069.000 58.557.802.000 Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài 9.744.238.000 12.892.737.000 13.290.205.000 Khác 47.748.872.000 77.012.332.000 86.513.537.000 Cá nhân, khác 18.709.093.000 20.872.890.000 28.783.709.000

Nguồn: Vietcombank

Tuy khó khăn nhưng vẫn phát huy tốt vai trò là nơi lưu thông, dẫn nguồn vốn tới nay cần thiết để phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế.

Chính vì thế trong 3 năm 2010; 2011; 2012 lợi nhuận của Vietcombank luôn duy trì ở mức cao 4,214.544 tỷ(2010);4,196.811 tỷ(2011); 4,403.706 tỷ(2012); do phải trích lập dự phòng cao cho nên 2011, 2012 lợi nhuận giảm hơn so với 2010.Luôn dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên thì năm 2012 xếp thứ 2 sau Vietinbank. Về tổng tài sản đạt 414,475.073 tỷ(tính đến 31-12-2012).

Trong 3 năm qua là năm đầy biến động của thị trường tài chính tiền tệ, tuy nhiên với sự đồng tâm hiệp lực của các đơn vị trong hệ thống, sự sát sao và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo, sự ủng hộ nhiệt tình của các cổ đông, Vietcombank đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan, tiếp tục khẳng định vị thế là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

2.2 Giới thiệu về Vietcombank chi nhánh Sóng Thần2.2.1 Giới thiệu chung: 2.2.1 Giới thiệu chung:

Sáng ngày 12/2/2003, chi nhánh cấp II Sóng Thần trực thuộc Ngân hàng ngoại Thương chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đa chính thức khai trương đi vào hoạt động

Tại địa chỉ 01 Xa lộ Trường Sơn, Phường An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đây.

Là chi nhánh cấp 2 thứ 2 được khai trương trong năm 2003 của Vietcombank, đưa số chi.

Nhánh cấp II của ngân hàng này lên con số 16. Chi nhánh cấp 2 Sóng Thần với tên giao.

Dịch tiếng Anh là Vietcombank Song Than Subranch sẽ thực hiện tất cả các hoạt động.

Giao dịch phục vụ khách hàng như: Nhận tiền gửi thanh toán bằng VND và ngoại tệ của.

Các tổ chức kinh tế và cá nhân; huy động tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu bằng đồng Việt.

Nam và ngoại tệ; cho vay ngắn, trung và dài hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đầu tư; thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lanh; thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu; chuyển tiền trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, thanh toán é du lịch, chi trả kiều hối; thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Mastercard, American Express, JCB Card, Diners Club) và thẻ do Vietcombank phát hành

(vietcombankvisa, vietcombankmastercard); phát hành thẻ rút tiền tự động ATM.

Connect 24 và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.

Với vị trí nằm trên địa bàn tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình

Dương, và sát các khu công nghiệp, chi nhánh Sóng Thần sẽ rất thuận tiện cho việc phục.

các.

Quận 9,12, 2 và Thủ Đức của Thành phố Hồ Chí Minh và các huyện của tỉnh Bình Dương.

Năm 2007, chi nhánh cấp 2 Sóng Thần được chuyển đổi lên chi nhánh cấp 1 trực Thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức:

2.2.2 Tình hình kinh doanh của chi nhánh:Bảng 2. 3: Tình hình kinh doanh Bảng 2. 3: Tình hình kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 Tổng huy động vốn 2.336.573 2.612.581 Tổng dư nợ 1.565.135 1.728.106 Lợi nhuận 93.435 100.235 Nguồn: Vietcombank Sóng Thần

Mặc dù trong tình hình kinh tế khó khăn tuy nhiên chi nhánh vẫn phát huy tốt được vị thế của mình là một ngân hàng mạnh. Tổng huy động vốn, tổng dư nợ, lợi nhuận phát triển tương đối tốt đều tăng qua 2 năm.Tuy chỉ mới phát triển được ít năm nhưng lợi

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức

nhuận mà Vietcombank Sóng Thần đạt được so với 1 số ngân hàng trong cùng khu vực như BIDV Chi nhánh Thủ Đức lợi nhuận năm 2011 là khoảng 72 tỷ, 2012 là 68 tỷ(

nguồn:BCTN của BIDV Thủ Đức)thì đây là con số khá ấn tượng.

Sự phức tạp về lãi suất huy động trên thì trường 2 năm này hết sức phức tạp tuy nhiên ngân hàng vẫn tuân thủ theo chỉ đạo của ngân hàng nhà nước áp dụng đúng trần lãi suất huy động. Vốn huy động như trên thật sự là khá cao, tổng huy động với lãi suất 9% trở xuống là1.796.484 triệu(2011), 2.113.538 triệu (2012), còn 9% trở lên không nhiều 355.868 triệu(2011),355.202 triệu(2012) đối với ngoại tệ và đồng nội tệ, nhờ có được đầu vào với chi phí thấp mà chi nhánh đã cho vay với lãi suất tương đối thấp đáp ứng được phần nào nhu cầu của nền kinh tế cụ thể dư nợ theo đồng nội tệ với lãi suất từ 13% trở xuống là 216.006 triệu(2011), 906.670 triệu (2012), lãi suất từ 13%-15% là 1.046.722 triệu(2011), 498.221 triệu(2012) về dư nợ ngoại tệ từ 7% trở xuống 234.744 triệu (2011), 317.127 triệu (2012), từ 7%-9% 67.663 triệu (2011), 6.088 triệu (2012). Trong năm 2011 dư nợ cho vay lãi suất cho vay từ 13%-15% đối với nội tệ và 7%-9% đối với ngoại tệ cao hơn 2012 một phần là do cuộc chạy đua lãi suất trong năm 2010 và đầu năm 2011, ngân hàng phải chịu chi phí cáo do các khoản tiền gửi từ trước đó công với tình hình kinh tế khó khăn dẫn tới độ tin cậy của các khoản cho vay bị giảm đi ngân hàng phải cho vay cao để bù đăp đắp rủi ro, với tình hình tỷ giá biến dộng liên tục, cộng với tình hình kinh tế ảm đạm là nguyên nhân. Tuy nhiên bước sang năm 2012 với đồng vốn với chi phí rẻ có được chi nhánh đã cơ cấu lại các khoản vay và giảm được lãi suất tỷ trọng các khoản vay với lãi cao giảm tương đối đông đề với các khoản vay với lãi suất thấp. Tuy nhiên thì với mức lãi suất như thế này thì vẫn là thấp so với mặt bằng chung của thị trường trong 2 năm này. Vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là vốn ngắn hạn chiếm 94,48%(2011) và 86,48%(2012) chính vì thế dư nợ chủ yếu là dư nợ ngắn hạn.

Trong 2 năm với đội ngũ nhân viên tốt và khách hàng của ngân hàng là những khách hàng có uy tín lâu năm vì thế mà tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh khá thấp chỉ khoảng 346 tỷ(2011) và 294 tỷ(2012) trong đó tỷ lệ nợ nhóm 2 là 256,262 tỷ(2011) và 215,147 tỷ(2012) còn lại là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Do tình hình chung chính vì thế mặc dù quản lý rủi ro khá tốt tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng chủ yếu nằm ở nhóm 2, trong khi khách

ngân hàng vì thế đó chỉ là khó khăn trước mắt của họ. Đối với những khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 thì ngân hàng đã trích lập dự phòng đầy đủ, ngoài ra còn cho cán bộ đến gặp gỡ khách hàng, giúp đỡ khách hàng của mình tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh, … vì thế mà số nợ xấu kia sẽ giảm trong thời gian tới, tất nhiên vẫn có một số sẽ có nguy cơ bị mất vốn do một số điều kiện khách quan của cả ngân hàng và khách hàng.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản-ROA:

Bảng 2. 4: Tỉ suất lợi nhuận

ĐVT: TRIỆU ĐỒNG Chỉ tiêu 2011 2012 Lợi nhuận ròng 93.435 100.235 Tổng tài sản có 5674,554 6907,897 ROA 1,65% 1,45% Nguồn: Vietcombank Sóng Thần

Trong khuôn khổ bài viết để đánh giá hiệu quả hoạt động của Vietcombank chi nhánh Sóng Thần người viết tạm tính chỉ tiêu là ROA bỏ qua chỉ tiêu ROE do không thể xác định được vốn tự có và bỏ qua một số yếu tố tác động do chi nhánh không thể đại diện cho cả hệ thống và dù hách toán độc lập vẫn chịu sự điều chuyển vốn nên các hệ số trên không thực chính xác chỉ mang tính tham khảo.

ROA của 2012 giảm so với ROA của 2011 không phải do chi nhánh làm ăn không hiệu quả, nguyên nhân là do tóc độ tăng trưởng của tổng tài sản nhanh hơn của lợi nhuận làm cho ROA của 2012 thấp hơn so với 2011.

Với doanh thu năm 2011 là 429,43 tỷ và 621,12 tỷ của năm 2012 thì tỷ lệ lợi nhuận trên tổng doanh thu vào khoảng 21,76%(2011), 16,13%(2012) do trong năm 2012 chi nhánh đưa vào hoạt động tại trụ sở văn phòng mới xây dựng nên chi phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hơi tốn kém vì thế làm cho tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của 2012 giảm hơn so với 2011.

Để đạt được thành quả như trên là sự cố gắng và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong cả chi nhánh, tuy còn non trẻ nhưng chi nhánh đã có bước phát triển khá vượt bậc.

2.3 Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp đối với Vietcombank Sóng Thần Vietcombank Sóng Thần

2.3.1 Kết quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp:

Với doanh số cho vay vào khoảng 3898,8 tỷ (2011) và 4114,8 tỷ (2012) thì hệ số sử dụng vốn của năm 2011 là 166,8% và 157,5% cho thấy được khả năng sử dụng vốn khá lớn của phòng doanh nghiệp. Trong tình hình nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn, ngân hàng thì ngại cho vay do tình hình khó khăn, tuy nhiên phòng doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn với chi phí thấp của mình để giúp nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn có được nguồn vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên chủ yếu là vốn ngắn hạn để phục vụ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là chính, vì thế dư nợ của phòng doanh nghiệp chủ yếu là dư nợ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập phân tích hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại vietcombankchi nhánh sóng thần (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w