KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận.

Một phần của tài liệu “Diễn biến số lượng và biện pháp phòng trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc phyllotreta striolata hại rau họ hoa thập tự vụ xuân hè năm 2014 tại gia lâm hà nội” (Trang 55 - 57)

- Dụng cụ nghiên cứu:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận.

E. annulipes

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận.

5.1. Kết luận.

1. Điều tra thành phần thiên địch của bọ nhảy tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội đã phát hiện được 3 loài bắt mồi ăn thịt là bọ đuôi kìm đen Euborellia annulipes Lucas, bọ cánh cộc Paederus fusipes Curt và loài chân chạy

Chlaenius bioculatus Chaudoir, trong đó loài bọ đuôi kìm đen Euborellia annulipes Lucas là loài phổ biến.

2. Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata là đối tượng gây hại nguy hiểm trên rau họ hoa thập tự vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Bọ nhảy gây hại nặng trên rau cải ngọt với mật độ 16.4 con/m2, tiếp đến là cải mơ 12.8 con/m2 và cải ngồng với mật độ 11.6 con/m2.. Nếu trồng 2 vụ rau họ thập tự liên tục thì mật độ bọ nhảy ở vụ trồng tiếp theo (18.5 con/m2) luôn cao hơn so với mật độ bọ nhảy vụ đầu tiên (12.1 con/m2). Mật độ bọ nhảy ở ruộng cải trồng độc canh (21.8 con/m2) cao hơn ruộng xen canh với cà pháo(12.9 con/m2).

3. Trong 3 loại bẫy mầu sắc thử nghiệm để thu bắt trưởng bọ nhảy sọc cong vỏ lạc P. striolata tại Thượng Cốc, Phúc Thọ, Hà Nội thì bẫy màu vàng có số lượng bọ nhảy vào bẫy cao nhất (173,1 TT bọ nhảy/ ngày; kế đến là bấy màu trắng 130,5 TT bọ nhảy/ngày; số lượng ít nhất là bẫy màu xanh 111,6 TT bọ nhảy/ngày.

4. Nuôi bọ đuôi kìm đen Euborellia annulipes bằng sâu non bọ nhảy sọc cong ở điều kiện nhiệt độ 28.89oC, ẩm độ 81.84% vòng đời của bọ đuôi kìm đen là 66.64 ± 2.46 ngày , bọ đuôi kìm đen non có 5 tuổi. Tỷ lệ trứng của bọ đuôi kìm đen nở từ 69.84% đến 100%, trung bình đạt 88.40 ± 8.13%; Tỷ lệ đực cái có sự chênh lệch, tỷ lệ cái chiếm 62.07%, tỷ lệ đực chỉ chiếm 34.93%; Một

cá thể trưởng thành bọ đuôi kìm đen có thể ăn trung bình 16.27 sâu non bọ nhảy/ngày.

5.2. Kiến nghị.

- Sử dụng biện pháp luân canh, xen canh cây trồng với việc vệ sinh đồng ruộng, thu hoạch tàn dư rau họ hoa thập tự sau thu hoạch để hạn chế sự gây hại của bọ nhảy sọc cong trên đồng ruộng.

- Sử dụng bẫy màu vàng thu bắt bọ nhảy trưởng thành trên đồng ruộng. - Cần bảo vệ và khích lệ bọ đuôi kìm đen Euborellia annulipes có tác dụng khống chế số lượng bọ nhảy trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu “Diễn biến số lượng và biện pháp phòng trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc phyllotreta striolata hại rau họ hoa thập tự vụ xuân hè năm 2014 tại gia lâm hà nội” (Trang 55 - 57)