- Dụng cụ nghiên cứu:
3.4.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học bọ đuôi kìm đen Euborellia annulipes Lucas.
Euborellia annulipes Lucas.
Trong quá trình điều tra chúng tôi thường xuyên bắt gặp bọ đuôi kìm đen E. annulipes, chúng sinh sống và trú ẩn ở lớp đất 0 – 5 cm và sử dụng sâu non, nhộng bọ nhảy làm thức ăn. Từ kết quả thu được, chúng tôi tiến hành nuôi sinh học bọ đuôi kìm đen E. annulipes và xác định sức ăn sâu non bọ nhảy của loài này.
Để nhân nuôi bọ đuôi kìm đen E. annulipes thì chúng tôi tiến hành nuôi số lượng lớn sâu non bọ nhảy tuổi 3 làm thức ăn.
3.4.5.1. Phương pháp nhân nuôi sâu non bọ nhảy.
- Tiến hành nhân nuôi bọ nhảy tại ruộng rau họ hoa thập tự tại khu thí nghiệm màu Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
- Tiến hành làm đất và lên 8 ô mỗi ô có diện tích 2 m2 (1m x 2m)
- Trên các ô trồng rau họ hoa thập tự có bộ rễ to và phát triển mạnh (cải ngọt ).
- Quây 4 ô lại bằng ni lông với chiều cao 1.2m, cách ly rau với bọ nhảy và các loại sâu hại rau hoa thập tự. Còn 4 ô không cách ly, mọc tự nhiên nhằm thu hút bọ nhảy trưởng thành tới. Khi rau trong 4 ô cách ly phát triển mạnh bộ rễ (10 – 14 ngày sau trồng). Khi đó, tiến hành thu bắt bọ nhảy trưởng thành và thả vào tại các ô cách ly để nuôi và làm nguồn thức ăn (sâu non bọ nhảy) cho thiên địch. Sau một tuần thì tiến hành thu sâu non bọ nhảy bằng phương pháp lấy mẫu đất giống như ở điều tra mật độ sâu non bọ nhảy, liên tục lặp lại thí nghiệm để thu được sâu non bọ nhảy với số lượng lớn đảm bảo cho quá trình nuôi sinh học bọ đuôi kìm đen.
3.4.5.2. Phương pháp nhân nuôi sinh học bọ đuôi kìm đen Euborellia annulipes .
Trong quá trình điều tra và thu sâu non bọ nhảy ở trong đất chúng tôi thường xuyên bắt gặp bọ đuôi kìm đen E. annulipes, chúng sinh sống và trú ẩn ở lớp đất 0 – 5 cm và sử dụng sâu non, nhộng bọ nhảy làm thức ăn. Từ kết quả thu được, chúng tôi tiến hành nuôi sinh học bọ đuôi kìm đen E. annulipes và xác định sức ăn sâu non bọ nhảy của loài này.
Thu bắt 50 cá thể trưởng thành bọ đuôi kìm đen E. annulipes khỏe mạnh, ghép cặp và nuôi tiếp để đẻ trứng, mỗi cặp nuôi trong 1 hộp nhựa loại nhỏ có ghi số thứ tự. Đến khi bọ đuôi kìm đẻ trứng thì đánh dấu các cặp bọ đuôi kìm đẻ cùng ngày để theo dõi ngày nở. Sau đó tiến hành lấy trứng đẻ trong cùng 1 ngày để bắt đầu nuôi sinh học bọ đuôi kìm.
Chuyển trứng sang hộp pettri có chứa một lớp đất sạch tơi xốp đủ ẩm dày khoảng 2 - 3cm. Nuôi 30 cá thể bọ đuôi kìm đen E. annulipes trong điều kiện
nhiệt độ phòng bán nhiên thuộc bộ môn Côn trùng, trường ĐHNN HN, mỗi hộp nuôi thả 1 bọ đuôi kìm mới nở, đáy hộp đặt bông thấm nước để giữa ẩm độ. Sử dụng các hộp nuôi bằng nhựa nhỏ, nắp khoét lỗ và dán bằng lưới mắt nhỏ. Thức ăn cho bọ đuôi kìm đen E.annulipes là sâu non, nhộng bọ nhảy. Hàng ngày thay thức ăn, kiểm tra và bổ sung nước vào bông thấm. Hàng ngày quan sát hình thái, màu sắc của bọ đuôi kìm đen. Xác định thời gian phát dục của các pha, khả năng đẻ trứng, tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ đực cái của bọ đuôi kìm đen E. annulipes.
Khi thiếu trùng trưởng thành thì tiến hành ghép cặp cho giao phối đẻ trứng, mỗi cặp trong 1 hộp nhựa và tiếp tục cung cấp thức ăn như với pha thiếu trùng. Hàng ngày quan sát ghi nhận ngày đẻ quả trứng đầu tiên để xác định vòng đời; theo dõi tiếp đến khi trưởng thành chết sinh lý. Theo dõi 20 cặp.
Quan sát ghi nhận ngày đẻ trứng, số ổ trứng/trưởng thành cái, số quả/ổ và số trứng đẻ được của từng cặp và tỷ lệ trứng nở.
Theo dõi ghi chép nhiệt độ, ẩm độ trong phòng hàng ngày.
* Chỉ tiêu theo dõi: thời gian phát triển pha trứng, từng tuổi thiếu trùng, vòng đời, thời gian sống của trưởng thành, số lượng trứng đẻ, tỷ lệ trứng nở
Chỉ tiêu theo dõi:
-Thời gian phát dục trung bình của cá thể ở các pha được tính: X = n Ni Xi n i ∑=1 . Trong đó:
+ X là thời gian phát dục trung bình + Xi là thời gian phát dục của cá thể thứ i + Ni là số cá thể phát dục trong ngày thứ i + n là số cá thể theo dõi
- Khả năng đẻ trứng trung bình của một cá thể cái:
Tổng số trứng đẻ (quả)
Số trứng đẻ/1X (quả/X)=
Tổng số con cái (con)
-Tỷ lệ trứng nở:
Tổng số quả trứng nở (quả)
Tỷ lệ trứng nở (%) = x 100
Tổng số trứng theo dõi (quả)
3.4.5.3. Phương pháp xác định sức ăn mồi của bọ đuôi kìm đen E. anulipes.
Dùng bút lông mềm chuyển 20 cá thể sâu non tuổi 3 của bọ nhảy vào đĩa pettri, chuyển tiếp một cá thể bọ đuôi kìm đen đã xác định tuổi và được bỏ đói 24 giờ vào trong đĩa. Theo dõi tập tính tấn công vật mồi của bọ đuôi kìm đen E. annulipes, xác định số lượng sâu non bọ nhảy trước và sau thí nghiệm 1, 2, 3 ngày. Ghi lại kết quả và bổ sung số sâu non bọ nhảy mới bằng số sâu bị ăn sau mỗi ngày.
Thí nghiệm được tiến hành trên tất cả các tuổi của pha ấu trùng và pha trưởng thành của bọ đuôi kìm đen E. annulipes , với 5 lần nhắc lại.
Chỉ tiêu theo dõi:
Sức ăn mồi (con/ngày) =
n Xs Xt
∑( − )
Trong đó:
- Xt: Số sâu non bọ nhảy chuyển vào đĩa pettri trước khi thí nghiệm (con) - Xs: Số sâu non bọ nhảy còn sống sau thí nghiệm (con).
- n: Tổng số cá thể bọ đuôi kìm theo dõi.
3.4.5.4. Phương pháp đánh giá sức ăn mồi của bọ đuôi kìm đen E. Anulipes và
bọ cánh cộc Paederus fuscipes curt.
Trong quá trình điều tra thành phần tiên địch và thu sâu non bọ nhảy ở trong đất chúng tôi thường xuyên bắt gặp bọ đuôi kìm đen E. annulipes và bọ cánh cộc Paederus fuscipes curt sinh sống và trú ẩn ở lớp đất 0 – 5 cm và sử
dụng sâu non, nhộng bọ nhảy làm thức ăn. Từ kết quả điều tra, chúng tôi tiến hành thử sức ăn sâu non bọ nhảy của hai loài này.
Dùng bút lông mềm chuyển 20 cá thể sâu non tuổi 3 của bọ nhảy vào đĩa pettri, chuyển tiếp một cá thể bọ đuôi kìm đen đã xác định tuổi và được bỏ đói 24 giờ vào trong đĩa. Theo dõi tập tính tấn công vật mồi của bọ đuôi kìm đen E. Annulipes và bọ cánh cộc Paederus fuscipes curt, xác định số lượng sâu non bọ nhảy trước và sau thí nghiệm 1, 2, 3 ngày. Ghi lại kết quả và bổ sung số sâu non bọ nhảy mới bằng số sâu bị ăn sau mỗi ngày.
Thí nghiệm được tiến hành trên pha trưởng thành của bọ đuôi kìm đen E. annulipes và bọ cánh cộc Paederus fuscipes curt, với 5 lần nhắc lại.
Chỉ tiêu theo dõi: Sức ăn mồi(con/ngày).