Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong P.striolata ở công thức xen canh vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Một phần của tài liệu “Diễn biến số lượng và biện pháp phòng trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc phyllotreta striolata hại rau họ hoa thập tự vụ xuân hè năm 2014 tại gia lâm hà nội” (Trang 39 - 42)

- Dụng cụ nghiên cứu:

4.5. Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong P.striolata ở công thức xen canh vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

(Nguồn: Nguyễn Thị Hiền)

4.5. Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong P. striolata ở công thức xen canh vụxuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội. xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Trong thực tế sản xuất ngoài việc luân canh cây trồng thì xen canh cây trồng cũng là một biện pháp hiệu quả trong công tác phòng trừ các loại dịch hại. Để đưa ra

kết luận biên pháp xen canh có tác dụng phòng ngừa tác hại của bọ nhảy trên rau họ hoa thập tự hay không, chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ bọ nhảy trên ruộng rau cải bắp có công thức xen canh với cây cà pháo so sánh với ruộng độc canh vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội và thu được kết quả thể hiện tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong P. striolata ở công thức xen canh vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng

Cải bắp xen cà pháo Cải bắp

Trưởng thành (con/m2) Trưởng thành (con/m2)

06/03 5NST 9.6 12.6 13/3 12NST 11.8 19.1 20/3 19NST 12.9 21.8 27/3 26NST 1.9 2.4 03/4 33NST 5.9 7.1 10/4 40NST 4.5 6.7 17/4 47NST 2.6 3.8 24/4 54NST 2.6 4.1 01/5 61NST 2.9 4.5 08/05 68NST 3.1 4.5

Qua số liệu ở bảng 4.5 cho thấy có sự khác biệt khá rõ ràng về mật độ bọ nhảy của 2 ruộng khi có công thức xen canh và ruộng độc canh, mật độ bọ nhảy trên ruộng có công thức xen canh luôn nhỏ hơn trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Bọ nhảy gây hại mạnh với mật độ cao nhất khi cây đang trong giai đoạn cây con, ở ruộng có công thức xen canh là 12.9 con/m2 thấp hơn rất nhiều so với ruộng độc canh là 21.8 con/m2. Việc trồng xen cây khác họ (cà pháo) vào ruộng

rau họ hoa thập tự có khả năng xua đuổi bọ nhảy, làm hạn chế nguồn ký chủ của bọ nhảy.

Hình 4.4: Điều tra mật độ bọ nhảy trưởng thành tại ruộng cải bắp xen cà pháo và ruộng độc canh cải bắp vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

(Nguồn: Nguyễn Thị Hiền)

Bên cạnh đó, xen canh cây trồng cũng là một trong các biện pháp biện quan trọng nhằm bảo vệ và khích lệ sự phát triển của các loài thiên địch. Trồng xen cà pháo với cải bắp tự tạo điều kiện sống thuận lợi thu hút nhiều loài thiên địch, làm đa dạng quần thể loài thiên địch trên ruộng rau, từ đó khống chế được số lượng bọ nhảy, hạn chế sự gây hại của chúng, tăng hiệu quả phòng trừ. Ngoài ra còn giúp bà con nông dân sử dụng tối đa nguồn tài nguyên đất, tránh để lãng phí đất và phân bón, tăng thu nhập cho người nông dân.

Hình 4.5: Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong P. striolata ở công thức xen canh vụ xuân hè 2014 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Một phần của tài liệu “Diễn biến số lượng và biện pháp phòng trừ bọ nhảy sọc cong vỏ lạc phyllotreta striolata hại rau họ hoa thập tự vụ xuân hè năm 2014 tại gia lâm hà nội” (Trang 39 - 42)