1.2.2.1. Dân cư
Tỉnh Sóc Trăng có 3 huyện ven biển gồm huyện Vĩnh Châu, huyện Long Phú và huyện Cù Lao Dung với 30 xã và 3 thị trấn. Các xã ven biển có một số dân tộc sinh sống; trong đó chủ yếu là người Kinh, Khmer và Hoa. Họ sống tương đối tập
24
trung ở ven đường quốc lộ, ven biển và dọc theo các kênh rạch lớn... Năm 2000, dân số của tỉnh là 1.191.300 người; năm 2005 có khoảng 1.269.914 người, năn 2006 có 1.276.473 người, năm 2008 sơ bộ có 1.295.064 người. Dân số thành thị chiếm 19,8%, thấp hơn trung bình cả nước (21%). Dân tộc Kinh chiếm 65%, dân tộc Khmer chiếm 28,9%, dân tộc Hoa chiếm 6,1%. Phần lớn dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (61,9%). Ở các huyện ven biển mật độ dân số là 328 người/km2 (bảng 1.7).
Bảng 1. 7. Diện tích và dân số các huyện ven biển Sóc Trăng
Thông số Huyện Số xã Diện tích (km2) Dân số năm 2008 (người) Mật độ dân (người/km2) Huyện Long Phú 15 453,5 188461 416
Huyện Cù Lao Dung 08 261,4 63750 244
Huyện Vĩnh Châu 10 473,4 155710 329
Tổng số 33 1188,3 407941 329
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 2008
1.2.2.2. Lao động và việc làm
Lao động trong độ tuổi năm 2012 là khoảng 823.151 người, chiếm 64,7% dân số toàn tỉnh [9]. Bình quân hàng năm, lực lượng lao động tình tăng thêm khoảng 0,8 - 1 vạn người.
Về cơ cấu lao động theo vùng, lao động thành thị chiếm 21,71%, lao động nông thôn chiếm tỷ lệ 78,29% tổng số lao động toàn tỉnh. Theo ngành kinh tế, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 67,78% tổng số lao động trong các ngành kinh tế, lao động trong ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thấp.
Nhìn chung, chất lượng nguồn lực của tình trong thời gian qua từng bước nâng lên. Tỷ lệ lao động được đào tạo từ 8,7% năm 2008 tăng lên 12% năm 2012. Tuy nhiên, nếu so với các tỉnh đồng bằng sông cửu Long thì tỷ lệ lao động qua đào tạo của Sóc Trăng là thấp nhất trong vùng.
25
1.2.2.3. Các ngành văn hóa xã hội a) Giáo dục
Mạng lưới về giáo dục - đào tạo của tỉnh đang từng bước ổn định và có quy mô hợp lý. Toàn tính hiện có 73 trường giáo dục mầm non (so với năm học 2001 - 2002 tăng 35 trường) và 399 trường phổ thông (270 trường tiểu học, 102 trường trung học cơ sơ, 27 trường trung học phổ thông).
Công tác xây dựng trường lớp và trang thiết bị dạy học từng bước đáp ứng yêu cầu, không còn tình trạng học 3 ca; phần lớn các trường đã được xây dựng mới theo hướng kiên cố hóa. Đên nay, toàn tỉnh có 01 trường mầm non, 28 trường tiểu học, 01 trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
b) Y tế
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm; phòng trị bệnh đạt kết quả tốt, không xảy ra dịch bệnh lớn; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ y tế cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đội ngũ y, bác sĩ được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dan. Kết quả đến cuối năm 2005, có 90% xã có bác sĩ; đạt 10,8 giường bệnh/1 vạn dân; trên 98% dân cư được tiếp nhận các dịch vụ y tế; 71,36% hộ dân sử dụng nước sạch, trong đó nông thôn đạt 70,5%. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em được tỉnh quan tâm, do đó, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đã giảm từ 33,81% năm 2000 xuống còn 23,5% năm 2005.
c) Công tác xóa đói giảm nghèo
Trong các năm qua, tỉnh đã tập trung xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, hạ thấp tỉ lệ tăng dân số, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận được các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, từng bước cải thiện đời sống người dân.
Tỉnh đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp xóa nghèo như vay vốn sản xuất, lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn, động viên mọi người cùng tham gia công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện việc mua bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, miễn
26
giảm học phí cho học sinh nghèo, lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo,... Từ những sự quan tâm trên, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong thời gian qua đạt được kết quả khả quan được Trung ương và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.