ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng ven biển sóc trăng và khoáng sản vật liệu xây dựng liên quan (Trang 28)

1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Tỉnh Sóc Trăng trong những năm gần đây đã cơ bản hoàn chỉnh được hệ thống thủy lợi tạo nguồn cho 147.000ha canh tác, tưới 110.000ha, tiêu úng 135.000ha; hình thành hệ thống đê ngăn mặn dài 500km... Đã có đường ô tô đến 82/98 xã, đường điện tới 81/98 xã, số hộ sử dụng nước sạch tăng từ 55,7 lên 80% (ở đô thị), từ 8% lên 50% (ở nông thôn). Tổng số thuê bao điện thoại cố định là 36.311 máy, đạt mật độ 03 máy/100 dân [9].

22

Hiện nay, toàn tỉnh có 507 trường học với 8.624 phòng học 242.605 học sinh. Năm 1999 tỉnh đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ; 100% số xã phường thị trấn có trạm y tế, phòng hộ sinh, tủ thuốc phổ thông (cả tỉnh có 470 bác sỹ và 656 y sỹ làm việc tại 126 cơ sở y tế trong đó có 11 bệnh viện đa khoa, 12 phòng khám đa khoa, 105 trạm y tế xã phường).

Theo định hướng, Sóc Trăng tập trung phát triển ngành nông nghiệp và thủy sản vì đây là 2 thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh đó tỉnh cũng đã chú ý củng cố và đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm thực phẩm truyền thống cũng như các ngành kinh tế mới mang lại giá trị kinh tế cao như cảng biển, nhà máy nhiệt điện.

1.2.1.1. Về nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2008 là 322.250 ha, gieo trồng cả 3 vụ có năng suất bình quân 54,1 tạ/ha, đạt sản lượng 1.743.500 tấn [9]. Bình quân lương thực đầu người là 1.346kg/người. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 là 11.672.666 triệu đồng. Số lượng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng.

1.2.1.2. Về thủy sản

Trong những năm gần đây ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng phát triển không ngừng. Năm 1992, diện tích nước mặt nuôi trồng thủy sản trong tỉnh là 19.799 ha đến năm 2008 đã là 67.678ha. Tổng sản lượng thủy sản tăng từ 51.880 tấn (năm 2001) lên đến 172.500 tấn (năm 2008) (bảng 1.6). Hiện nay, toàn tỉnh có 744 tàu đánh bắt hải sản, trong đó có 168 tàu trên 90 mã lực. Giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, từ 160,284 triệu USD (năm 2000) lên 334,169 triệu USD năm 2008.

Bảng 1. 6. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng hải sản ở Sóc Trăng (1992 - 2008)

Sản lượng (tấn) 2001 2005 2006 2007 2008

Đánh bắt 33.200 29.235 31.870 34.370 34.316

Nuôi trồng 18.680 71.708 82.080 104.630 138,184

Tổng số 51.880 100.943 113.950 139.000 172.500

23

1.2.1.3. Về công nghiệp

Sóc Trăng hiện có 6.412 cơ sở sản xuất công nghiệp (năm 2008) hoạt động chủ yếu trong ba lĩnh vực chính là công nghiệp khai thác (khai thác muối, khai thác các loại mỏ khác), công nghiệp chế biến (gồm các ngành thực phẩm và đồ uống, dệt, trang phục, sản phẩm da, chế biến gỗ…), công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, nước…. Năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 6.419.692 triệu đồng (giá hiện hành), đến năm 2008 đã tăng lên đến 9.499.163 triệu đồng. Sản xuất công nghiệp của tỉnh phát triển với tốc độ chưa cao, hiện tại tỉnh chưa xây dựng khu công nghiệp tập trung. Trong thời gian sắp tới tỉnh Sóc Trăng định hướng phát triển nền công nghiệp của tỉnh lên một tầm cao mới. Tỉnh đã được đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phú (tại huyện Long Phú – Sóc Trăng) với tồng kinh phí đầu tư lên đến hơn 5.000 tỷ đồng. Nhà máy nhiệt điện sau khi hoàn thành và đi vào sử dụng sẽ cung cấp điện cho toàn tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển.

1.2.1.4. Về thương mại dịch vụ

Thương mại - dịch vụ và khách sạn, nhà hàng của tỉnh Sóc Trăng phát triển tập trung chủ yếu ở thị xã, thị trấn và các huyện. Tính đến năm 2008 toàn tỉnh hiện có 42.764 đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng (trong đó có 629 doanh nghiệp và 42.135 cơ sở tư nhân kinh doanh). Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn năm 2008 đạt 18.716,1 tỷ đồng. Với mạng lưới thương mại - dịch vụ này đã đảm bảo cho việc lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa.

1.2.2. Tình hình phát triển xã hội

1.2.2.1. Dân cư

Tỉnh Sóc Trăng có 3 huyện ven biển gồm huyện Vĩnh Châu, huyện Long Phú và huyện Cù Lao Dung với 30 xã và 3 thị trấn. Các xã ven biển có một số dân tộc sinh sống; trong đó chủ yếu là người Kinh, Khmer và Hoa. Họ sống tương đối tập

24

trung ở ven đường quốc lộ, ven biển và dọc theo các kênh rạch lớn... Năm 2000, dân số của tỉnh là 1.191.300 người; năm 2005 có khoảng 1.269.914 người, năn 2006 có 1.276.473 người, năm 2008 sơ bộ có 1.295.064 người. Dân số thành thị chiếm 19,8%, thấp hơn trung bình cả nước (21%). Dân tộc Kinh chiếm 65%, dân tộc Khmer chiếm 28,9%, dân tộc Hoa chiếm 6,1%. Phần lớn dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (61,9%). Ở các huyện ven biển mật độ dân số là 328 người/km2 (bảng 1.7).

Bảng 1. 7. Diện tích và dân số các huyện ven biển Sóc Trăng

Thông số Huyện Số xã Diện tích (km2) Dân số năm 2008 (người) Mật độ dân (người/km2) Huyện Long Phú 15 453,5 188461 416

Huyện Cù Lao Dung 08 261,4 63750 244

Huyện Vĩnh Châu 10 473,4 155710 329

Tổng số 33 1188,3 407941 329

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 2008

1.2.2.2. Lao động và việc làm

Lao động trong độ tuổi năm 2012 là khoảng 823.151 người, chiếm 64,7% dân số toàn tỉnh [9]. Bình quân hàng năm, lực lượng lao động tình tăng thêm khoảng 0,8 - 1 vạn người.

Về cơ cấu lao động theo vùng, lao động thành thị chiếm 21,71%, lao động nông thôn chiếm tỷ lệ 78,29% tổng số lao động toàn tỉnh. Theo ngành kinh tế, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 67,78% tổng số lao động trong các ngành kinh tế, lao động trong ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thấp.

Nhìn chung, chất lượng nguồn lực của tình trong thời gian qua từng bước nâng lên. Tỷ lệ lao động được đào tạo từ 8,7% năm 2008 tăng lên 12% năm 2012. Tuy nhiên, nếu so với các tỉnh đồng bằng sông cửu Long thì tỷ lệ lao động qua đào tạo của Sóc Trăng là thấp nhất trong vùng.

25

1.2.2.3. Các ngành văn hóa xã hội a) Giáo dục

Mạng lưới về giáo dục - đào tạo của tỉnh đang từng bước ổn định và có quy mô hợp lý. Toàn tính hiện có 73 trường giáo dục mầm non (so với năm học 2001 - 2002 tăng 35 trường) và 399 trường phổ thông (270 trường tiểu học, 102 trường trung học cơ sơ, 27 trường trung học phổ thông).

Công tác xây dựng trường lớp và trang thiết bị dạy học từng bước đáp ứng yêu cầu, không còn tình trạng học 3 ca; phần lớn các trường đã được xây dựng mới theo hướng kiên cố hóa. Đên nay, toàn tỉnh có 01 trường mầm non, 28 trường tiểu học, 01 trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

b) Y tế

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm; phòng trị bệnh đạt kết quả tốt, không xảy ra dịch bệnh lớn; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ y tế cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đội ngũ y, bác sĩ được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dan. Kết quả đến cuối năm 2005, có 90% xã có bác sĩ; đạt 10,8 giường bệnh/1 vạn dân; trên 98% dân cư được tiếp nhận các dịch vụ y tế; 71,36% hộ dân sử dụng nước sạch, trong đó nông thôn đạt 70,5%. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em được tỉnh quan tâm, do đó, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đã giảm từ 33,81% năm 2000 xuống còn 23,5% năm 2005.

c) Công tác xóa đói giảm nghèo

Trong các năm qua, tỉnh đã tập trung xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, hạ thấp tỉ lệ tăng dân số, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận được các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, từng bước cải thiện đời sống người dân.

Tỉnh đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp xóa nghèo như vay vốn sản xuất, lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn, động viên mọi người cùng tham gia công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện việc mua bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, miễn

26

giảm học phí cho học sinh nghèo, lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo,... Từ những sự quan tâm trên, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong thời gian qua đạt được kết quả khả quan được Trung ương và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

1.2.3. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

1.2.3.1. Giao thông

a) Giao thông đường bộ

Từ Sóc Trăng có thể đi đến trung tâm các tỉnh, các đô thị khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Nam bộ bằng cả đường bộ lẫn đường thủy. Quốc lộ 1 nối liền Sóc Trăng với các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Sóc Trăng cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Hệ thống đường bộ từ thành phố Sóc Trăng đến các huyện, xã khá phát triển với 8 tuyến tỉnh lộ có chiều dài 277 km. Tuy nhiên việc di chuyển bằng đường bộ để khảo sát dải đất liền ven biển rất khó khăn. Ở huyện Cù Lao Dung chỉ có một trục chính chạy dọc huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến sát tuyến đê biển. Tỉnh lộ 8 (ĐT8) là tuyến đường chính nối thành phố Sóc Trăng với cảng Trần Đề (huyện Long Phú). Hiện nay nhà nước đang đầu tư xây dựng tuyến đường kè sát biển từ Long Phú đi Vĩnh Châu. Tuy vậy việc di chuyển bằng đường bộ ở đây còn rất khó khăn.

b) Giao thông đường thủy

Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất phát triển với mạng lưới dày đặc kênh rạch nối với sông Hậu và sông Mỹ Thạnh. Bằng đường thủy có thể đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ra biển theo 3 cửa: Định An, Trần Đề, Mỹ Thạnh. Tuy vậy luồng lạch ra vào hai cửa Trần Đề và Mỹ Thạnh rất phức tạp do quá trình bồi lắng làm thay đổi luồng lạch ở sông diễn ra nhanh và bất thường. Hiện tàu lớn vận chuyển hàng hóa vào cảng Trần Đề phải đi vòng theo cửa Định An - Đại Ngọc và xuôi về cảng. Hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng dự án cải tạo tuyến luồng vào cảng Trần Đề để tàu 1.000 tấn có thể ra vào mà không phụ thuộc chế độ triều nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển của địa phương. Trong đó có nhiệm vụ vận chuyển than nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện Long Phú (khởi công ngày 19/5/2009).

27

1.2.3.2. Công trình thủy lợi

Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Nguồn nước từ sồng Hậu chảy vào kênh mương trong tỉnh và qua hệ thống cống thủy lợi trên kênh dẫn vào đồng ruộng. Ở hạ lưu sông Hậu, sông Mỹ Thanh khi triều lên nước mặn xâm nhập rất sâu vào nội địa. Để bảo vệ đồng ruộng tỉnh đã triển khai công tác thủy lợi trên 7 vùng dự án, bao gồm: dự án Quản Lộ

-Phụng Hiệp (diện tích 76.000 ha), dự án Kế Sách (diện tích 53.000 ha), dự án Ba Rinh - Tà Liêm (diện tích 44.000 ha), dự án Long Phú - Tiếp Nhật (diện tích 44.000 ha), dự án ven biển Đông (diện tích 46.000 ha), dự án cù lao sông Hậu (diện tích 24.000 ha) và dự án Thạch Mỹ (diện tích 24.000 ha). Trong thời gian qua, tỉnh đã tăng cường thực hiện đúng đắn đê bao ven sông, biển kết hợp các cống ngăn mặn và tiêu nước, đảm bảo cho việc phát triển nồng lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Hiện toàn tình có i.470 km kênh, 451 km đê và 68 cống.

Nhìn chung, các công trình thủy lợi hiện đang phát huy khả năng ngăn mặn, tiêu úng, tháo chua cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp, chủ động tưới tiêu quanh năm và trong cả những năm có điều kiện thời tiết - thủy văn bất thường. Ngoài ra còn đảm bảo tạo nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt người dân sống ở vùng sâu, vùng nông thôn của tình.

1.2.3.3. Hệ thống cấp điện

Nguồn điện lưới quốc gia qua trạm biến áp Sóc Trăng hiện có đặt tại ngã ba Quốc lộ 1 với đường Phú Lợi, gồm 2 máy biến áp: 110/22 KV - 25 MVA (3 lộ ra) và 110/22 KV - 40 MVA (4 lộ ra), nhận điện từ trạm 220 /110 KV Trà Nóc (thông qua đường dây 110 KV Trà Nốc - Sóc Trăng) và trạm 220/110 KV Bạc Liêu (thông qua đường dây 110 KV Bạc Liêu - Sóc Trăng). Hiện toàn bộ lưới điện trung thế là 22 KV và lưới điện phân phối trung hạ thế tương đối hoàn chỉnh. Đây là một thuận lợi lớn trong cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất. Đến cuối năm 2005, tỉnh đã điện khí hóa cho 208.536/267.380 hộ dân, đạt tỷ lệ 77,99%.

28

Chương 2

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Lịch sử nghiên cứu địa chất và tìm kiếm khoáng sản vùng nghiên cứu có thể chia làm hai giai đoạn: trước và sau năm 1975.

2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 2.1.1. Giai đoạn trước 1975 2.1.1. Giai đoạn trước 1975

2.1.1.1. Các khu vực đất liền ven biển và đảo

Các công trình nghiên cứu địa chất, khoáng sản trong khu vực có số lượng ít và chỉ mới phác họa những nét sơ lược về địa chất vùng.

- Từ năm 1956 đến năm 1965, Saurin E đã có một số công trình [7,8]: + “ Đông Dương, các đá, mỏ và sự liên quan có thể của chúng với kiến tạo” + “Từ điển địa chất Đông Dương”

+ Trong thuyết minh cho bản đồ địa chất tỉ lệ 1/500.000, ông đã nêu thêm một số vấn đề như nguồn gốc laterit trong phù sa cổ. Năm 1962 ông đã phác họa lịch sử và cơ chế kiến tạo “ Đồng bằng Nam Bộ”. Năm 1965 ông đưa ra những nhận định về tân kiến tạo đề cập đến nguồn gốc địa hình trong nghiên cứu của mình.

+ Năm 1957 khi nghiên cứu các thành tạo trẻ dọc biển Việt Nam, ông đã xác định có hai bậc thềm: thềm 4m và thềm 10 - 15m.

- Năm 1967, hải quân Mỹ đã bay đo từ hàng không tỉ lệ 1/100.000 trên toàn bộ diện tích phía Nam vĩ tuyến 17. Trần Nho Lâm đã thành lập bản đồ dị thường Ta và bản đồ phân vùng cấu trúc cùng tỉ lệ dựa theo tài liệu này.

Các nghiên cứu về trầm tích Kainozoi của bồn trũng Cửu Long ở đồng bằng sông Mekong và khả năng chứa nước ngầm cũng như xây dựng của chúng do Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ thực hiện từ năm 1969 - 1971. Sau này được khái quát lại trong công trình “So sánh delta Mississipi và Mekong” của Kolb C.R. và Dornbusch W.K. năm 1975.

29

2.1.1.2. Vùng biển

- Năm 1920, Viện Hải dương học Nha Trang đã khảo sát biển ven bờ Việt Nam trên tàu De Lanessen.

- Năm 1939, các nhà khoa học Pháp đã tiến hành thu thập một số mẫu bùn vùng nghiên cứu. Saurin E. đưa ra khái niệm về phù sa cổ và phù sa trẻ để phân chia các trầm tích Kainozoi ở phần Đông Nam Đông Dương.

- Năm 1959 - 1961 chương trình nghiên cứu "NAGA" điều tra biển Đông của Viện Hải dương học SCRIPP - California - Mỹ kết hợp cùng Thái Lan đem lại nhiều tài liệu có giá trị. Các tác giả Klauns (1961), Niino, Emery (1961, 1963) đã khẳng định có trường trầm tích bùn sét và nghiên cứu chi tiết hơn về thành phần cát - bột - sét, trong đó có loại tha sinh và tự sinh (?).

- Một số kết quả khác là lập bản đồ độ sâu đáy biển ở tỉ lệ 1/100.000 từ vĩ tuyến 16 trở xuống trong đó có vùng nghiên cứu.

- Trong những 1969 - 1974, các công ty nước ngoài như Mobil, Mandrel Pecten, Westera Geophysical - Mỹ, Geco - NaUy, CGG - Pháp tiến hành đo đạc

Một phần của tài liệu Đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng ven biển sóc trăng và khoáng sản vật liệu xây dựng liên quan (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)