VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG
4.1. NGUYÊN TẮC PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XÂY DỰNG
Dựa theo các tiền đề, dấu hiệu đã biết để phân tích, so sánh một cách tổng quát mối quan hệ giữa chúng cũng như qui mô trữ lượng, chất lượng, khả năng sử dụng... để có thể phân vùng triển vọng khoáng sản vật liệu xây dựng. Ở đây khoanh định các diện tích có triển vọng dựa theo tiêu chuẩn sau [10,11]:
Vùng triển vọng loại (a)
+ Có kết quả phân tích các mẫu tầng mặt hoặc dưới sâu đạt tiêu chuẩn chất lượng vật liệu xây dựng của Bộ Xây dựng Việt Nam (cát dùng cho bê tông nặng, cát dùng làm vữa xây trát …), có cấu trúc thuận lợi, được xác định rõ các yếu tố địa chất liên quan với khoáng sản đã biết, cả trên băng địa chấn nông độ phân giải cao.
+ Xác định được chiều dày lớp trầm tích triển vọng vật liệu xây dựng bằng các công trình sâu (khoan, hút piston tay…) kết hợp với luận giải qua tài liệu địa chấn nông độ phân giải cao.
+ Chiều dày lớp trầm tích >1m.
Vùng triển vọng loại (b)
+ Có kết quả phân tích các mẫu tầng mặt hoặc dưới sâu đạt tiêu chuẩn chất lượng vật liệu xây dựng của Bộ Xây dựng Việt Nam (cát dùng làm vữa xây trát, cát san lấp), có cấu trúc thuận lợi được xác định rõ các yếu tố địa chất liên quan với khoáng sản đã biết, kể cả trên băng địa chấn nông độ phân giải cao, có dấu hiệu vật liệu xây dựng như cát sạn có khả năng đạt chất lượng.
+ Xác định được chiều dày lớp trầm tích triển vọng vật liệu xây dựng bằng luận giải qua tài liệu địa chấn nông độ phân giải cao.
56
Vùng triển vọng khoáng sản loại (c): các diện tích còn lại có tiềm năng vật
liệu xây dựng, vật liệu san lấp..v..v
Cấp tài nguyên dự kiến là 334a, 334b.