(1951 – 1953 )
1. Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương
a) Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh
Biết được sau chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950, Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương:
- Mĩ can thiệp sâu vào Đông Dương; ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (12/1950), tăng cường viện trợ cho Pháp và tay sai, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
- Tháng 9/1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước kinh tế Việt – Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
b) Kế hoạch ĐờLát đơ Tátxinhi
Trình bày được âm mưu và hành động mới của Pháp- Mĩ sau chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950, cụ thể là kế hoạch quân sự Đờ Lát đơ Tátxinhi:
- Cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi nhằm nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh.
- Nội dung kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi: xây dựng lực lượng cơ động chiến lược, xây dựng phòng tuyến công sự bằng xi măng cốt sắt (boongke), lập vành đai trắng, đánh phá hậu phương của ta.
- Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi đẩy cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lên một quy mô lớn, cuộc kháng chiến của ta ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn phức tạp.
2. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951).
Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951): - Nội dung Đại hội:
+ Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong chặng đường đã qua.
+ Đại hội thông qua báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Tổng bí thư Trường Chinh, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập, xóa bỏ những tàn tích phong kiến thực hiện “Người cày có ruộng” phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
+ Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một đảng Mác-Lênin riêng, có cương lĩnh phù hợp. Ở Việt Nam, đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
+ Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới...Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
- Ý nghĩa của Đại hội.
+ Đại hội toàn quốc lần II của Đảng đánh bước phát triển mới, bước trưởng thành của Đảng ta, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với kháng chiến.
+ Đây là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”
Hình 51 - ảnh Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.
Trình bày được những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế từ năm 1951 đến năm 1952 ; ý nghĩa và tác dụng đối với cuộc kháng chiến:
- Về chính trị:
+ Tháng 3/1951, Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt, cùng với đó Mặt trận liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào cũng được thành lập.
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc họp (5/1952) bầu chọn 7 anh hùng (Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị…)
- Về kinh tế:
+ Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. Năm 1953, vùng tự do sản xuất được hơn 2.757.000 tấn thóc.
+ Thủ công và công nghiệp đáp ứng được những yêu cầu về công cụ sản xuất và những mặt hàng thiết yếu, về thuốc men, quân trang, quân dụng.
+ Đầu năm 1953, ta thực hiện triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất ở vùng tự do Thái Nguyên, Thanh Hóa.
- Về văn hóa, giáo dục, y tế:
+ Tiến hành cuộc cải cách giáo dục, đến năm 1952 có trên 1 triệu học sinh phổ thông ; khoảng 14 triệu người thoát nạn mù chữ...
+ Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập mọi mặt đời sống chiến đấu và sản xuất.
+ Các hoạt động y tế được phát triển, như vệ sinh phòng bệnh, bài trừ mê tín dị đoan... Hình 52 - Ảnh Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh – Liên Việt.
4. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường
a) Các chiến dịch ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối năm 1950 đến giữa năm 1951)
Biết được sau chiến thắng Biên giới thu-đông năm 1950, ta liên tiếp mở các chiến dịch giữ vững thế chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ:
- Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, ta liên tục mở 3 chiến dịch Trần Hưng Đạo (chiến dịch Trung du), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch đường số 18) và chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà – Nam – Ninh).
- Đánh vào phòng tuyến không kiên cố của địch ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Nhưng kết quả bị hạn chế.
b) Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951- 1952
Biết được nét chính về chiến dịch Hoà Bình:
- Pháp cho lực lượng cơ động lớn tiến đánh Chợ Bến (11/1951), sau đó tiến đánh Hòa Bình. Ta mở chiến dịch phản công và tiến công địch ở Hòa Bình.
- Chiến dịch kết thúc, ta giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình – sông Đà, căn cứ du kích được được mở rộng nối liền từ Bắc Giang xuống Bắc Ninh tới sát đường 5, qua Hưng Yên, Hải Dương...
c) Chiến dịch Tây Bắc thu – đông năm 1952
Trình bày được nét chính về chiến dịch Tây Bắc:
- Giữa tháng 10/1952 đến tháng 12/1952, ta mở chiến dịch Tây Bắc, tiến công địch ở Mộc Châu, Thuận Châu, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái .