Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam Trong cuộc khai thác này, Pháp tăng cường đầu tư vốn với tốc độ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử 12 (Trang 26 - 27)

ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam. Trong cuộc khai thác này, Pháp tăng cường đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế.

- Nông nghiệp là ngành có số vốn đầu tư nhiều nhất, chủ yếu vào đồn điền cao su, diện tích đồn điền cao su mở rộng, nhiều công ti cao su ra đời.

- Trong công nghiệp, Pháp chú trọng đầu tư khai thác mỏ than, đầu tư thêm vào khai thác kẽm, thiếc, sắt; mở mang một số ngành công nghiệp chế biến.

- Thương nghiệp, ngoại thương có bước phát triển mới, giao lưu nội địa được đẩy mạnh hơn. - Giao thông vận tải được phát triển, đô thị được mở rộng, dân cư đông hơn.

- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương. - Ngoài ra Pháp còn thực hiện chính sách tăng thuế.

- Vẽ lược đồ Việt Nam để xác định những nguồn lợi kinh tế của tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương

b) Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp

Biết được những nét chính của các chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp:

- Về chính trị: thực dân pháp tăng cường chính sách cai trị, thi hành một số cải cách chính trị - hành chính như đưa thêm người Việt vào các công sở, lập Viện dân biểu ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.

- Về văn hóa - giáo dục: hệ thống giáo dục được mở rộng hơn, gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học. Sách báo được xuất bản ngày càng nhiều, văn hóa phương Tây xâm nhập mạnh vào Việt Nam.

Trình bày được dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tạo ra sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam; mâu thuẫn xã hội Việt Nam càng thêm sâu sắc:

- Về kinh tế:nền kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới; kỹ thuật và nhân lực được đầu tư. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc hậu, nghèo, lệ thuộc vào kinh tế Pháp. đầu tư. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc hậu, nghèo, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử 12 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w