trong vụ hè thu 2013
3.2.1. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống đậu tương
sự tăng trƣởng về lƣợng của các yếu tố cấu trúc nên cây dẫn đến sự tăng lên về số lƣợng, kích thƣớc, thể tích, sinh khối của tế bào, mô. Phát triển là quá trình phát triển về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng. Hai quá trình này diễn ra đan xen liên tục trong suốt chu kỳ sống của cây và đƣợc chia làm các giai đoạn khác nhau, đánh dấu bƣớc trƣởng thành trên cơ thể thực vật.
Đánh giá sự sinh trƣởng, phát triển của cây đậu tƣơng là cơ sở cho việc đánh giá các dòng, giống; ngoài ra còn đề ra các biện pháp kỹ thuật để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất.
Cây đậu tƣơng có 5 thời kỳ sinh trƣởng và phát triển (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự, 1966) [12].
* Thời kỳ mọc mầm
Đây là thời kỳ đầu tiên trong chu kỳ sinh trƣởng của cây đậu tƣơng đƣợc tính từ khi gieo đến khi mầm nhô lên khỏi mặt đất và hai lá mầm xòe ra. Thời kì mọc mầm cây đậu tƣơng sinh trƣởng chủ yếu dựa vào chất dinh dƣỡng do diệp tử và lá mầm cung cấp để phát triển triển thành thân non và bộ rễ. Thời kỳ này có liên quan trực tiếp đến mật độ ban đầu và do đó ảnh hƣởng đến năng suất thực thu sau này. Điều kiện ngoại cảnh, phẩm chất hạt giống, kỹ thuật gieo trồng ảnh hƣởng đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống đậu tƣơng.
Tỷ lệ mọc mầm là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng hạt giống. Giống có sức nảy mầm khỏe, tỷ lệ mọc mầm cao là tiền đề cho cây sinh trƣởng phát triển tốt các giai đoạn sau. Việc theo dõi tỷ lệ nảy mầm và thời gian mọc mầm cho ta biết sức nẩy mầm của hạt cũng nhƣ chuẩn bị tốt lƣợng hạt giống trƣớc khi gieo và mật độ gieo ban đầu thích hợp.
Các dòng, giống khác nhau có thời gian mọc mầm khác nhau.Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của 10 dòng, giống đƣợc thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trƣởng của các dòng, giống đậu tƣơng
Tên dòng, giống Tỷ lệ mọc mầm (%) Từ gieo – mọc (ngày) Từ mọc – ra hoa (ngày) Từ ra hoa – hết hoa (ngày) Từ hết hoa – chín (ngày) Tổng thời gian sinh trƣởng (ngày) ĐT22 88,5 4 37 16 37 94 AU1 80,2 6 34 19 36 95 AU2 81 5 37 20 38 100 AU3 85,2 4 37 20 34 95 AU4 89,4 6 37 19 42 104 AU5 91,9 4 38 19 39 100 AU6 81,9 5 40 17 43 105 AU7 93,5 6 38 19 38 101 AU8 86 5 40 17 39 101 AU9 84,4 5 38 19 40 102
Qua bảng 3.2 nhận thấy: thời gian mọc mầm của các dòng, giống biến động từ 4 - 6 ngày sau gieo. Trong đó các dòng, giống có thời gian từ gieo đến mọc mầm là 4 ngày nhƣ: giống đối chứng ĐT22, dòng AU3 và AU5; 4 dòng: AU2, AU6, AU8, AU9 có thời gian mọc 5 ngày và 3 dòng có thời gian mọc dài hơn nhƣ: AU1, AU4, AU7 kéo dài đến 6 ngày sau gieo.
Tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống khác nhau là khác nhau biến động trong khoảng 80,2% – 93,5%. Trong đó, dòng AU1 có tỷ lệ mọc mầm thấp nhất đạt 80,2%, giống đối chứng ĐT22 có tỷ lệ mọc mầm là 88,5%. Nhìn chung các dòng AU4, AU5, AU7 có tỷ lệ mọc mầm cao hơn giống đối chứng còn lại các dòng đều thấp hơn giống đối chứng, dòng có tỷ lệ mọc mầm cao nhất là AU7 (93,5%). Tuy nhiên thời gian mọc mầm và tỷ lệ mọc mầm của
các dòng, giống trong tập đoàn khảo sát là đạt yêu cầu, đảm bảo mật độ cây phù hợp, thuận lợi cho chăm sóc, đảm bảo cho sự phát triển các dòng, giống sau này.
* Thời kỳ cây con
Thời kỳ này đƣợc tính từ mọc đến khi ra hoa, đây là thời kỳ sinh trƣởng sinh dƣỡng quan trọng quyết định đến số lá, số đốt, số cành và sự phân hóa mầm hoa của cây, ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất.
Qua bảng 3.2 cho thấy thời gian từ mọc đến ra hoa biến động từ 34 – 40 ngày, trong đó giống đối chứng (ĐT22) là 37 ngày, dòng có thời gian từ mọc đến ra hoa muộn nhất là AU6 và AU8 (40 ngày), dòng AU1 có thời gian từ mọc đến ra hoa ngắn nhất (34 ngày).
* Thời kỳ ra hoa
Thời kỳ này tính từ khi hoa đầu tiên bắt đầu nở đến khi hoa cuối cùng nở, là giai đoạn cây đậu tƣơng bắt đầu chuyển từ sinh trƣởng sinh dƣỡng sang sinh trƣởng sinh thực với đặc trƣng là quá trình ra hoa và đậu quả. Thời gian nở hoa của đậu tƣơng thƣờng kéo dài hơn các cây màu khác.Thời kỳ này rất quan trọng có tính chất quyết định đến số hoa hữu hiệu, số quả trên cây và năng suất thực thu của cây. Khác với một số cây trồng khác, cây đậu tƣơng hai quá trình sinh trƣởng sinh thực và sinh trƣởng sinh dƣỡng cùng song song, trong thời gian nở hoa thân cành, lá, rễ vẫn tiếp tục phát triển mạnh, cần điều chỉnh hai quá trình này hợp lý để thu đƣợc năng suất cao nhất. Giai đoạn này dài hay ngắn tuỳ vào đặc tính của giống, giống chín sớm thì giai đoạn này kết thúc sớm, giống chín muộn thì giai đoạn này kết thúc muộn, ngoài ra còn phụ thuộc vào thời vụ, vĩ độ (độ dài ngày). Cây đậu tƣơng thời kỳ này rất mẫn cảm với những biến đổi của ngoại cảnh, nếu điều kiện không thuận lợi hoa bị rụng, tỉ lệ đậu quả thấp, nhiều quả lép ảnh hƣởng tới năng suất.
- Các dòng, giống ra hoa từ 39 đến 45 ngày sau gieo, sớm nhất là dòng AU1 (40 ngày), muộn nhất là dòng AU6 và AU8 (45 ngày).
- Thời gian nở hoa của các dòng, giống biến động từ 16 đến 20 ngày, có thời gian nở hoa tập trung nhất là giống đối chứng ĐT22 (16 ngày) và dòng có thời gian nở hoa rải rác nhất là AU2 và AU3 (20 ngày).
* Thời kỳ hình thành quả, hạt
Giữa thời kỳ này và thời kỳ nở hoa không có ranh giới rõ ràng thƣờng trên một cây xuất hiện đồng thời cả nụ, hoa, quả trên cùng một cây hoặc cùng một đốt hoa. Thời kỳ từ ra hoa đến chín quả sinh trƣởng sinh dƣỡng bắt đầu chậm lại, các chất dinh dƣỡng tích lũy ở thân lá đƣợc chuyển vào hạt, tỷ lệ quả chắc là do hàm lƣợng các chất tích lũy ở thân lá từ các thời kỳ trƣớc và trong thời kỳ này quyết định. Thời kỳ này ảnh hƣởng rõ rệt đến năng suất. Nếu trong thời kỳ này thân lá phát triển tốt thì đậu tƣơng có khả năng đạt năng suất cao.
* Thời kỳ chín
Thời kỳ chín tính từ khi hết hoa đến chín, phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, ngoài ra còn phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh. Thời kỳ này ở các giống đậu tƣơng khác nhau thì khác nhau, biến động từ 34 - 43 ngày, giống chín sớm AU3 (34 ngày), thời gian từ khi kết thúc ra hoa đến chín ngắn hơn giống chín muộn AU6 (43 ngày). Giống đối chứng ĐT22 có thời gian từ kết thúc ra hoa đến thu hoạch là 37 ngày.
Thời gian sinh trƣởng của các dòng, giống biến động tùy giống, điều kiện sinh thái từng vùng và mùa vụ gieo trồng. Qua bảng 3.2 cho thấy thời gian sinh trƣởng của các dòng giống biến động từ 94 - 105 ngày, trong đó giống đối chứng ĐT22 có thời gian sinh trƣởng ngắn nhất (94 ngày), dài nhất là dòng AU6 (105 ngày). Dựa vào tổng thời gian sinh trƣởng của từng dòng, giống để có thể chia làm các giống ngắn ngày và dài ngày, từ đó có thể bố trí
3.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của một số dòng, giống đậu tương
Chiều cao thân chính là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của cây. Chiều cao cây đƣợc quy định bởi đặc tính di truyền của dòng, giống và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật canh tác. Tốc độ tăng trƣởng chiều cao thân chính tăng dần trong thời kỳ sinh trƣởng sinh dƣỡng, tăng nhanh trong thời kỳ ra hoa và đạt tốc độ cao nhất vào cuối thời kỳ hoa rộ. Tăng trƣởng chiều cao thân chính tác động trực tiếp đến các yếu tố nhƣ quá trình tích lũy các chất, khả năng tích lũy các chất, khả năng vận chuyển các chất, sự phân cành,…đồng thời có liên quan đến tính chống chịu của cây nhƣ chống đổ, chịu hạn…Kết quả theo dõi sự tăng trƣởng chiều cao thân chính của các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm đƣợc thể hiện qua bảng 3.4.
Bảng 3.3. Động thái tăng trƣởng chiều cao thân chính của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm (cm)
Tên dòng, giống
Ngày sau gieo (ngày)
18 25 32 39 46 53 60 67 ĐT22 12,2 22 34,6 44 51,9 54,8 57,6 58 ± 6,2 AU1 9,7 15,2 24,3 29,8 32,6 33,5 35,5 36,2 ± 4,1 AU2 11,4 17,1 24,7 29,3 32,5 35,4 37 37,5 ± 3,6 AU3 10,3 19,5 30 41,2 50,5 58 59,5 60,2 ± 6,6 AU4 13 21,5 31,8 39,5 45,5 61,5 66 70,8 ± 8,3 AU5 13,8 23,8 31,4 46 58,6 65,3 66,4 67,1 ± 7 AU6 10,4 19,5 30,7 40,7 53 61,2 63,9 70,7 ± 6,2 AU7 11,9 20,7 31,4 36,3 49,4 54,3 55,8 66,2 ± 2,9 AU8 13,4 24,2 36 46,1 58,3 69,7 74,2 75,1 ± 4 AU9 10,4 16,6 26,5 35,9 46,6 51,4 51,9 53,3 ± 6,2
0 10 20 30 40 50 60 70 80
18 25 32 39 46 53 60 67 Ngày sau gieo Chiều cao thân
chính (cm) ĐT22 AU1 AU5 AU8 AU9
Biểu đồ 1: Động thái tăng trƣởng chiều cao thân chính của một số dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm
Qua bảng 3.4 và biểu đồ 2 cho thấy chiều cao thân chính của cây không ngừng tăng lên qua các giai đoạn phát triển. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng chiều cao khác nhau tùy từng giống và từng giai đoạn: giai đoạn từ 25 – 53 ngày sau gieo tốc độ tăng trƣởng đạt cao nhất, sau đó giảm dần và tăng rất ít ở giai đoạn từ 60 – 67 ngày sau gieo.
Giai đoạn cây con (18 ngày sau gieo) chiều cao thân chính của các dòng, giống chƣa có sự khác biệt nhiều, biến động từ 9,7 cm (AU1) đến 13,8 cm (AU5), hầu hết các giống đều thấp hơn so với giống đối chứng ĐT22 (12,2 cm).
Giai đoạn từ 25 ngày đến 53 ngày sau gieo tốc độ tăng chiều cao thân chính rất mạnh. Tại thời điểm 53 ngày, chiều cao thân chính của các dòng, giống theo dõi trong thí nghiệm giao động trong phạm vi 33,5 – 69,7 cm. Trong đó dòng AU8 đạt chiều cao lớn nhất ( 69,7 cm), thấp nhất là dòng AU1 (33,5 cm). Giống đối chứng đạt 57,6 cm.
trong khoảng 36,2 – 75,1 cm, trong đó thấp nhất là dòng AU1 (36,2 cm), cao nhất là dòng AU8 (75,1 cm). Giống đối chứng ĐT22 có chiều cao thân chính đạt 58 cm, cao hơn các dòng AU1, AU2, AU9 và thấp hơn các dòng còn lại.
3.2.3. Đặc điểm sinh trưởng bộ rễ của một số dòng, giống đậu tương
Rễ là cơ quan hút nƣớc và dinh dƣỡng để duy trì đời sống của cây, đặc biệt với cây họ đậu nói chung và đậu tƣơng nói riêng, bộ rễ còn là nơi hình thành nốt sần với sự xâm nhập của vi khuẩn Rhizobium Japonicum tạo nên hệ thống rễ cố định nitơ cộng sinh. Khi cây đƣợc khoảng 2 – 3 lá kép (10 – 15 ngày) thì vi khuẩn nốt sần bắt đầu xâm nhập vào rễ để tạo nên các nốt sần đầu tiên. Trên cây đậu tƣơng, các nốt sần phân bố chủ yếu ở vùng cổ rễ. Số lƣợng và khối lƣợng nốt sần tăng lên cùng với quá trình phát triển của cây và đạt cực đại ở thời kỳ quả mẩy. Vào thời kỳ chín, các nốt sần sẽ dần già và rụng đi, vi khuẩn sẽ đƣợc giải phóng vào đất. Tuy nhiên khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần liên quan chặt chẽ đến sự có mặt của leghemoglobin, đây là một sắc tố có màu hồng, đỏ; vì vậy chỉ những nốt sần có dịch màu hồng đỏ mới có khả năng cố định đạm trong đất.
Khả năng hình thành nốt sần phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của giống và tình trạng phát triển của cây. Bảng 3.5 cho biết số lƣợng và khối lƣợng nốt sần ở các thời kỳ: bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và quả mẩy.
Bảng 3.4. Số lƣợng và khối lƣợng nốt sần hữu hiệu của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm
Tên dòng, giống
TK bắt đầu ra hoa TK ra hoa rộ TK quả mẩy
Số lƣợng nốt sần hữu hiệu (nốt/cây) KL nốt sần hữu hiệu (g/cây) Số lƣợng nốt sần hữu hiệu (nốt/cây) KL nốt sần hữu hiệu (g/cây) Số lƣợng nốt sần hữu hiệu (nốt/cây) KL nốt sần hữu hiệu (g/cây) ĐT22 29,0 0,65 47,2 1,07 77,6 1,13 AU1 29,4 0,38 51,4 0,86 61,0 0,94 AU2 58,2 0,69 72,6 1,00 83,6 2,58 AU3 60,8 0,87 74,8 1,21 90,6 2,23 AU4 61,2 0,79 70,6 1,09 91,4 2,83 AU5 61,6 0,77 79,4 1,34 99,8 2,59 AU6 51,4 0,70 61,2 1,09 80,2 1,70 AU7 51,0 0,74 58,8 1,02 99,2 2,24 AU8 61,6 0,84 77,8 1,03 84,6 1,88 AU9 38,4 0,52 64,8 0,83 80,0 1,41
Ghi chú: + TK: Thời kỳ + KL: Khối lƣợng
Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy số lƣợng và kích thƣớc nốt sần thấp nhất ở thời kỳ bắt đầu ra hoa, sau đó tăng dần ở thời kỳ hoa rộ và thời kỳ quả mẩy.
Thời kỳ bắt đầu ra hoa, số lƣợng nốt sần ở các dòng, giống chủ yếu trong khoảng từ 29,0 – 61,6 nốt sần/cây, thấp nhất là giống đối chứng ĐT22 với 29 nốt sần/cây, với khối lƣợng đạt 0,65 g/cây, số lƣợng nốt sần cao nhất là dòng AU5 và AU8 (61,6 nốt sần/cây) với khối lƣợng đạt 0,77 g/cây (AU5) và 0,84 g/cây (AU8).
Thời kỳ ra hoa rộ số lƣợng nốt sần tăng lên rõ rệt, dao động trong khoảng 47,2 nốt/cây – 79,4 nốt/cây. Trong đó giống có số nốt sần thấp nhất là giống đối
chứng ĐT22 đạt 47,2 nốt/cây với khối lƣợng tƣơng ứng là 1,07 g/cây, cao nhất là dòng AU5 đạt 79,4 nốt /cây với khối lƣợng tƣơng ứng là 1,34 g/cây.
Thời kỳ quả mẩy số lƣợng và khối lƣợng nốt sần đạt cao nhất. Số lƣợng nốt sần dao động khoảng 61 nốt (AU1) – 99,8 nốt (AU5), giống đối chứng ĐT22 đạt 77,6 nốt/cây với khối lƣợng đạt 1,13 g/cây. Khối lƣợng nốt sần thấp nhất là dòng AU1 (0,94 g) và cao nhất là dòng AU4 (2,83g).
3.2.4. Một số chỉ tiêu sinh lý của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm
* Diện tích lá và chỉ số diện tích lá
Trong cây trồng nói chung và cây đậu tƣơng nói riêng, lá là bộ phận quang hợp chính của cây trồng, quyết định rất lớn đến năng suất của cây trồng, vì thế diện tích lá và chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu có ý nghĩa rất lớn trong chọn giống cây trồng nói chung và trong chọn giống đậu tƣơng nói riêng. Diện tích lá tăng nhanh từ giai đoạn ra hoa và đạt cực đại vào giai đoạn quả mẩy sau đó giảm dần vào giai đoạn thu hoạch. Diện tích lá phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ: giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động (làm đất, mật độ, tƣới nƣớc, phân bón). Kết quả theo dõi về diện tích lá và chỉ số diện tích lá đƣợc trình bày ở bảng 3.6 dƣới đây.
Bảng 3.5. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm
Tên dòng, giống
TK bắt đầu ra hoa TK ra hoa rộ TK quả mẩy
Diện tích Lá (dm2/cây) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2 đất) Diện tích lá (dm2/cây) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2 đất) Diện tích Lá (dm2/cây) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2 đất) ĐT22 9,81 3,43 11,89 4,16 13,07 4,57 AU1 3,83 1,34 4,05 1,42 4,25 1,49 AU2 4,77 1,66 5,80 2,03 6,92 2,42 AU3 10,07 3,52 13,07 4,57 14,52 5,08 AU4 9,58 3,35 12,10 4,24 13,07 4,57 AU5 8,04 2,81 10,72 3,75 12,96 4,54 AU6 7,20 2,52 13,52 4,73 14,75 5,16 AU7 9,60 3,36 11,34 3,97 12,01 4,20 AU8 10,01 3,50 11,98 4,19 13,28 4,65 AU9 9,18 3,21 11,63 4,07 12,85 4,50