Các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Khảo sát một số dòng, giống đậu tương úc trong điều kiện vụ hè thu năm 2013 tại gia lâm hà nội (Trang 59)

Trong sản xuất nông nghịêp mục đích cuối cùng và quan trọng nhất là đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao, thu đƣợc sản phẩm với năng suất cao, chất lƣợng tốt. Năng suất cây trồng thể hiện kết quả tác động tổng hợp của các yếu tố nội tại với điều kiện môi trƣờng và các biện pháp kỹ thuật tác động.

Năng suất đậu tƣơng đƣợc tạo thành từ các yếu tố cấu thành năng suất đó là: tổng số quả/cây, khối lƣợng 1000 hạt. Các yếu tố này phụ thuộc nhiều vào bản chất di truyền của mỗi dòng giống và điều kiện thời tiết, biện pháp kỹ thuật.

Kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống trong thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống đậu tƣơng

Tên dòng, giống Tổng số quả/cây (quả) Khối lƣợng 1000 hạt (g) Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) ĐT22 36,4 140,64 10,80 37,80 27,2 AU1 29,8 164,43 4,34 15,19 10,72 AU2 20,8 163,77 4,69 16,41 11,72 AU3 28,6 168,45 10,92 38,22 27,29 AU4 26,6 192,64 7,26 25,41 17,93 AU5 39,6 169,30 11,09 38,81 27,85 AU6 36,8 167,25 8,39 29,36 20,93 AU7 43,2 169,75 11,21 39,24 28,15 AU8 36,4 142,77 7,24 25,34 17,97 AU9 30,2 156,78 10,43 36,5o 26,13

* Tổng số quả trên cây

Tổng số quả/cây phụ thuộc nhiều vào yếu tố giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh: ở thời kỳ ra hoa đến khi tạo quả mà gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì quá trình thụ phấn thụ tinh sẽ diễn ra thuận lợi dẫn đến số quả/cây nhiều và ngƣợc lại nếu gặp điều kiện bất thuận thì số quả/cây sẽ giảm, ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất. Vì vậy cần có những biện pháp kỹ thuật thích hợp tác động vào thời kỳ này để có thể tăng số quả/cây.

Tổng số quả/cây biến động từ 20,8 – 43,2 quả, trong đó thấp nhất là dòng AU2 và cao nhất là dòng AU7. Một số dòng có tổng số quả/cây cao nhƣ AU5 (39,6 quả), AU6 (36,8 quả), giống đối chứng ĐT22 đạt 36,4 quả.

Khối lƣợng 1000 hạt là chỉ tiêu quan trọng, phụ thuộc bản chất di truyền của giống, ít phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Khối lƣợng 1000 hạt là một chỉ tiêu có tƣơng quan chặt với năng suất, là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên năng suất đậu tƣơng. Những dòng, giống có năng suất cao là những dòng, giống có số hạt nhiều và phải có khối lƣợng 1000 hạt lớn. Khối lƣợng 1000 hạt của các dòng, giống nghiên cứu biến động trong khoảng 140,64g (ĐT22) – 192,64g (AU4). Hầu nhƣ tất cả các dòng, giống thí nghiệm đầu có khối lƣợng 1000 hạt cao hơn giống đối chứng. Những dòng có khối lƣợng 1000 hạt cao là AU7 (169,75g), AU5 (169,30g), AU3 (168,45g).

3.5.2. Năng suất của các dòng, giống

Năng suất chính là thƣớc đo chung để đánh giá giống cây trồng tốt hay xấu, nó phản ánh khả năng thích ứng của từng dòng, giống trong cùng một điều kiện nghiên cứu, nó là mục tiêu cuối cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tƣơng nói riêng. Năng suất chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ di truyền, điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh, chế độ canh tác…Năng suất của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm đƣợc thể hiện trong bảng 3.11.

* Năng suất cá thể

Là cơ sở để tính năng suất lý thuyết, đó là tổng khối lƣợng hạt trên 1 cây. Năng suất cá thể là chỉ tiêu quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất lý thuyết của các dòng, giống. Năng suất cá thể của một dòng, giống phụ thuộc vào số hạt trên cây, khối lƣợng hạt. Những dòng, giống có số lƣợng hạt càng nhiều và khối lƣợng hạt càng lớn thì cho năng suất lý thuyết càng cao.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, các dòng giống khác nhau có năng suất cá thể khác nhau, biến động trong khoảng 4,34 g/cây đến 11,21 g/cây, thấp nhất là dòng AU1 và cao nhất là dòng AU7, giống đối chứng ĐT22 là 10,80 g/cây.

Là tiềm năng năng suất của mỗi dòng, giống. Năng suất lý thuyết của mỗi dòng, giống đƣợc xác định dựa vào năng suất cá thể và mật độ cây. Trong điều kiện thí nghiệm bố trí các dòng, giống với cùng một mật độ. Do vậy, những dòng, giống có năng suất cá thể cao sẽ cho năng suất lý thuyết cao. Qua nghiên cứu cho biết đƣợc tiềm năng, năng suất của các dòng, giống để áp dụng các biện pháp thâm canh cho hợp lý nhằm phát huy hết tiềm năng của giống.

Kết quả từ bảng 3.12 cho thấy các dòng, giống thí nghiệm có năng suất lý thuyết biến động trong khoảng 15,19 tạ/ha (AU1) đến 39,24 tạ/ha (AU7). Giống đối chứng ĐT22 đạt 37,8 tạ/ha.

* Năng suất thực thu

Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu đƣợc trên diện tích ô thí nghiệm. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất năng suất của các dòng, giống. Nó là kết quả của mối quan hệ giữa năng suất lý thuyết với điều kiện thực tế sản suất. Trong quá trình sống, cây trồng chịu nhiều tác động của các yếu tố ngoại cảnh bất lợi nên năng suất thực thu thƣờng thấp hơn năng suất lý thuyết. Và đây cũng là chỉ tiêu mà các nhà chọn giống quan tâm nhất.

27.20 10.72 11.72 27.29 17.93 27.85 20.93 28.15 17.97 26.13 0 5 10 15 20 25 30 NSTT (tạ/ha)

ĐT22 AU1 AU2 AU3 AU4 AU5 AU6 AU7 AU8 AU9 Tên dòng,giống

Biểu đồ 2: Năng suất thực thu của một số dòng, giống

Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất thực thu của các dòng, giống đạt từ 10,72 tạ/ha (AU1) đến 28,15 tạ/ha (AU7). Giống đối chứng ĐT22 đạt 27,2 tạ/ha. Một số dòng, giống cho năng suất thực thu cao nhƣ: AU5 (27,85 tạ/ha), AU3 (27,29 tạ/ha)

Qua biểu đồ cho thấy sự khác biệt giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu trong một dòng, giống và giữa các dòng, giống với nhau. Chúng ta có thể thấy có một quy luật đó là năng suất thực thu của tất cả dòng, giống đều thấp hơn năng suất lý thuyết của các dòng, giống. Và nhƣ vậy tiềm năng, năng suất của các dòng, giống còn rất lớn và chúng ta cần có các biện pháp thâm canh phù hợp để các dòng, giống cho năng suất cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua thí nghiệm khảo sát 10 dòng, giống đậu tƣơng trong điều kiện vụ hè thu năm 2013 trên đất Gia Lâm – Hà Nội chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

(1) Thời gian sinh trƣởng của các dòng, giống biến động từ 94 – 105 ngày, trong đó giống đối chứng ĐT22 có thời gian sinh trƣởng ngắn nhất 94 ngày, dòng AU6 có thời gian sinh trƣởng dài nhất 105 ngày.

(2) Thời kỳ quả mẩy các dòng, giống có số lƣợng nốt sần đạt cao nhất biến động từ 61 – 99,8 nốt/cây, cao nhất là dòng AU5 và thấp nhất là dòng AU1.

(3) Diện tích lá và chỉ số diện tích lá đạt cao nhất vào thời kỳ quả mẩy. Tại thời kỳ này chỉ số diện tích lá biến động từ 1,49 – 5,16 m2lá/m2 đất trong đó dòng có diện tích lá cao nhất là dòng AU6 (5,16 m2

lá/m2đất), thấp nhất là dòng AU1 (1,49 m2lá/m2đất). Chỉ số diệp lục đạt tại thời kỳ này thấp nhất, biến động từ 30,09 – 40,4 trong đó cao nhất là dòng AU7, thấp nhất là dòng AU8.

(4) Khả năng tích lũy chất khô cao nhất vào thời kỳ quả mẩy, thời kỳ này khối lƣợng chất khô biến động từ 15,31– 27,38 g/cây, cao nhất là dòng AU7, thấp nhất là dòng AU1.

(5) Các dòng giống có tổng số quả/cây khác nhau biến động từ 20,8 – 43,2 quả, trong đó thấp nhất là dòng AU2 và cao nhất là dòng AU7. Khối lƣợng 1000 hạt biến động từ 140,62 – 192,62 (g) trong đó cao nhất là dòng AU4 và thấp nhất là giống ĐT22.

(6) Một số dòng, giống có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao là dòng AU7 (đạt 39,24 tạ/ha và 28,15 tạ/ha) tiếp đến là dòng AU5 (đạt 38,81 tạ/ha và 27,85 tạ/ha).

2. Kiến nghị

+ Đề nghị tiếp tục khảo sát các dòng, giống đậu tƣơng này ở các vụ tiếp theo để đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của các dòng.

+ Đề nghị đƣa các dòng triển vọng AU5, AU7 vào so sánh giống chính quy để khẳng định ƣu thế của chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Bình và cộng sự (2008), “Xác định Marker SSR- SSrtt 431 liên kết với gen kháng bệnh gỉ sắt ở giống đậu tƣơng ĐT2000”. Tạp chí Bảo vệ Thực vật Q4/ 2008.

2. Vũ Đình Chính (1995), “Nghiên cứu tập đoàn để chọn tạo giống đậu tƣơng thích hợp cho vụ hè vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ”, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, trƣờng ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội.

3. Vũ Đình Chính và Đoàn Thị Thanh Nhàn (1993), “Một số kết quả lai hữu tính ở đậu tƣơng”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1992 – 1993. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Cƣờng, Kỹ thuật trồng đậu tương (2009), NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

5. Ngô Thế Dân và cộng sự (1999), Cây đậu tương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Tấn Hinh và CTV (1999). “Kết quả chọn lọc giống đậu tƣơng DT96”, Viện cây lương thực và cây thực phẩm (1995 – 1998). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Huy Hoàng (1992), “Nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu hạn của các mẫu giống đậu tương nhập nội ở miền Bắc Việt Nam”, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện KHKTNN Việt Nam, Hà Nội.

8. Hà Đức Hồ và cộng sự (2005), Kỹ thuật chế biến đậu tương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Hội nghị nghiên cứu đậu tƣơng quốc tế (1975), Kết quả nghiên cứu quốc tế về đậu tương. NXB Nông nghiệp 1986.

10. Trần Đình Long và cộng sự (2007), “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tƣơng ĐT26”, Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học và công

11. Trần Đình Long, Nguyễn Thị Chinh (2005), Kết quả chọn tạo và phát triển giống đậu đỗ 1985- 2005 và định hướng phát triển 2006 – 2010.

NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đoàn Thị Thanh Nhàn và cộng sự (1996), Giáo trình cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Sổ tay nhà nhập khẩu đậu tương Hoa Kỳ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội (1997).

14. Hoàng Minh Tâm (2009), Kết quả hoạt động khoa học và hợp tác Quốc tế của Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ năm 2008. Kết quả khoa học và công nghệ Nông nghiệp 2008. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

15. Nguyễn Thị Thanh và cộng sự (2009), “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tƣơng, đậu xanh và biện pháp kỹ thuật trong hệ thống canh tác với cây Ngô giai đoạn 2006-2008”. Kết quả khoa học và công nghệ Nông nghiệp 2008. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

16. Phạm Văn Thiều (2006), Cây đậu tương kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Lƣu Ngọc Trình (2009), “Kết quả nghiên cứu bảo tồn và khai thác, sử dụng tài nguyên di truyền thực vật năm 2007-2008”. Kết quả khoa học và công nghệ Nông nghiệp 2008. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

18. Dƣơng Đình Tƣờng (2006), “Giống đậu tƣơng Tạp Hoàng số 4”,

Báo nông nghiệp Việt Nam số 115 ngày 9/6/2006, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

* Tài liệu nƣớc ngoài

19. Bahtnagar P.S, S.P. Tiwari (1990), Scenario of soybean utilization in India – Food legume grain. Newletter No 13 – July 1990.

20. Brown D.M (1960), Soybean ecology and development – temperature relationships from controlled environment studies, Agron.J.p.p. 494 – 495.

21. Deloyche, J. C. (1953). Influence of moisture and temperature levels on germination of corn, soybean and watermelons. Ass office. Seed Annals Proc, (43), pp 117- 126.

22. Johnson, H. W; R. C Bernard (1967), Genetics and breeding Soybean, The soybean genetics, breeding physiology nutrition, management,

New York – London.

23. J. Radhamani and Kalyani Srinivasan. Conservation and Management of Soybean (Glycine max L.) Genetic Resources at National Gene Bank, New Delhi, India. World Soybean Research Conference VIII, August 10-15, 2009, Beijing, China.

24. Takashi Sanbuichi và Muchlish Adie (2002), “Uniformity improvement of soybean seeds Indonesia, soybean production and post harvest technology for innovation in Indonesia”, JIRCAS Working Report, No.24. Tsukuba, Japan.

* Tài liệu từ internet

25. Hồng Lê, Hồng Liên, Thúy Chinh (2009). “Trung Quốc hạn chế nhập khẩu đậu tƣơng: Viễn cảnh thị trƣờng TACN hạ nhiệt”, bản tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 10/9/2009.

Nguồn: http://www.agro.gov.vn/news / newsdetail.aspx? targetid =15429/ 26. Trần Đình Long, Hồ Huy Cƣờng và cs (2008): “Nghiên cứu tuyển chọn một số giống đậu tƣơng có triển vọng trên đất canh tác nhờ nƣớc trời huyện Cƣ Jút tỉnh Đăk Nông”.

Nguồn: http://www.cesti.gov.vn/content/view/1125/461/

27. Tin từ đại sứ quán Australia (19/6/2006), “Phát triển đậu tƣơng ở thế kỷ 21”

nguồn: http://www.vietnam.embassy.gov.au/hnoivietnamese/DT 21.html 28. Trung tâm Nghiên cứu khoa học nông vận – Hội Nông dân Việt

nguồn:

http://www.khoahocchonhanong.com.vn/modules.php?name=News&file=arti cle&sid=4658

29. Mai Quang Vinh (2008), “Giống đậu tƣơng chống chịu tổng hợp

DT2008” theo Nghiêm Thị Hằng báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 20/1/2009. Nguồn: http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi- VN/61/158/45/67/67/27528/Default .aspx/ 30. Tổng cục thống kê Nguồn: http://www.gso.gov.vn 31. FAO. Nguồn: http://fao.org.com

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM

Hình 3 : Hình ảnh về quả đậu tƣơng thời kỳ quả chín dòng AU7

Một phần của tài liệu Khảo sát một số dòng, giống đậu tương úc trong điều kiện vụ hè thu năm 2013 tại gia lâm hà nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)