So sánh các giao thức trong từng kiểu định tuyến

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hoạt động của một số giao thức định tuyến trong mạng MANET (Trang 36 - 38)

a) So sánh các giao thức định tuyến theo bảng

Các giao thức định tuyến WRP, DSDV và FSR là các dạng điển hình của kiểu giao thức định tuyến theo bảng. Các so sánh, đánh giá được thực hiện theo các tiêu chí trên các khía cạnh cơ bản như: phương pháp cập nhật thông tin định tuyến, kỹ thuật chống lặp vòng và độ phức tạp giao thức.

Phương pháp cập nhật thông tin định tuyến: Các giao thức định tuyến WRP, DSDV và FSR đều là giao thức định tuyến theo bảng nhưng có các đặc tính cập nhật khác nhau. Giao thức WRP và DSDV sử dụng phương pháp cập nhật theo sự kiện để duy trì thông tin định tuyến, trong khi đó FSR chỉ trao đổi thông tin giữa các node lân cận và tần suất phụ thuộc vào khoảng cách các node. Vì vậy, FSR có lượng thông tin cập nhật ít hơn hai giao thức trên.

Kỹ thuật chống lặp vòng: Kỹ thuật chống lặp của các giao thức điện thoại theo bảng WRP, DSDV và FSR là khác nhau. WRP ghi lại thông tin các node liền kề dọc đường dẫn định tuyến trong bảng định tuyến của các node. Vì vậy, WRP tránh được lặp vòng nhưng phải bổ sung thông tin trong tiêu đề. DSDV sử dụng chuỗi tuần tự đích để tránh lặp vòng và FSR sử dụng đặc tính tránh lặp vòng kế thừa từ thuật toán định tuyến trạng thái liên kết.

Độ phức tạp giao thức: Độ phức tạp thông tin và thời gian của ba giao thức WRP, DSDV và FSR là tương tự nhau. WRP có độ phức tạp lưu trữ lớn hơn DSDV do bổ sung thông tin chống lặp vòng. Cả hai phương pháp cập nhật theo chu kỳ và cập nhật theo sự kiện đều được ứng dụng trong WRP và DSDV. Vì vậy, hiệu năng của giao thức phụ thuộc rất chặt vào kích cỡ mạng và mô hình di chuyển của node. FSR là giao thức định tuyến trạng thái liên kết nên độ phức tạp lưu trữ lớn nhưng FSR có lợi thế để hỗ trợ định tuyến đa đường và chất lượng dịch vụ.

b) So sánh các giao thức định tuyến theo yêu cầu

DSR, AODV và TORA là các giao thức định tuyến theo yêu cầu được đề xuất cho mạng MANET nhằm giảm thông tin tiêu đề và cải thiện khả năng mở rộng. Các tiêu chí đặt ra để so sánh gồm: Lượng thông tin tiêu đề định tuyến, cập nhật thông tin lỗi đường dẫn, chống lặp vòng và hiệu năng định tuyến.

Lượng thông tin tiêu đề định tuyến: DSR thực hiện phương pháp định tuyến nguồn và lưu trữ tạm thời thông tin định tuyến, cũng như sử dụng kỹ thuật tràn lụt gói để tìm tuyến. AODV sử dụng kỹ thuật tìm kiếm tuyến tương tự như DSR nhưng chỉ lưu trữ thông tin định tuyến cho bước nhảy kế tiếp tại các node của tuyến hoạt động. Vì vậy, AODV có lượng tiêu đề thông tin định tuyến nhỏ hơn và đem lại khả năng mở rộng tốt hơn khi kích thước các bản ghi tuyến bị giới hạn.

Cập nhật thông tin lỗi đường dẫn: Trong hai giao thức định tuyến AODV và DSR, một node thông báo tới nguồn để khởi tạo lại hoạt động tìm tuyến mới khi lỗi đường dẫn xảy ra. TORA sử dụng thuật toán đảo ngược liên kết để tái cấu trúc bảng định tuyến khi một node phát hiện lỗi liên kết tại hướng đi. Cả AODV và DSR đều sử dụng phương pháp tràn lụt để thông tin tới tất cả các node khác về lỗi liên kết, trong khi đó TORA chỉ tràn lụt thông tin tới các node lân cận liên kết lỗi.

Kỹ thuật chống lặp vòng: Giao thức định tuyến AODV sử dụng các số thứ tự để tránh lặp vòng, DSR sử dụng địa chỉ trong trường ghi tuyến của các gói tin dữ liệu và TORA sử dụng trọng số đơn nhất của các node trong tuyến hoạt động để chống vòng lặp. Tuy nhiên, TORA yêu cầu thêm sự đồng bộ của các node liên quan, vì vậy hiện tượng dao động có thể xảy ra khi phối hợp giữa các node để cùng thực hiện một tác vụ.

Hiệu năng giao thức: Hiệu năng của các giao thức DSR và AODV được so sánh trong dựa trên mô hình mô phỏng. Kết quả mô phỏng chỉ ra trường hợp kịch bản có số lượng node lớn, hiệu năng của giao thức DSR tốt hơn AODV do tiêu đề định tuyến tốn ít tài nguyên hơn. Đối với mô hình có số lượng node nhỏ, tải và tốc độ di

chuyển thấp, DSR cũng có được hiệu năng tốt hơn AODV. Nhưng khi lượng tải tăng lên, hiệu năng DSR suy giảm rõ rệt và thấp hơn so với giao thức AODV.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hoạt động của một số giao thức định tuyến trong mạng MANET (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w