Mô phỏng tải trong mạng kịch bản 2:

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hoạt động của một số giao thức định tuyến trong mạng MANET (Trang 43 - 49)

Khi đánh giá tải trong mạng , ta có thể thay đổi kích thước gói tin hoặc số luồng CBR, tuy nhiên thay đổi tốc độ gói tin phản ánh chính xác hơn. Trong kịch bản này,ta sử dụng 3 tình huống 1packet/s, 5packet/s, 10packet/s.

Thông số Giá trị

Số node 50

Thời gian mô phỏng 30s

Phạm vi truyền dẫn 250m

Kích thước môi trường 1000m x 1000m

Loại lưu lượng CBR

Kích thước gói tin 512bytes

Tốc độ gửi gói tin 1 packet/s, 5 packet/s, 10 packet/s

Kiểu- kích thước hàng đợi DropTail-50

Số lượng kết nối 20

Số nguồn 14

Thời gian tạm dừng 10s, 20s, 30s

Bảng 14: Thông số cấu hình kịch bản mô phỏng 2 cho hai giao thức AODV và DSDV. a) Tỷ lệ phát gói tin thành công trong mô phỏng giao thức AODV

1 packet/s 5packet/s 10packet/s

10s Tổng số gói tin gửi đi 152 36 23

Gói tin truyền thành công 145 29 18

Tỷ lệ % 95.39% 80.5% 78.26%

20s Tổng số gói tin gửi đi 352 76 48

Gói tin truyền thành công 335 62 39

Tỷ lệ % 95.17% 83.78% 81.25%

30s Tổng số gói tin gửi đi 553 113 63

Gói tin truyền thành công 530 95 51

Tỷ lệ % 95.84% 84.07% 80.95%

Bảng 15: Tỷ lệ phát gói tin thành công trong giao thức AODV.

Hình 11: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ phát gói tin thành công của giao thức AODV kịch bản 2.

Khi tốc độ gửi gói tin là 1 packet/s thì tỷ lệ gói tin nhận được khá lớn trên 93%. Nhưng tại tốc độ gửi gói tin là 5 packet/s và 10 packet/s thì giao thức AODV bỏ nhiều

gói tin hơn. Tỷ lên phần trăm gói tin nhận được giảm nhiều hơn so với giao thức DSDV.

b) Tỷ lệ phát gói tin thành công trong mô phỏng giao thức DSDV

1 packet/s 5packet/s 10packet/s

10s Tổng số gói tin gửi đi 148 40 24

Gói tin truyền thành công 20 6 3

Tỷ lệ % 13.51% 15% 12.5%

20s Tổng số gói tin gửi đi 355 76 47

Gói tin truyền thành công 92 28 19

Tỷ lệ % 25.91% 36.84% 40.42%

30s Tổng số gói tin gửi đi 560 115 65

Gói tin truyền thành công 191 47 27

Tỷ lệ % 34.10% 40.86% 41.53%

Bảng 16:Tỷ lệ phát gói tin thành công của giao thức DSDV.

Hình 12: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ phát gói tin thành công của giao thức DSDV-kịch bản 2 Khi tốc độ gửi gói tin là 1 packet/s thì tỷ lệ phát gói tin được khá ít. Nhưng tại tốc độ gửi gói tin là 5 packet/s và 10 packet/s thì giao thức DSDV có tỷ lệ phát gói tin thành công tăng rõ rệt, nhất là khi các thông số ít di chuyển.

b) Thông lượng

Thông lượng trong giao thức AODV

5 packet/s 10packet/s

10s Thông lượng 0.49 0.19

20s Thông lượng 0.99 0.53

30s Thông lượng 1.50 0.85

Bảng 17: Thông lượng của giao thức AODV-kịch bản 2.

Hình

13:Đồ thị biểu diễn thông lượng khi tốc độ 5packet/s

Thông lượng của giao thức DSDV

5 packet/s 10 packet/s

10s Thông lượng 0.19 0.11

30s Thông lượng 0.85 0.51

Bảng 18: Thông lượng của giao thức DSDV-kịch bản 2

Khi tốc độ truyền ở mức 1 packet/s thì thông lượng của giao thức AODV không bị ảnh hưởng nhiều bởi thông số di chuyển. Với tốc độ cao hơn, thông lượng bị giảm đi.

Hình 14:Đồ thị biểu diễn thông lượng khi tốc độ 10 packet/s

Ở tốc độ CBR thấp, thông lượng của AODV không bị ảnh hưởng nhiều bởi thông số di chuyển. Với tốc độ CBR cao hơn, thông lượng giảm khi thông số di chuyển tăng. Đây cũng là kết quả của số lượng gói tin bị rơi nhiều.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

A) Kết quả của đề tài

Đề tài đã nghiên cứu một cách chi tiết về các giao thức định tuyến điển hình trong mạng MANET như giao thức AODV,DSR,DSDV,TORA...Kết hợp với lý thuyết tôi đã thực nghiệm mô phỏng giao thức mạng để phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tải trong mạng khi thay đổi kích thước gói tin.

Cụ thể tôi đã xem xét chi tiết hoạt động của hai giao thức điển hình là : DSDV và AODV. Các giao thức này có giải thuật định tuyến khác nhau: DSDV sử dụng thuật toán vector khoảng cách, AODV là giao thức phản ứng dựa trên vector khoảng cách. Kết quả mô phỏng cho các kết luận sau:

Giao thức AODV cho kết quả thu nhận gói tin tốt trong trường hợp có tải mạng khác nhau.Giao thức AODV sử dụng một lượng lớn bản tin định tuyến.

Giao thức DSDV cho kết quả thu nhận gói tin tốt khi có ít node di chuyển trong mạng. Nhưng khi có nhiều node trong mạng di chuyển thì giao thức DSDV sẽ thu nhận gói tin kém hơn so với giao thức AODV. Giao thức DSDV sử dụng lượng bản tin khá nhỏ.

B) Hướng phát triển của đề tài

Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài chỉ tập chung nghiên cứu về hai giao thức AODV và DSDV. Trong thời gian tới tôi sẽ nghiên cứu về các giao thức còn lại như DSR,TORA,OLSR. Và một số vấn đề cần giải quyết như :

- Chất lượng dịch vụ (QoS).

- Vấn đề bảo mật

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hoàng Cẩm, Trịnh Quang. Các giải pháp định tuyến tối ưu trong mạng di động không dây tuỳ biến. Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông. Tháng 3 năm 2006

[2] Trần Đình Hóa . Đánh giá hiệu năng của các giao thức định tuyến trong mạng Ad- Hoc. Luận văn cao học. Hà nội -2010

[3] Sajjad Ali & Asad Ali. Performance Analysis of AODV, DSR and OLSR in MANET. Sweden - 2009 .

[4] Demokritos University of Thrace. NS-2 Tutorial.

[5] Elizabeth M. Belding-Royer. Ad hoc On-Demand Distance Vector (AODV) Routing. 17 February 2003 .

[6] Georgy Sklyarenko.AODV Routing Protocol. Takustr. 9, D-14195 Berlin, Đức. [7] David B. Johnson David A. Maltz Josh Broch. DSR: The Dynamic Source Routing Protocol for Multi-Hop Wireless Ad Hoc Networks.

[8] C. Perkins, E. Belding-Royer, S. Das. (2003), Ad hoc On-Demand Distance Vector (AODV) Routing, IETF Mobile Ad Hoc Network Working Group, Internet Draft, work in progress, 19 October 2003.

[9] Charles E. Perkins;Pravin Bhagwat. Highly dynamic Destination Sequenced Distance Vector routing (dsdv) for mobile. Computers. 1994.

[10] Janardhana Raju M. Koteswar Rao N. Ramesh V. Subbaiah P.“Performance Comparison and Analysis of DSDV and AODV for MANET”.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hoạt động của một số giao thức định tuyến trong mạng MANET (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w