Giao thức định tuyến nguồn động DSR

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hoạt động của một số giao thức định tuyến trong mạng MANET (Trang 26 - 27)

2.2.1 Giới thiệu

Giao thức định tuyến nguồn động DSR (Dynamic Source Routing protocol) là một giao thức định tuyến đơn giản và hiệu quả được thiết kế sử dụng riêng cho các node di động trong mạng không dây ad hoc multi- hop. Sử dụng DSR, mạng sẽ hoàn

toàn tự động tổ chức và tự động cấu hình, tự yêu cầu mà không cần đến một cơ sở hạ tầng và quản trị mạng hiện đại. Các node mạng chuyển tiếp các gói tới các node khác bằng các kết nối cho phép qua multi-hop. Khi các node di chuyển về, vào hoặc rời xa mạng, thì các trạng thái của đường truyền không dây như nguồn nhiễu sẽ thay đổi, tất cả các tuyến được tự động quyết định và duy trì bởi giao thức định tuyến DSR. Từ một số hay một chuỗi các chặng trung gian cần để đi đến một đích nào đó có thể thay đổi tại bất cứ thời gian nào, kết quả là topo mạng sẽ khá phong phú và thay thổi khá nhanh.

Giao thức DSR cho phép các node khám phá linh động từ một node nguồn qua nhiều hop mạng để tới bất kì đích nào trong mạng ad hoc. Mỗi gói dữ liệu gửi đi sẽ mang trong nó một header đầy đủ, chứa danh sách các node xuyên suốt mà gói dữ liệu phải vượt qua, tránh việc thiếu thông tin định tuyến tại các node trung gian trong quá trình gói được gửi đi. Do trong mỗi header của gói dữ liệu đều bao gồm thông tin về node nguồn, nêu khi các node khác chuyển tiếp đi hoặc nhận được thông tin từ bất kì gói nào trong số các gói gửi nó cũng dễ dàng lưu giữ được thông tin định tuyến để sử dụng cho sau này.

Giao thức định tuyến nguồn động DSR bao gồm hai cơ chế cùng thực hiện cho phép khám phá và duy trì của các phương pháp định tuyến nguồn động trong mạng ad hoc:

Khám phá tuyến RD (Route Discovery) là cơ chế tìm đường khi node nguồn muốn chuyển một gói tin tới node đích. Khám phá tuyến chỉ sử dụng khi mà node nguồnmuốn gửi gói tin tới node đích mà chưa biết đường đi.

Duy trì tuyến RM ( Route Mantenance) là cơ chế mà khi node nguồn có một cách nào đó tự tìm thấy đường trong khi đường truyền đang sử dụng bị gián đoạn do cấu hình mạng bị thay đổi hoặc kết nối giữa các node trong đường truyền đó không hoạt động. Khi RM chỉ ra rằng tuyến đến đích bị đứt, node nguồn có thể cố gắng thử một tuyến nào khác để đến đích hoặc có thể thực hiện lại cơ chế RD để tìm ra một tuyến mới. Duy trì tuyến RM chỉ được sử dụng khi node nguồn thực sự gửi gói tin tới node đích.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hoạt động của một số giao thức định tuyến trong mạng MANET (Trang 26 - 27)