Để cho các thành phần kinh tế có thể hoạt động có hiệu quả
nhất, phát huy tối đa ưu thế của mình Nhà nước cần có những
chính sách quản lý vĩ mô phù hợp.
Phát triển toàn diện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một
công việc không phải là đơn giản. Thành phần kinh tế Nhà nước
phải giữ vai trò chủ đạo để đồng hoá các thành phần kinh tế khác theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước không nên coi trong hay coi nhẹ bất cứ một thành
phần kinh tế nào vì mỗi thành phần kinh tế đều có ưu điểm của
nó, nếu Nhà nước phát triển toàn diện các thành phần thì cũng có
nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất một cách tối đa.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật và
Pháp lệnh, trong đó có những luật rất quan trọng đối với thành phần kinh tế. Nhưng nhìn chung, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ,
chưa có những Bộ Luật, đạo Luật có tính chất xương sống như Bộ
Luật dân sự, thương mại, lao động, luật doanh nghiệp Nhà nước,
luật hợp tác xã.
Trước mắt, Nhà nước cần ban hành sớm các Bộ Luật trên,
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.Về chính
sách tài chính:
Để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau. Nhà nước nên dùng một phần thích đáng ngân sách để đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, điều tra thăm dò tài nguyên, xây dựng các khu chế xuất, các vùng kinh tế
mới, cho các hoạt động cung cấp thông tin, dự báo thị trường trong và ngoài nước.
Trong chính sách thuế của nước ta hiện nay còn nhiều bất hợp
lý, thuế vừa thất thu, vừa lạm thu (thuế chồng lên thuế), chưa
công bằng giữa các thành phần kinh tế; Thuế lợi tức đối với thành
phần kinh tế quốc doanh thấp hơn thành phần ngoài quốc doanh, điều này làm kìm hãm sự phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Phương hướng chung c ủa chúng ta là tiếp tục sửa đổi,
hoàn thiện chính sách thuế theo hướng mở rộng diện đánh thuế,
hạ bớt mức thuế thu hẹp độ chênh lệch giữa các mức thuế.
Chúng ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá với chiến lược hướng ra xuất khẩu. Do đó cần phải có các chính sách ưu tiên, khuyến khích các thành phần kinh tế trong
việc xuất khẩu không phân biệt quốc doanh hay ngoài quốc
doanh.
Trên đây là một số biện pháp có tính chất định hướng cho sự
phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Tuy nhiên
khó khăn lớn nhất của nước ta hiện nay là tiềm lực kinh tế còn
non yếu, muốn vậy một mặt phải biết đánh giá đúng tình hình
kinh tế trong nước đồng thời rút ra những bài học thành công và
thất bại trong quá trình phát triển kinh tế của các nước phát triển để hoạch định chiến lược kinh tế xã hội phù hợp với nước ta.
Kết luận
Nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là
một bước ngoặt hết sức quan trọng và phức tạp. Nước ta có đạt được những thành công như mong muốn hay không còn tuỳ thuộc
các chính sách kinh tế của nhà nước và bản thân sự cố gắng của
từng thành phần kinh tế.
Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dựa trên nguyên
tắc toàn diện là một bước đi đúng hướng mà Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện trong những năm gần đây. Đổi mới toàn diện, đồng
bộ và triệt để nhưng phải có sự tôn trọng, giữ gìn những thành quả mà trước dây chúng ta đã đạt được thì chắc chắn nền kinh tế Việt
Nam sẽ nhanh chóng phát triển kịp với nhịp độ phát triển của khu
vực, đưa nền kinh tế Việt Nam hoà chung cùng nhịp với guồng
Tài liệu tham khảo
1. Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Tập II
2. Triết học Mác - Lênin - Tập II.
3. Vấn đề đổi mới quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia -1994.
4. Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế ở
Việt Nam - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - 1993.
5. Thành công của Singapore trong phát triển kinh
tế - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - 1993. 6. Tạp chí kinh tế và phát triển số 2.
7. Các thành phần kinh tế Việt Nam - Thực trạng
kinh tế và giai pháp - Nhà xuất bản Thống kê - 1993.
8. Văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ