Kinh tế tư nhân:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nền KTHH nhiều thành phần pdf (Trang 30 - 32)

Dựa trên hình thức sở hữu tư nhân. Theo cách hiểu truyền

thống trước đây thì kinh tế tư nhân (bao gồm thành phần tư bản tư

nhân và kinh tế tư nhân của những người sản xuất nhỏ) là thành

phần kinh tế không tiến bộ, phải nhanh chóng xoá bỏ hoặc cải tạo

bằng mọi giá.

Quan điểm này đã lỗi thời, xét cả trên phương diện lý luận

thực tiễn nhưng nó vẫn còn in đậm những dấu ấn trong suy nghĩ và hành động của không ít người trong số chúng ta. Điều đó biểu

hiện ở chỗ, mặc dù tự tồn tại và phát triển lâu dàu của tư nhân đã được thừa nhận, nhưng trong thực tiễn, tình trạng phân biệt đối xử

“kinh tế quốc doanh là con đẻ, kinh tế tư nhân là con ghẻ” tuy

không còn nặng nề, nghiêm trọng như trước đây, nhưng vẫn còn

khá phổ biển.

So các với các doanh nghiệp Nhà nước các doanh nghiệp tư

nhân vẫn bị thua thiệt trong việc vay vốn, cấp tín dụng, thuê đất,

xuất nhập khẩu, tìm kiếm thị trường và bạn hàng ở nước ngoài, thuê bao điện thoại, Fax v.v... Một trong những điều nhức nhối

nhất của các nhà doanh nghiệp tư nhân là họ vẫn bị liệt vào giai

cấp bóc lột.

Sự phát triển rầm rộ nhất của kinh tế tư nhân với biến tương

loại hình xí nghiệp và công ty tư doanh là vào cuối năm 1988 cho đến nửa năm 1990.

doanh nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh với 235 cơ sở, số

vốn đầu tư của mỗi cơ sở từ 100 triệu trỏ lên, thành phố Hà Nội 77 cơ sở với số vốn đầu tư từ 30 triệu trở lên.

Có thể nói, tình hình chung của kinh tế ngoài quốc doanh

hiện nay là hoạt động đang khó khăn, phát triển chậm lại, dè dặt hơn, cân nhắc hơn.

Thành phần kinh tế tư nhân của những người sản xuất nhỏ

chiếm khá đông trong cả nước. Sau khi Nhà nước ban hành Luật

doanh nghiệp và Luật công ty (năm 1991) số hộ cá thể tăng lên đến gần 50 vạn hộ và cuối năm 1992 là hơn 70 vạn hộ.

Loại hình kinh tế cá thể đâu có ý nghĩa chiến lược tình thế

trong những năm trước mắt, nhanh chóng tạo ra nhiều công ăn

việc làm cho người thất nghiệp, nâng cao mức sống cho dân cư đang quá nghèo, nhưng có nhược điểm là quy mô nhỏ, vốn ít,

công nghệ còn lạc hậu, khó làm giàu, ít có khả năng trở thành

doanh nghiệp lớn có vai trò làm tăng trưởng nền kinh tế đất nước chưa thể hoà nhập vào nền kinh tế thị trường mở cửa, chưa có khả năng tiếp thị thị trường quốc tế nên không có chính sách hỗ trợ

của Chính phủ.

Nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ cho kinh tế tư nhân,

nếu ngành đó, doanh nghiệp đó góp phần tăng trưởng kinh tế.

Việc cho tư nhân vay vốn chỉ ở mức 5-10% tổng số vốn cho vay

là con số chưa thu phục được nhân tâm. Sự phân biệt trong lãi

suất ngân hàng cũng vậy. Chính sách đúng làm cho dân yêu tâm, tin tưởng, thấy có lợi thì họ sẽ cố gắng sản xuất làm giầu cho

chính mình và cho đất nước.

Tuyệt đại bộ phận các nước phát triển kinh tế thị trường đều

coi sở hữu tư nhân là một động lực chủ yếu để phát triển nền kinh

tế. Nền kinh tế thị trường ở các nước này được cấu trúc từ hai khu

vực chủ yếu: kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước. Quan hệ của

các khu vực kinh tế trong cơ cấu nền kinh tế thì trường là chấp

thuận bình đẳng với tư cách là các lực lượng kinh tế tham gia thị trường, nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế: sản

xuất cái gì, như thế nào và cho ai. Định hướng hoạt động của nền

kinh tế thị trường là sự phối hợp một cách có hiệu quả nhất hoạt động của các khu vực kinh tế. Khu vực kinh tế Nhà nước không

thể hoạt động có hiệu quả nếu đặt nó biệt lập và đối kháng theo

kiểu “ai thắng ai” với khu vực kinh tế tư nhân và ngược lại, khu

vực kinh tế tư nhân không thể nào phát huy tốt hiệu năng nếu nó không được khu vực kinh tế Nhà nước làm “giá đỡ” tạo tiền đề và môi trường.

Tóm lại, vic đánh giá và phát triển thành phần kinh tế tư nhân trên quan điểm toán điệp của chủ nghĩa Mác- Lênin, mà trước hết là căn cứ vào sự đóng góp của khu vực này đối với sự tăng trưởng

của nền kinh tế và mối tác động qua lại với khu vực kinh tế khác. Đánh giá càng đúng đắn và toàn diện, Nhà nước càng có cơ sở để

hoạch định các quan điểm quản lý và chính sách quản lý của mình

với khu vực kinh tế này trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nền KTHH nhiều thành phần pdf (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)