Thành phần kinh tế tập thể:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nền KTHH nhiều thành phần pdf (Trang 25 - 30)

Thành phần kinh tế tập thể dựa trên sở hữu hỗn hợp gồm các đơn vị kinh tế do những người lao động tự nguyện góp vốn, góp

sức kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng

cùng có lợi.

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, các

loại hình hợp tác này được Nhà nước bảo trợ áp dụng nhiều chính sách ưu tiên cung cấp tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, giá cả, bảo

tiêu. Đồng thời nó phải thực hiện các nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh theo các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Thành phần kinh

tế tập thể được xem là trợ thủ đắc lực, là bạn đồng hành của các

doanh nghiệp Nhà nước.

a)Kinh tế tập thể trong nông nghiệp:

Trước yêu cầu khách quan về việc đổi mới cơ chế quản lý

trong nông nghiệp, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị đã đề ra Nghị

quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nhằm giải quyết

tốt hơn lợi ích của người lao động.

Với chính sách “khoán 10”: giao ruộng, giao đất cho người nông dân, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, quá trình sản xuất nói chung được khép kín trong từng hộ. Theo kết quả điều tra năm

1990việc phân chia lợi ích trong hợp tác xã hợp lý hơn lợi ích xã viên tăng lên (Nhà nước 12,8%, tập thể 16,54%, xã v iên được

nhận 70,59%, sau khi trừ chi phí còn được hưởng 44,65%). Đây là

một trong những yếu tố cơ bản đưa đến chỗ sản lượng lương thực

bình quân thời kỳ 1989 - 1992 đạt 22,2 triệu tấm/năm, riêng năm 1992 đã đạt 24 triệu tấn, biến nước ta từ chỗ thiếu lươn g thực

triền miên đến đủ và có thừa.

ở một số nơi đã xuất hiện một số loại hình hợp tác xã kiểu

mới và có số người nông dân tự nguyện tham gia và góp cổ phần,

lời ăn, lỗ chịu. Những loại hình này đang phát huy tác dụng và làm ăn có hiệu quả.

Tuy nhiên khi hoàn cảnh và điều kiện thay đổi mô hình này đã bộc lộ những thiếu sót, yếu kém sau:

Thứ nhất: chúng ta tiến hành cải tạo nông nghiệp chủ ý nhiều đến thay đổi chế độ sở hữu với tư liệu sản xuất, mà hầu như thiếu

sự quan tâm đến việc tổ chức lại sản xuất theo phương thức của

nền sản xuất tiến bộ, và không coi trọng đúng mức lợi ích cá nhân

của người lao động, do đó người nông dân không gắn với ruộng đất, bởi vì phần thu nhập không những quá ít ỏi mà còn mang tính

bình quân giữa những người đóng góp công sức n hiều với người đóng góp ít.

Thứ hai: Bộ máy quản lý hợp tác xã cồng kềnh, quan liêu, cán

bộ nói chung thiếu năng lực tổ chức, quản lý do ít được đào tạo và

chất lượng đào tạo kém. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì vậy để có thể phát triển thành phần kinh tế tập thể có hiệu

quả chúng ta phải coi trọng kết hợp hài hoà giữa ba lợi ích: xã

hội, tập thể, cá nhân, vì đó là cơ sở để phát huy các động lực cá

nhân, tập thể, xã hội. Mỗi lợi ích có phạm vi nhất định, song sự

thống nhất giữa ba lợi ích sẽ phát huy ảnh hưởng tích cực đến kết

quả sản xuất.

Với sự nghiệp đổi mới một cách căn bản và toàn diện, thành

phần kinh tế tập thể trong nông nghiệp sẽ tạo ra sức sản xuất mới, đưa nông nghiệp và nông thôn phát triển mạnh mẽ hơn trong thời

gian tới.

b)Trong công nghiệp:

So hợp tác xã thương nghiệp từ 32.034 năm 1988 giảm còn 21.901 năm 1989; 13.086 năm 1990 và 9.660 năm 1991. Mức sản

1991 giảm 47% so với năm trước. Vì lẽ đó, mức đóng góp của

chúng trong giá trị tổng sản lượng của toàn ngành công nghiệp

tính theo giá cố định năm 1982 giảm dần, năm 1988 giảm 23,9%, năm 1989 giảm 15,8%, năm 1990 giảm 13,7% và năm 1991 giảm

6,8%.

c)Trong thương nghiệp:

So với năm 1986, đến năm 1991 chỉ còn khoảng 25% số hợp

tác xã mua bán còn hoạt động, còn gắn 3.300 hợp tác xã đã giải

thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Tương ứng với tình hình này, vai

trò của hợp tác xã mua bán trong thị trường xã hội cũng giảm sút

nghiêm trọng: tổng mức bản lề hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã

hội từ 25 - 30% những năm 1980 - 1985, xuống còn 14,6% năm 1986: 12,6%; năm 1987: 9,2% năm 1988 6,1% năm 1989: 2,7% năm 1990 va chỉ còn 1,8% năm 1991.

Sở dĩ các hợp tác xã mua bán lâm vào tình trạng hiện nay là

do:

Trong quá trình thành lập và phát triển ca s hợp tác xã đã

không nhất quán những nguyên tắc cơ bản của tổ chức kinh tế tập

thể là tự nguyên, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Vừa qua, nhiều tổ

chức hợp tác xã đã hoạt động cũng như mô hình thương nghiệp

quốc doanh.

Phương thức hoạt động không bám sát mục tiêu và nhiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vụ khí sáng lập, nhiều tổ chức hợp tác xã dần dần trở thành tổ

chức đi buôn kiếm lời cho mỗi nhóm người.

mất vốn.

Nhận thức của các cấp quản lý, nhất là chính quyền huyện,

tỉnh, không rõ đối với loại hình kinh tế này, hoặc can thiệp quá

sâu vào hoạt động của nó, hoặc sát nhập, giải thể một cách tuỳ

tiện.

Phát triển tổ chức tràn lan. ở những nơi hợp tác xã được

xây dựng xuất phát từ phong trào, chứ không vì nhu cầu người

tiêu dùng: do vậy nhiều hợp tác xã ở thàn h phố cho tư thương đội

lốt kinh doan nhằm trốn thuế.

Tuy các hợp tác xã mua bán đã phân rã hàng loạt, song không

thể vì vậy mà phủ nhận hoàn toàn vai trò của loại hình này. Trước

hết cần khẳng định, trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xây dựng như nước ta, thì hợp tác xã là hình thức

tổ chức kinh tế hợp lý nhất. Nó dễ tập hợp các hộ nông dân lại để

sản xuất, kinh doanh trên nguyên tắc bình đẳng tự nguyện, cùng

có lợi. Trong thời gian tới, cần từng bước củng cố loại hình hợp

tác xã mua bán ở nước ta, nhất là ở nông thôn. Quan điểm đổi mới với hợp tác xã là:

Trả lại cho hợp tác xã cái bản chất của mình - là tổ chức

kinh tế tự nguyên của nhân dân lao động, thực hiện chức năng

mối dây liên kết những người sản xuất nhỏ với thị trường.

Hợp tác xã hoạt động tự do, bình đẳng với các thành phần

khác trên thị trường. Nhưng do điều kiện và vị trí của mình, hợp

tác xã cần chú trọng thành lập mối liên hệ kinh tế với thương

Quán triệt nguyên tắc quản lý của kinh tế tập thể.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Nền KTHH nhiều thành phần pdf (Trang 25 - 30)