Một số khuyến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và khắc

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học về con người trong thơ ca việt nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX (Trang 69 - 81)

8. Kết cấu của luận văn

2.4.3.Một số khuyến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực và khắc

Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX đối với quá trình xây dựng con người mới Việt Nam

Trong thời kỳ hiện nay, khi vận mệnh đất nƣớc đã đổi mới, thời kỳ đất nƣớc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thì con ngƣời Việt Nam cũng phải có những phẩm chất nhất định để bắt kịp thời cuộc, theo kịp sự phát triển của thế giới và khu vực. Điều này làm cho con ngƣời Việt Nam phải thay đổi để có

thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu hội nhập thế giới và thời đại. Để đảm bảo cho sự phát triển này cần phải có mô hình xây dựng con ngƣời Việt Nam phù hợp với thời đại, đáp ứng đƣợc nhu cầu của nền văn hóa mới, khoa học mới trên cơ sở xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta.Con ngƣời mới phải mang đủ những phẩm chất cơ bản sau:

Một là, trung với nƣớc, hiếu với dân. Trung - Hiếu là những khái niệm đã có trong đạo đức truyền thống Việt Nam và phƣơng Đông. Khái niệm này ăn sâu bám rễ trong tâm hồn ngƣời Việt. Trong lịch sử Việt Nam, tƣ tƣởng trung quân cũng đã tồn tại nhƣ ở những nƣớc phƣơng Đông chịu ảnh hƣởng của Nho giáo, song tƣ tƣởng trung quân ở Việt Nam gắn bó rất chặt chẽ với tƣ tƣởng ái quốc. Trung với nƣớc đƣợc coi là phẩm chất cao quý nhất của con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn lịch sử mới. Còn “Hiếu” là một phẩm chất đạo đức quan trọng đƣợc hình thành trong gia đình ở mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái, nêu lên nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ. Hiếu là điều kiện để duy trì mối quan hệ gia đình. Cha mẹ nào ở bất kỳ thời đại nào cũng cần những ngƣời con có hiếu. Trung với nƣớc là trung với sự nghiệp xây dựng đất nƣớc. Hiếu với dân là phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ. Cán bộ Đảng viên phải là ngƣời đầy tớ trung thành với nhân dân. Phẩm chất “trung

với nƣớc, hiếu với dân” là phẩm chất bao trùm và quan trọng nhất chi phối

các phẩm chất khác.

Hai là, yêu thƣơng con ngƣời, sống có tình nghĩa. Đây là phẩm chất cao

đẹp đòi hỏi phải có trong đạo đức cách mạng. Nếu không có tình yêu thƣơng con ngƣời thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến CNXH. Yêu thƣơng con ngƣời xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại. Nó thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội. Tình yêu thƣơng con ngƣời thể hiện trƣớc hết là tình yêu thƣơng với đại đa số nhân dân, những ngƣời lao động

bình thƣờng, ngƣời nghèo khổ;.v.v. Nó hiện diện trong đời sống hàng ngày, chẳng những đòi hỏi mọi ngƣời theo tinh thần “kỷ sở bất dục, vật thi ƣ nhân” mà còn đòi hỏi mọi ngƣời phải nghiêm khắc chặt chẽ với mình, rộng lƣợng với ngƣời khác, đòi hỏi phải nâng phẩm giá con ngƣời lên. Phát huy cái tốt để đi đến hạn chế cái xấu. Không đƣợc kìm hãm khả năng vƣơn lên chân thiện mỹ của con ngƣời. Sự yêu thƣơng con ngƣời trong đạo đức cách mạng có một sức hút mạnh mẽ.

Trong giai đoạn hiện nay, mỗi ngƣời dân Việt Nam cần phải thấm nhuần đạo đức cách mạng đã nêu trên. Để làm đƣợc điều đó, có thể nêu ra một số biện pháp sau:

Thứ nhất, tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các

giá trị truyền thống của con ngƣời Việt Nam.

Vấn đề văn hóa nói chung, giá trị truyền thống của con ngƣời Việt Nam nói riêng đã và đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm sâu sắc. Điều này thể hiện ở công tác tuyên truyền, giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc về văn hóa trong suốt thời gian qua. Sự ra đời của Nghị quyết lần thứ năm của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII là một sự chuyển biến sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân nhận thức về văn hóa, về bản sắc văn hóa dân tộc, khẳng định vị trí chiến lƣợc quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng ở giai đoạn mới.

Song song với việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc, phải tăng cƣờng hơn nữa việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của các giá trị truyền thống của con ngƣời Việt Nam. Quan trọng hơn là làm thế nào trong toàn Đảng, toàn dân có một tình cảm thật sự, một thái độ, một niềm tin đúng đắn vào các giá trị truyền thống, để họ lấy đó làm cơ sở cho sự phấn đấu, rèn luyện về tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống. Bởi lẽ, chính các giá trị truyền thống này luôn là động lực quan

trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của nền văn hóa dân tộc, tạo nên tâm hồn, cốt cách của con ngƣời Việt Nam qua suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm.

Thứ hai, thƣờng xuyên quan tâm, tạo lập môi trƣờng xã hội lành

mạnh, đấu tranh chống nguy cơ xói mòn các giá trị truyền thống của con ngƣời Việt Nam.

Ngƣời Việt Nam có khá nhiều giá trị truyền thống nhƣ tính cố kết trong cộng đồng, yêu thƣơng đùm bọc lẫn nhau trong đời sống, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn;.v.v. Đó là những đặc trƣng tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy, chúng ta cần phải thƣờng xuyên quan tâm, lƣu giữ nhất là khi nền kinh tế thị trƣờng đang ngày càng nêu cao lợi ích cá nhân. Đây là mối đe dọa trực tiếp đến những phẩm hạnh truyền thống.

Các giá trị truyền thống của con ngƣời Việt Nam đƣợc hình thành từ rất sớm trong lịch sử. Cũng vì vậy mà tính đến nay, nó phải trải qua nhiều cuộc thăng trầm. Trong đó, có lúc phải đối mặt với những thử thách rất ác liệt bởi nguy cơ bị đồng hóa, bị đánh mất bởi các yếu tố văn hóa ngoại xâm. Vƣợt qua tất cả những khúc quanh của lịch sử, các giá trị truyền thống của con ngƣời Việt Nam đã khẳng định sự tồn tại và phát triển, khẳng định đƣợc bản lĩnh và bản sắc của mình trong giao lƣu và hợp tác quốc tế.

Ngày nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đƣợc tiến hành trong bối cảnh toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ, nó cuốn tất cả các dân tộc khác nhau trên thế giới vào vòng xoáy chung. Ai cũng biết toàn cầu hóa mang đến cho các quốc gia nhiều cơ hội mới mà từ trƣớc đến nay chƣa từng có, nhƣng nó cũng đặt ra không ít những nguy cơ, thử thách mới. Trong đó, có nguy cơ các giá trị truyền thống của con ngƣời Việt Nam rất dễ bị xói mòn. Trƣớc thực trạng đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút kinh nghiệm: trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào,

đặc biêt là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phải: “Tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” [19, tr.315] nhƣng phải: “Giữ vững truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc”.[19, tr.315]

Thứ ba, tích cực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm đổi mới và

nâng cao giá trị truyền thống của con ngƣời Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đối với một dân tộc, các giá trị truyền thống của con ngƣời là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Hơn nữa, trong quá trình vận động và phát triển của nền văn hóa, các giá trị truyền thống của con ngƣời còn là yếu tố nội sinh, có tác dụng thúc đẩy quá trình vận động và phát triển của nền văn hóa. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thức rõ, trong quá trình vận động và phát triển của nền văn hóa không phải chỉ có sự tác động từ yếu tố nội sinh, mà còn có cả yếu tố ngoại sinh. Vì vậy, phải biết lựa chọn những yếu tố phù hợp với điều kiện cụ thể nhằm tạo động lực phát triển con ngƣời và thúc đẩy đất nƣớc đi lên. Song, cần tránh hai khuynh hƣớng đổi mới quá mức để đánh mất hoặc bảo thủ không chịu đổi mới, tiếp thu cái mới.

Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các dân tộc khác nhau trên thế giới không thể khép mình, đóng kín cửa. Cho nên, để đƣa một nền văn hóa phát triển, các giá trị truyền thống trong nền văn hóa phải đƣợc cọ xát, giao lƣu tiếp biến, hội nhập với các giá trị của nhiều dân tộc khác trên thế giới. Chính trong quá trình này, các giá trị nội sinh - giá trị truyền thống - mới có cơ hội khẳng định chính mình và đƣợc thẩm định lại, đồng thời các giá trị ngoại sinh sẽ đƣợc tiếp thu để bổ sung và nâng cao giá trị truyền thống. Điều đó là một tất yếu khách quan.

* Tiểu kết

Nghiên cứu quan niệm triết học về con ngƣời không giống với việc tìm hiểu quan niệm con ngƣời trong văn học. Tuy nhiên, giữa các khoa học vẫn có mối quan hệ nhất định. Lý tƣởng chính trị xã hội; đạo đức, lối sống; kỹ năng lao động sáng tạo, ý thức công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;.v.v. là những nội dung cơ bản cần đƣợc coi trọng đúng mức trong quá trình xây dựng và phát triển con ngƣời. Đây là con đƣờng cơ bản để đảm bảo sự phát triển bền vững hay nói cách khác chính là đảm bảo chất lƣợng của quá trình phát triển đất nƣớc.Nền kinh tế mà chúng ta hƣớng tới xây dựng là nền kinh tế nhân văn, nền kinh tế đề cao giá trị con ngƣời, phục vụ con ngƣời. Vì vậy, con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển bền vững. Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc phải hƣớng tới phục vụ con ngƣời, giải phóng các tiềm năng sáng tạo của con ngƣời, phấn đấu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo cơ hội và điều kiện để nhân dân tham gia vào làm chủ quá trình sáng tạo, sản xuất, truyền bá và thụ hƣởng các thành quả chung của xã hội. Do đó, hƣớng tới các giá trị nhân văn, vì con ngƣời, cho con ngƣời, chăm lo vun đắp cho sự nghiệp “trồng ngƣời” là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nƣớc ta hiện nay.

KẾT LUẬN

Con ngƣời là sản phẩm của lịch sử, là chủ thể của lịch sử và là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng một xã hộiổn định, một nhà nƣớc cƣờng thịnh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, chăm lo phát triển nhân tốcon ngƣời dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng là điều quan trọng bậc nhất. Từ thế kỷ XVI, đặc biệt là từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX con ngƣời luôn sống trong tâm trạng lo âu, sầu buồn. Họ chìm trong triền miên đau khổ bởi nhiềunguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân cơ bản nhất là các thế lực thống trị suy tàn ngày càng tăng cƣờng áp bức bóc lột nhân dân một cách nặng nề. Do đó, chƣa bao giờ quan niệm về con ngƣời xuất hiện trong thơ ca cũng nhƣ trong hệ tƣ tƣởng của ngƣời Việt Nam nhiều nhƣ thế.

Bản chất của con ngƣời Việt Nam là bất biến, chỉ biểu hiện của nó là thƣờng biến.Vì thế, trong xã hội hiện đại của chúng ta, bản chất tốt đẹp của truyền thống vẫn còn, song có lẽ vì hoàn cảnh xã hội thay đổi, con ngƣời phải đối mặt với vô vàn những lo toan vật chất và vô số những áp lực trƣớc cuộc sống nên đã làm cho những giá trị truyền thống trong con ngƣời có ít nhiều thay đổi. Tìm hiểu vấn đề quan niệm triết học về con ngƣời trong thơ ca Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX là một vấn đề đặc biệt có ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng con ngƣời mới ở nƣớc ta hiện nay.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội, thông tin và kinh tế tri thức. Sự phát triển xã hội diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa;.v.v. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải ra sức phát huy tối đa nội lực, nhất là nhân tố con ngƣời cùng những giá trị truyền thống tốt đẹp. Vì vậy, việc phát huy giá trị truyền thống của con ngƣời Việt Nam là vấn đề đặc biệt quan trọng. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, biết bao giá trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

truyền thống tốt đẹp của con ngƣời Việt Nam đã đƣợc hình thành, đƣợc dƣ luận xã hội cổ vũ, trở thành lƣơng tâm và danh dự của mỗi con ngƣời. Có thể nêu ra một số giá trị truyền thống cơ bản, nhƣ tinh thần yêu nƣớc, tinh thần nhân ái, khoan dung, tinh thần đoàn kết;.v.v. Đó là những giá trị truyền thống cơ bản, vô cùng quý báu, đã tạo nên cốt cách riêng biệt của con ngƣời Việt Nam. Có những giá trị đi qua mọi thời đại nhƣ đạo đức, nhân cách. Con ngƣời không chỉ biết lo cho bản thân, gia đình mà còn lo cho dân tộc, quốc gia và xã hội. Những giá trị truyền thống này không chỉ có ý nghĩa trong quá khứ mà cả trong hiện tại và tƣơng lai, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trƣớc bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Có thể nhận thấy, để xây dựng con ngƣời Việt Nam hiện nay thì có rất nhiều biện pháp nhƣng muốn đạt đƣợc hiệu quả, thành công thì phải biết vận dụng hợp lý, sáng tạo. Sẽ không thể có con ngƣời mới đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của đất nƣớc nếu không xuất phát từ con ngƣời cũ và cải biến, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Sẽ là sai lầm nếu chúng ta xây dựng con ngƣời mới mà không dựa trên con ngƣời truyền thống, phủ định sạch trơn con ngƣời truyền thống.Thực tế cho thấy rằng, ngày nay, việc xây dựng thành công con ngƣời Việt Nam mang bản sắc XHCN là một vấn đề hết sức khó khăn, trở ngại cả về khách quan lẫn chủ quan. Song, chúng ta tin rằng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chính sách ƣu việt của nhà nƣớc, sự đoàn kết, đồng lòng, cống hiến hết mình của mỗi ngƣời công dân thì sự nghiệp xây dựng con ngƣời mới nói riêng và sự nghiệp cách mạng XHCN nói chung sẽ thành công trên đất nƣớc ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Kiến Cầu (2008), Triết lý nhân sinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Nguyễn Huệ Chi (2001), Phác họa diện mạo tƣ tƣởng Nguyễn Bình Khiêm,

về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Trƣơng Chính (1983),Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Nxb Văn học, Hà Nội.3. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề triết học - con ngƣời - xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), Đạo đức xã hội ở nƣớc ta hiện nay - Vấn đề

và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), Lịch sử tƣ tƣởng triết học Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Bá Cƣờng (2006), Tƣ tƣởng của Ngô Thì Nhậm về con ngƣời và

giáo dục con ngƣời, Tạp chí Triết học, (số 4), tr. 47-52.

8. Nguyễn Bá Cƣờng (2009), Tiếp cận triết lý về con ngƣời trong lịch sử tƣ

tƣởng Việt Nam, Tạp chí Khoa học, (số 2), tr. 45 - 54.

9. Nguyễn Bá Cƣờng (2010),Tiếp cận những đặc điểm cơ bản của con ngƣời

Việt Nam truyền thống, Tạp chí Khoa học, (số 2), tr.135-142.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ III, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới,

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học về con người trong thơ ca việt nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX (Trang 69 - 81)