8. Kết cấu của luận văn
2.3. Tƣ tƣởng về đối nhân xử thế
Từ thế kỷ XVI, nhất là cuối thế kỷ XVII, chiến tranhgiữa các tập đoàn phong kiến xảy ra liên miên và các hệ luỵ do nó gây ra cho xã hội đã buộc các nhà tƣ tƣởng phải có những suy nghĩ, những triết lý về vị trí, vai trò của con ngƣời trong cuộc đời. Triết lý cuộc sống là một trong những vấn đề quan trọng đƣợc đề cập tới nhiều trongsáng tác thơ ca suốt thời kỳ từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX. Trong ý niệm của mình, các nhà thơ coi việc giáo dục, hƣớng con ngƣời tới triết lý sống là điều kiện cần thiết để con ngƣời lĩnh hội những giá trị đích thực của cuộc sống và sống xứng đáng hơn. Điều đó sẽ giúp con ngƣời không tham lam, xa lìa đƣợc hƣ vọng, mài dũa chí hƣớng, giữ đƣợc tấm lòng trong sạch.
Trongsáng tác thơ ca của mình, các tác giả thời kỳ này thƣờngthể hiện khuynh hƣớng dung hoà “tam giáo”, nên những vấn đề trong nhận thức luận của họ luôn chứa đựng những yếu tố mới mẻ.Họ đã kế thừa tƣ tƣởng của cả Nho, Phật và Lão trong cách giải quyết vấn đề của mình.
2.3.1. Tư tưởng về mối quan hệ giữa con người với con người
Thời kỳ này, phần lớn các nhà thơ đã tiếp thu tƣ tƣởng của các triết gia thời trƣớc, nhƣng không phải là sự sao chép, rập khuôn, mà trong đó có sự kế thừa, chọn lọc theo một tinh thần mới, phù hợp với tƣ tƣởng của thời đại lúc bấy giờ.
Những tƣ tƣởng đối nhân xử thế thời kỳ này chịu ảnh hƣởng sâu sắc của các học thuyết Nho giáo. Khổng Tử quan niệm có năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con ngƣời đƣợc gọi là nhân luân, Mạnh Tử gọi là ngũ luân: vua - tôi, cha - con, chồng- vợ, anh- em, bạn bè. Trong đó, vua - tôi, cha- con, chồng- vợ là ba mối quan hệ cơ bản đƣợc gọi là “Tam cƣơng” và “Đức” là phẩm chất
quan trọng nhất mà con ngƣời cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ đó. Khổng Tử nhấn mạnh “tam đức” (nhân, trí, dũng); ở Mạnh Tử là “tứ đức” (nhân, nghĩa, lễ, trí); Đổng Trọng Thƣ là “ngũ thƣờng” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). “Tam cƣơng” và “Ngũ thƣờng” đƣợc kết hợp và gọi tắt là đạo “Cƣơng -
Thƣờng”.
Triết lí Khổng Tử với “Tam cƣơng, ngũ thƣờng” đã buộc chặt con ngƣời vào gia đình và xã hội. Theo ông, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa chồng và vợ, giữa anh em với nhau (quan hệ gia đình) thuộc về mối quan hệ tự nhiên, vốn có, là thứ tình cảm thuộc về bản tính con ngƣời. Từ cách hiểu này, các nhà tƣ tƣởng Việt Nam đã tiếp thu có sáng tạo và cho rằng, trong gia đình nếu ngƣời cha đứng đầuthì mở rộng ra trong nƣớc có vua đứng đầu. Họ hình dung quốc gia là một gia đình lớn, vua là ngƣời cha của gia đình ấy. Vì vậy, con ngƣời phải tận hiếu với cha mẹ, tận trung với vua.
Đạo Nho xem gia đình là một trong các khâu không thể thiếu của hoạt động con ngƣời: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Đạo quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu là gốc của đạo đức Nho gia. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là cách ứng xử đẹp của những bậc quân tử. Trong đó, “Nhân” và “Lễ” là một quy định về mặt đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa ngƣời với ngƣời. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, bề tôi phải trung với vua, chồng vợ có nghĩa với nhau, anh em phải trên kính dƣới nhƣờng, bạn bè phải giữ đƣợc lòng tin. Những quy tắc này là bất di bất dịch mà ai cũng phải tuân theo.
Đức “Lễ” với hệ thống các qui định chặt chẽ đã giúp con ngƣời có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép. Cùng với đức “Nhân, Nghĩa”, các nhà thơ, nhà tƣ tƣởng Việt Nam khuyên con ngƣời phải có sự đối xử đúng mực với nhau:
“Trời sinh, trời ắt đã dành phần,
Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ
Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần… Chớ có hại ngƣời mà ích kỷ,
Giấu ngƣời khôn giấu đƣợc linh thần” [54]
Đạo làm con, đạo vợ chồng, tình anh em, nghĩa bằng hữu chẳng những là đạo đức Nho gia mà còn là truyền thống văn hóa tốt đẹp của con ngƣời Việt Nam.Con trai phải học hành, trung với vua, kính trọng thầy và giúp đỡ cha mẹ trong việc tế tự tổ tiên, con gái phải theo đạo “tam tòng” và “tứ đức”. Chữ “Hiếu” luôn đƣợc đặt lên hàng đầu. Bởi vậy, Nguyễn Du từng so sánh:
“Duyên hội ngộ, đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn” [20]
Và đôi khi, vì hiếu nghĩa mà con ngƣời phải hy sinh những quyền lợi của cá nhân mình:
“Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trƣớc phải đền ơn sinh thành Quyết tình nàng mới hạ tình
Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha” [20]
Cùng với những tƣ tƣởng của Nho gia, trong dân gian thời kỳ này, các quan niệm về chữ đức, chữ hiếu cũng mang đậm màu sắc từ bi, hỉ xả của Phật giáo:
“Lên chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chƣa đền”
Hay:
“Tu đâu cho chí tu nhà,
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”
Các tác giả thời kỳ này coi trọng “Lễ” trong cách giáo dục, giúp con ngƣời bỏ đƣợc danh lợi, xa lìa tham, sân, si. Việc con ngƣời tuân theo “Lễ”
chính là con đƣờng ngăn ngừa những thói hƣ, tật xấu, giữ đƣợc lẽ phải. Nhờ đó, con ngƣời mới kìm chế đƣợc dục vọng, không bất chấp quy tắc mà vƣợt đạo, giữ đúng đạo. Vì vậy, “Lễ” nhƣ là khuôn phép để con ngƣời nhìn vào đó mà không dám làm điều xằng bậy, là tiêu chuẩn cao nhất của đạo đức. Nếu không có “Lễ” thì nhẫn tâm. Không chỉ thế, các tác giả còn đề cao cƣơng thƣờng, lễ nghĩatrong việc giúp con ngƣời giữ mình.Ngô Thì Nhậm từng cho rằng, một ngƣời thông minh phải biết tuân theo đạo trời thì mới mong không vƣớng vào mê loạn. Do vậy, ông rất coi trọng việc con ngƣời biết tôn trọng và giữ đúng đạo nhằm làm tốt bản thân, xa lìa đƣợc danh lợi, đồng thời còn giúp ích cho kẻ khác.Nhìn chung, các nhà tƣ tƣởng đặc biệt coitrọng việc giữ đạo, nhấtlà đạo “Trung hiếu”. Tuy nhiên, việc vận dụng đạo không phải là tuỳ tiện, mà cần có phép tắccủa nó. Phép tắc, theo họ, chính là cái để làm khuôn khổ cho sự vận dụng của“tâm”.
Trong tƣ tƣởng Nho giáo, con ngƣời không có gì là của riêng mình, từ thân thế, tài sản cho đến danh phận, bổng lộc đều là của cha mẹ hay vua ban. Thông qua thi ca, các tác giả khuyên con ngƣời hãy giữ lấy đạo cƣơng thƣờng, giữ lấy những luân thƣờng đạo lý. Con ngƣời phải hành xử đúng đạo trong tất cả các mối quan hệ. Đó là tôi phải trung với vua, con cái phải thờ kính cha mẹ, anh em phải hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau không đƣợc tranh giành, bạn bè phải đối xử với nhau bằng lòng trung thực, vợ chồng phải lấy nghĩa làm trọng;.v.v. Đó chính là giữ nếp nhà, phép nƣớc. Bài “Cƣơng thƣờng tổng quát”của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bài thơ độc đáo và đầy ý nghĩa. Bài thơ vừa là một sự tổng kết về thuyết “Tam cƣơng, ngũ
thƣờng” của đạo Nho, vừa bộc lộ những suy ngẫm của các tác giả đối với
con ngƣời và cuộc đời:
“Trời phú tính ở mình ta,
Tôi hết ngay chầu chức chúa, Con hằng thảo kính thờ cha Anh em mựa nỡ điều hơn thiệt, Bầu bạn cho hay nết thực thà, Nghĩa vợ chồng xem rất trọng,
Ở đầu phong hóa phép chƣng nhà” [54]
Trung hiếu, nhân nghĩa là những đức tính cần thiết của con ngƣời. Đức tính đó đã đƣợc các nhà tƣ tƣởng đề cập tới trong nhiều tác phẩm thơ ca từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỷ XIX. Họ khẳng định:
“Bui có một lòng trung mấy hiếu, Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen”[54]
Tựu chung lại, con ngƣời tồn tại trong vô vàn các mối quan hệ xã hội đan xen, ở mỗi mối quan hệ đó con ngƣời có những nghĩa vụ nhất định phải thực hiện. Điều này là cần thiết ở mọi chế độ xã hội và mọi thời đại.
2.3.2. Tư tưởng nhân nghĩa
Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, nƣớc ta có nhiều biến cố lịch sử. Vì vậy, các nhà tƣ tƣởng đã dùng thơ ca của mình với mong muốn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh ngƣời đời quay về với đạo.Tƣ tƣởng nhân sinh xã hội thời kỳ này không xa rời lý tƣởng nhân sinh của Phật giáo và Nho giáo:
“Dù xây chín bậc phù đồ,
Chẳng bằng làm phúc cứu cho một ngƣời”
Chịu ảnh hƣởng của Nho giáo, mặc dù sống ở những thời đại khác nhaunhƣng tƣ tƣởng về đối nhân xử thế của các nhà thơ có nhiều nét tƣơng đồng,đặc biệt khi suy ngẫm về thuyết “Tam cƣơng, ngũ thƣờng” với phạm trù đạo đức đầu tiên, cơ bản nhất là “Nhân”. Các nhà tƣ tƣởng giai đoạn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX hầu hết là những ngƣời sống gần gũi với nhân dân nên đồng cảm với họ, luôn mơ ƣớc về một xã hội thái bình, thịnh trị, nhân
dân đƣợc sinh sống yên ổn, no đủ, không có chiến tranh. Triết lý chủ yếu theo quan điểm của họ ở vấn đề này mang nội dung nhân nghĩa: “Cổ lai nhân giả
tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh”. Có nghĩa là từ xƣa đến nay,
điều “Nhân” là vô địch, cần gì phải theo đuổi chiến tranh.
Triết lý nhân nghĩa thời kỳ này đƣợc các tác giả giải thích dựa trên tƣ tƣởng của Khổng Tử. Nhân có nghĩa là “yêu ngƣời”: Phàn Trì hỏi về ngƣời nhân, Khổng Tử nói:yêu ngƣời (Phàn Trì vấn nhân, Tử viết: “ái nhân”) [37,
tr.493].Trong mối quan hệ vua tôi, triết lý nhân nghĩa biểu hiện ở tƣ tƣởng chăm lo đời sống của nhân dân, nhất là dân nghèo.Vua Tự Đức cũng thể hiện một quan niệm trong triết lý về dân ở phƣơng châm “ái dân” khi ông cho rằng: “muốn chuyển tai biến thành điềm lành duy chỉ có biết cách dùng ngƣời
và biết cách an dân là việc cần kíp hơn hết”.
Phần nhiều các vua nhà Nguyễn đều đề cao triết lý: “ý trời khó biết, lòng
dân khó lƣờng”.Mặc dù vua quan luôn tự hào là kẻ chăm dân, tự cho mình là
cha mẹ dân, nhƣng dân không phải là đối tƣợng phục vụ của họ mà chỉ là đối tƣợng bóc lột. Thƣơng dân là cốt để củng cố quyền vua, an dân là cốt để triều đình đƣợc vĩnh cửu trƣờng tồn. Đất nƣớc phải đƣợc hoà bình, triều đình phải có chính sách đối với những ngƣời nghèo khổ, nhà vua phải chăm lo, soi xét đến đời sống của muôn dân:
“Quân vƣơng nhƣ hữu quang minh chúc,
Ủng chiếu cùng lƣ bộ ốc dân”
(“Cảm hứng” - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Tức là nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân nghèo. Triết lý này không phải là sự thƣơng xót, thông cảm của bề trên đối với kẻ dƣới mà là xuất phát từ những nhận thức sâu sắc về đời sống và vai trò của quần chúng nhân dân trong xã hội: “Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng
mong muốn cả”; “Xƣa nay nƣớc phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ đƣợc nƣớc, cốt phải đƣợc lòng dân”.
Nhân còn có nghĩa là “Trung” và “Thứ”. Bàn về chữ “Trung”, Khổng Tử từng giải thích:“Ngƣời nhân là ngƣời mình muốn lập thân thì cũng giúp ngƣời
lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp ngƣời thành đạt”(Phù nhân giả, kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân)[37, tr. 340]. Về chữ “Thứ”,
ông viết: “Điều gì mình không muốn, chớ thi hành cho ngƣời khác”(Kỉ sở bất
dục vật thi ƣ nhân)[37, tr. 473]. Nhƣ vậy, Trung, thứ” tức là từ lòng mình suy
ra lòng ngƣời, phải giúp ngƣời. Khổng Tử khuyên rằng nên làm cho ngƣời những cái mà mình muốn và đừng làm cho ngƣời những cái mình không muốn.Đối với bản thân mình, ngƣời có đức nhân là phải thực hiện đúng lễ: “Dẹp bỏ tƣ dục, trở về với lễ là phát huy điều nhân” (Khắc kỉ phục lễ vi nhân)[37, tr. 471]. Lễ là hình thức thể hiện nhân và cũng là một chuẩn mực
của Ngũ thƣờng. Đồng thời, Nhân còn gắn liền với Nghĩa. Khổng Tử cho
rằng, ngƣời quân tử cần chú ý đến nghĩa và coi thƣờng lợi. Muốn thực hiện nhân, nghĩa thì cần có lòng dũng cảm và có trí tuệ. Có thể nói, triết lý nhân nghĩa là đạo lý làm ngƣời cao cả, vừa thƣơng ngƣời (ái nhân), vừa phải giúp ngƣời (cứu nhân). Đó là đạo lý của trời đất.
Khi du nhập vào Việt Nam, tƣ tƣởng này chủ yếu hƣớng đến vấn đề nhân sinh, đạo lý làm ngƣời mà tƣ tƣởng trung tâm là yêu nƣớc. Họ khuyên con ngƣời phải sống đúng với bổn phận, trách nhiệm của mình, chớ vì lòng tham mà tranh giành quyền lợi chém giết nhau bừa bãi. Trời không thiên lệch một ai và rõ ràngluôn che chở cho ngƣời có đức, có nhân, luôn bênh vực cho những con ngƣời hành động thuận theo ý trời, hợp với lòng dân, đúng với đạo nghĩa. Biết dừng lại đúng giới hạn cho phép trong hành động là phép tắc quan trọng cần có của mỗi ngƣời:
“Đạo ở mình ta lấy đạo trung,
Cùng với Nho giáo, chịu ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng “đời là bể khổ” của Phật giáo, phần lớn các nhà tƣ tƣởng Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX đều đi đến những nhận định về nhân sinh trên nền tảng tƣ tƣởng truyền thống Việt Nam.Nƣớc ta trong thời kỳ từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX đang chìm trong những ràng buộc, lễ giáo khắc nghiệt tối tăm. Và vì thế, số phận của con ngƣời cũng không thể nào vƣợt ra khỏi ranh giới của hoàn cảnh xã hội, đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Các tác giả thƣờng thể hiện quan điểm thƣơng xót, cảm thông, là tiếng nói nhân đạo của con ngƣời dành cho con ngƣời. Thông qua vận mệnh của ngƣời phụ nữ, các nhà tƣ tƣởng Việt Nam đã nói lên vận mệnh của con ngƣời nói chung trong một xã hội bất công tàn bạo. Những quan niệm này đã góp một sắc thái đặc biệt cho nền triết lý nhân sinh Việt Nam:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” [20]
Hoặc bộc lộ những phản ứng:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”[41]
Những nhà thơ tiêu biểu thời kì này có thể kể tới nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng, Đoàn Thị Điểm;.v.v. Các tác phẩm của họ hàm chứa rất nhiều triết lý xã hội nhân văn đặc sắc và tiêu biểu cho lối tƣ duy của ngƣời Việt. Xuất phát từ quan niệm “đời là bể khổ”, họ cho rằngkhổ là do trong lòng con ngƣời luôn chứa đầy dục vọng. Con ngƣời khổ phần lớn và chủ yếu là do chính hoàn cảnh sống đã dẫn dắt họ vào con đƣờng lợi dục.Họ coi bản thân con ngƣời vốn không bao giờ đƣợc bình lặng và yên ổn do vô minhche lấp, luôn phải đối mặt với khó khăn và khổ ải trong cuộc sống của mình.
Nhƣ đã trình bày ở phần trƣớc, “dục” là tính tự nhiêncủa con ngƣời. Ngay từ lúc sinh ra, con ngƣời cũng đã có dục trong lòng vì vậy luôn phải đáp
ứng những nhu cầu để thoả mãn chính bản thân. Nhân dục càng lớn thì con ngƣời càng bị nhấn chìm vào vô minh, làm cho họ không phân biệt đƣợc phải trái, đúng sai, đạo lý bị đảo lộn. Ngoài những nhu cầu tự nhiên về ăn, uống, vui chơi.v.v. thìdanh lợi cũng là một dục vọng thƣờng hành trong con ngƣời. Nó là hình thức để con ngƣời tự khẳng định bản thân mình. Do đó, con ngƣời ai cũng có mong muốn đƣợc lập danh, ghi danh với trời đất. Nguyễn Công Trứ đã ý thức rõ rệt:
“Không công danh thì nát với cỏ cây” [3] Hay:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”[3]
Thích công danh là đặc tính của con ngƣời, hoạ may chỉ có hoá công mới không có ý thức công danh. Nguyễn Du trƣớc đó cũng đã nói:
“Công danh ai dứt lối này cho qua” [20]
Công danh là một phạm trù lƣỡng tính, vừa mang nội dung quốc gia xã hội, vừa mang nội dung cá nhân. Từ xƣa, nhiều trang anh hùng hào kiệt đã sát