Sự pháttriển của thơca ViệtNam từ thế kỷ XVI đến đầu thế

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học về con người trong thơ ca việt nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX (Trang 35)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Sự pháttriển của thơca ViệtNam từ thế kỷ XVI đến đầu thế

kỷ XIX

Thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong lòng xã hội và văn hoá phong kiến. Về mặt lịch sử, đây là giai đoạn nhà nƣớc phong kiến Việt Nam phát triển đến mức toàn thịnh và bắt đầu suy thoái từ thế kỷ XVI cho đến khủng hoảng trầm trọng vào thế kỷ XVIII. Song giai đoạn này là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam. Thơ văn có thay đổi lớn: Thành phần văn học Nôm đã xuất hiện lẻ tẻ trong đời Trần nay đã tạo thành tác phẩm, tác giả. Số lƣợng các sáng tác thơ bằng chữ Nôm tăng lên đáng kể theo thể Đƣờng luật. Hình thức lục bát và song thất lục bát xuất hiện ở thế kỷ XVI đã phát triển thành thể loại diễn ca phồn thịnh vào thế kỷ XVII, tạo đà cho sự ra đời thể ngâm và truyện Nôm ở những thế kỷ sau.

dung thơ ca biểu hiện cảm hứng nhân đạo. Đó là tiếng nói cảm thƣơng với số phận con ngƣời, đặc biệt là số phận của ngƣời phụ nữ; là tiếng nói ngợi ca trân trọng họ, đồng thời cũng lên án xã hội phong kiến, đấu tranh đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con ngƣời.

Đối với thơ ca giai đoạn thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX, đặc trƣng cơ bản có tính lịch sử của nó là khám phá ra con ngƣời, khẳng định những giá trị chân chính của con ngƣời. Nội dung đó đã đƣợc thể hiện rõ nét trong các tác phẩm, đặc biệt là ở trong các tác phẩm thơ nửa sau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX.Có thể nói, chỉ đến giai đoạn này, vấn đề con ngƣời mới đƣợc đƣa lên hàng đầu và sự khám phá ra con ngƣời mới xuất hiện nhƣ một tất yếu lịch sử. Điều đó tạo ra một bƣớc ngoặt lớn cho lịch sử tƣ tƣởng dân tộc. Đó là sự ra đời của một trào lƣu nhân đạo chủ nghĩa. Thơ ca giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh để giải phóng con ngƣời. Các tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Thơ Hồ Xuân Hƣơng, Truyện Kiều (Nguyễn Du);.v.v.

Mặt khác, thơ ca giai đoạn này bƣớc đầu đã phản ánh đƣợc quan niệm về con ngƣời trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ đã thể hiện sự phản kháng, sự tố cáo xã hội cũ, nêu lên nhiều suy nghĩ và quan điểm chống đối lại tƣ tƣởng của xã hội phong kiến, tiêu biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hƣơng. Nét đặc trƣng về quan niệm con ngƣời trong thơ ca giai đoạn này là nhu cầu tự nhiên của con ngƣời đƣợc khẳng định.

Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, thơ ca phát triển rực rỡvới sự chín muồi, điêu luyện của thơ Nôm trong các thể loại thơ Đƣờng luật, ngâm khúc, truyện Nôm, hát nói. Thơ chữ Hán cũng đạt đƣợc đỉnh cao. Số lƣợng sáng tác rất lớn. Số nhà thơ tiêu biểu của thời đại cũng nhiều: Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ;.v.v. Các thể thơ chữ Hán đƣợc sử dụng rất đa dạng: thất luật, tuyệt cú, ngũ

ngôn;.v.v.

* Tiểu kết

Nghiên cứu tƣ tƣởng triết học về con ngƣời không giống với việc tìm hiểu quan niệm con ngƣời trong văn học. Mỗi khoa học tiếp cận vấn đề con ngƣời theo một phƣơng pháp riêng, phù hợp với đối tƣợng đặc điểm của mình. Giai đoạn này, xã hội phong kiến mục ruỗng, nội bộ phân tranh, nông dân khởi nghĩa khắp nơi, đạo đức băng hoại, không còn đủ sức kiềm tỏa con ngƣời. Mặt khác, đô thị phát triển gắn với các trung tâm chính trị và đời sống kinh tế nông nghiệp, thì cũng tạo một môi trƣờng cho ý thức thị dân phát triển, làm nảy sinh tƣ tƣởng muốn giải phóng của con ngƣời. Chính tiền đề đó đã tạo điều kiện cho sự ra đời các tƣ tƣởng triết học về con ngƣời.

Chƣơng 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC VỀ CON NGƢỜI TRONG THƠ CA VIỆT NAMTỪ THẾ KỶ XVI

ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX 2.1. Tƣ tƣởng về sự sinh thành và bản tính con ngƣời

Các quan niệm về con ngƣời giai đoạn này chịu nhiều ảnh hƣởng của nhân sinh quan Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Mặc dù tiếp thu truyền thống tƣ tƣởng phƣơng Đông, nhƣng tƣ tƣởng thời kỳ này đã có những kiến giải mới mẻ, độc đáo, thể hiện trí tuệ củacáctrí thức gia.

2.1.1. Về sự sinh thành con người

Thời kỳ này đã cótriết lý khá sâu sắc về con ngƣời. Một số tác giảdựa trên những tƣ tƣởng triết học của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và cho rằng con ngƣời là trung tâm của vũ trụ, đƣợc lòng ngƣời là cơ sở của sự hoà hợp và phát triển, là điều kiện để có đƣợc sự cân bằng cả trong xã hội và tự nhiên. Họ luôn tin vào sự chi phối của“trời” đối với cuộc sống con ngƣời, kể cả sự hƣng thịnh hay suy vong của một thời đại. Dƣới góc độ triết lý Phật giáo, cótƣ tƣởng cho rằng con ngƣời là sự tồn tại theo duyên cảnh, là tất nhiên, mang tính tiền định và phải hứng chịu mọi kiếp nạn đã bị quy định từ kiếp trƣớc.Trong những lời ca, câu hát đƣợc nhân dân truyền miệngđãthể hiện rõ tinh thần của thuyết luân hồi, duyên nghiệp:

“Ai ơi ăn ở cho lành,

Tu nhân tích đức để dành kiếp sau”

Hay:

“Đời cha tích đức làm giàu,

Đời mẹ tích đức mai sau con nhờ”

Mỗi con ngƣời bƣớc vào cuộc đời với một nghiệp riêng: là sung sƣớng, là khổ đau, là bất hạnh;.v.v. Và cho đến khi chết đi cũng không ai giống ai. Đại thi hào Nguyễn Du từng viết:

“Gặp phải lúc đi đƣờng lỡ bƣớc,

Cầu Nại Hà kẻ trƣớc ngƣời sau Mỗi ngƣời mỗi nghiệp khác nhau Hồn xiêu phách lạc biết đâu bây giờ” [20]

Bên cạnh những tƣ tƣởng của đạo Phật,thời kỳ này còn có những tƣ tƣởng của Nho gia khi coi số phận con ngƣời là do “mệnh trời” quyết định.Từ quan điểm: “Trời và ngƣời cùng chung một lý” (“Lý” ở đây đƣợc hiểu nhƣ là quy luật vận hành tự nhiên của trời đất và muôn vật), một số tác giả coi sự xuất hiện của con ngƣời là do trời sinh ra và chi phối. Ví nhƣ Nguyễn Du viết:

“Ngẫm hay muôn sự tại trời Trời kia đã bắt nhầm ngƣời có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao đƣợc mới phần thanh cao” [20]

Theo thuyết “Thiên mệnh” của Nho giáo, ngƣời ta ở đời giàu, nghèo, sƣớng, khổ là do số phận định trƣớc bởi “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại

thiên”. Con ngƣời bằng kinh nghiệm ở đời mà suy ra huyền bí của càn khôn

và từ ấy,cho rằng tài mệnh không hợp nhau: “Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét

nhau”. Hay nhƣ Lý Thƣơng Ẩn nói : “Cổ lai tài mệnh lƣỡng tƣơng phƣơng”. Ngƣời ta không chịu tìm nguyên nhân trong xã hội mà lại theo khuynh hƣớng duy tâm thần bí để suy ra rằng, sở dĩ có điều bất bình là bởi đạo trời vốn ghét cái trọn vẹn: “Tạo vật đố toàn, tạo hóa kị doanh”. Cho nên, cái lẽ “bỉ sắc tƣ

phong” ngƣời ta gọi là luật thừa trừ trong kiếp ngƣời. Không những Thúy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiều, Đạm Tiên mà cả Tây Thi, Điêu Thuyền, Chiêu quân;.v.v. đều nhƣ vậy: “Hồng nhan tự thƣở xƣa - Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”. Nguyễn Du từng so sánh:

“Trăm năm trong cõi ngƣời ta

Tƣ tƣởng thời kỳ này cũng đã mang màu sắc duy tâm khi cho rằng cuộc sống con ngƣời là phụ thuộc vào ý trời. Về sự phát triển của xã hội và cuộc đời con ngƣời. Một số tác giả đã lý giải đạo ngƣời trên cơ sở đạo trời, không thừa nhận vai trò hoạt động của con ngƣời trong sự phát triển xã hội mà dƣờng nhƣ con ngƣời vẫn phải nƣơng nhờ vào số mệnh, trời định:

“Chữ rằng phú quý giai do mệnh, Gặp đƣợc bao nhiêu hay bấy nhiêu”[54]

Hầu hết các nhà tƣ tƣởng Việt Nam thời kì này đều đã từng bƣớc vào cửa Nho nên việc tiếp nhận có sáng tạo học thuyết Nho giáo là một điều tự nhiên. Xét về bản thể luận, tƣ tƣởng của Khổng Tửvề triết lý thiênmệnhđều nhằm mục đích giải thích các vấn đề xoay quanh con ngƣời. Khổng Tử đã từng nói: “Ngƣời quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ vƣơng công đại

nhân, sợ lời nói của thánh nhân”. Cái sợ đầu tiên khi con ngƣời sống trên cõi

đời là “mệnh trời”. Mọi việc đều do ý trời. Họa hay phúc, may hay rủi, vui hay buồn, giàu hay nghèo;.v.v. tất cả đều do thiên mệnh tiền định từ khicon ngƣời mới chào đời cho đến lúc rời bỏ cõi thế và không ai có thể thay đổi đƣợc nó dù là ngƣời tài giỏi hay kẻ tầm thƣờng:

“Biết thân chạy chẳng khỏi trời, Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”[20]

Mặc dù chịu ảnh hƣởng sâu đậm của Nho giáo nhƣng khi nhìn nhận về sự sinh, diệt theo lẽ tự nhiên của con ngƣời thì trong tƣ tƣởng của số đông các nhà thơ thời kỳ này lại chịu ảnh hƣởng của Phật giáo. Họthấm thía triết lý của đạo Phật, coi cuộc đời là vô thƣờng và cho rằng, sự nhận thức về lẽ sinh diệt của con ngƣời tất thảy đều từ cái “Tâm” tạo ra.Ngô Thì Nhậm từng cho rằng: “ngƣời nào không có ý, không có xúc thì không thấy cái đó”, tức là không thể nhận thức đƣợc “Tâm” - cái tạo ra sự sinh, diệt trong con ngƣời. Con ngƣời dù có cố gắng đến nhƣờng nào, nhƣng nếu chƣa giác ngộ đƣợc lẽ vô thƣờng,

chƣa ngộ đƣợc chân tâm thì vẫn không thoát khỏi số phận trớ trêu mà trời đã định. Bởi thế, Nguyễn Du đã đặc biệt coi trọng mà đem đặt chữ “Tâm” lên cán cân cùng với chữ “Tài”:

“Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” [20]

Ngoài những tƣ tƣởng về sự sinh thành của con ngƣời, khảo sát thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, chúng ta còn thấy triết lý về quy luật cuộc đời chịu ảnh hƣởng sâu sắc của tƣ tƣởng Chu Dịch. Các tác giả cho rằng vạn vật sinh ra và mất đi đều có cái lẽ vãng phục tuần hoàn của nó. Ngày, tháng, năm, thời tiết, hoa cỏ bốn mùa sinh sinh diệt diệt đều theo nguyên lý phủ định. Hiện tƣợng mâu thuẫn biến hóa này là tƣ tƣởng chủ đạo xuyên suốt trong hầu hết các sáng tác thơ ca. Ví nhƣ Nguyễn Công Trứ vẫn tin tƣởng vào vận hanh thông của con ngƣời khi rơi vào cảnh cùng quẫn:

“Số khá bĩ rồi thời lại thái

cơ thƣờng đông hết lại sang xuân”[3]

Trƣớc đó, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã nghiệm ra một điều vừa có tính quy luật vừa có tính triết lý:

“Mai kia chƣa dễ thu nên muộn

Xuân nọ tin hoa cũng mấy phen”[54]

Tức là, khi mai nở thì ngƣời đời biết rằng mùa đông sẽ qua, mùa xuân sắp tới, cũng nhƣ triều đại này suy vong báo hiệu có một triều đại hƣng thịnh khác sẽ đến. Vì lẽ thừa trừ của tạo hóa nên con ngƣời cần giữ cái tâm trong sáng không lay chuyển. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có khuynh hƣớng duy tâm khi cho rằng vạn vật có nguồn gốc từ khí:

“Thái cực sơ triệu phân Tam tài định quyết vị

Trọng trọc hạ vi địa Trung tập nhi vi nhân Bẩm thụ thi nhất khí”[54]

Nghĩa là:

(“Thái cực từ lúc mới tạo lập đã phân chia Tam tài đã ổn định vị trí của nó

Nhẹ và trong bốc lên là trời Nặng và đục lắng xuống là đất Ở giữa tập kết lại thành ngƣời Bẩm thụ cùng một khí chất”)

Một số nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ tập trung vào khí mà không đề cập đến mối quan hệ giữa lý và khí, từ đó cho rằng: “chính

đây mới là chìa khóa then chốt để có thể đánh giá đóng góp đích thực của ông đối với triết học tự nhiên”. [2, tr.116]

Mặc dù những luận điểm trên thể hiện rõ tính duy tâm, thần bí, nhƣng khi kiến giải về mối quan hệ giữa ý (thuộc ý thức, tinh thần) với xúc (thuộc về cơ thể, vật chất) trong con ngƣời, các nhà tƣ tƣởng đã đƣa ra những nhận định khá tinh tế. Nho giáo cho rằng “Tinh khí cấu tạo ra vật” do đótinh thần là yếu tố đầu tiên có trƣớc thân thể, thân thể là cái có giới hạn vàtinh thần thì không tiêu tan. Ngô Thì Nhậm từng nói: “Tinh thần cất giấu ở trong thân thể, thân

thể là đồng một chất với trời đất”, có nhƣ thế, con ngƣời“mới giữ đƣợc cái

chân tƣớng của mình”. Từ đó, ông khuyên con ngƣời hãy giữ gìn và coi trọng

tinh thần: “Sống thì giữ trang trọng chết thì giữ rất nghiêm túc”. Ông nói: “Thân thể ngƣời ta đồng chất với trời đất, có tinh thần mới có cái thân thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này. Nếu biết giữ gìn trang nghiêm thì đƣợc cùng trời đất lâu dài vậy”.

[7, tr. 47 - 52].

Nhƣ vậy, trong quan niệm về sự sinh thành con ngƣời, các nhà thơ Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX đã thể hiện những tƣ tƣởng mang tính

triết học. Mặc dù vẫn chƣa thể vƣợt khỏi khuôn mẫu truyền thống cũ, nhƣng họ cũng đã có những kiến giải rất sâu sắc về con ngƣời.

2.1.2. Về bản tính con người

Ở Việt Nam,hầu hết các nhà tƣ tƣởng ít nhiều đều chịu ảnh hƣởng của các học thuyết triết học phƣơng Đông truyền thống. Xuất phát từ quan điểm Nho giáo về“thiên tính”, “nhân tính”, họ quan niệm “mệnh” - “thiên tính” là cái toàn thể, rộng lớn nhƣ biển cả, bao quát nhƣ đất trời, còn “tính ngƣời” chỉ là cái bộ phận. Tính ngƣời đƣợc chứa đựng trong cái toàn thể - mệnh.

Khi nghiên cứu đến con ngƣời, ta không thể không đề cập đến bản chất của con ngƣời. Khổng Tử cho rằng, bản tính của mỗi con ngƣời là hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau đó một phần là do thiên phú bẩm sinh nhƣng phần lớn là do điều kiện hoàn cảnh, lối sống tập quán khác nhau mà đi đến khác nhau.Bên cạnh những học thuyết của Khổng Tử, thuyết tính thiện của Mạnh Tử cũng có ảnh hƣởng sâu sắc tới các nhà tƣ tƣởng Việt Nam thời kì này. Mạnh Tử cho rằng con ngƣời ai cũng có tính thiện, tính thiện nằm sẵn ở trong con ngƣời. Tuy nhiên, do hoàn cảnh bên ngoài tác động vào mà con ngƣời bị cuốn vào con đƣờng ác.

Tƣ tƣởng Việt Nam quan niệm sống phải đặt chữ “Tâm” hàng đầu và cái tâm là biểu hiện của tính thiện:

“Ở có đức lành hơn ở dữ

Yêu nhau chăng đã một luân thƣờng”[54]

Do thế giới quan này nên quan niệm vềbản chất con ngƣời của các nhà tƣ tƣởng Việt Nam mang nhiều nội dung đạo đức mà cơ bản là “trung chính” có nghĩa là thiện, là nhân, là yêu thƣơng và cứu giúp con ngƣời:

“Chớ có hại ngƣời mà ích kỉ

Theo Ngô Thì Nhậm, con ngƣời vốn thiện, nhƣng do hoàn cảnh mà thành ra bạc ác. Ông nói: “Ôi! Phàm đã làm ngƣời, ai chẳng muốn làm điều

tốt, chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc mới làm việc ác, để cho lƣơng tâm mòn mỏi”.[7, tr. 47 - 52]. Điều đó theo ôngcó nguyên nhân từ những điều kiện

kinh tế và xã hội. Việc “tụ lập bè đảng, lấy việc cƣỡng bức để sinh nhai cũng

là chỗ bất đắc dĩ, hoặc vì đói rét mà bức bách, hoặc vì bạo ngƣợc xua đuổi, mới đến nƣơng thân nơi sóng gió, không có lối thoát ra”[7, tr. 47 - 52]. Từ

quan niệm coi hoàn cảnh xã hội tạo nên con ngƣời, ông cho rằng, cần phải tạo ra đƣợc hoàn cảnh và những quan hệ xã hội tốt đẹp để hoàn thiện con ngƣời. Với quan niệm này, ông chủ trƣơng dùng đạo lý, lẽ phải để chế ngự và thu phục lòng ngƣời, khiến cho “những đứa giặc nƣớc đều có thể thành những

bầy tôi lƣơng đống” [7, tr. 47 - 52]. Điều đặc biệt là, Ngô Thì Nhậm đã đề

cập đến việc cần chú trọng giáo dục con ngƣời ngay từ khi còn là bào thai. Ngoài ra, ông còn chỉ rõ sự tác động của môi trƣờng, điều kiện, hoàn cảnh gia đình đến việc hình thành tƣ chất, diện mạo của con ngƣời. Ông viết: “Con trai

con gái mà giống cha, mẹ là do sớm chiều ăn ở cùng nhau và cách thức bồi bổ dinh dƣỡng thích hợp với nhau” [7, tr. 47 - 52].Tuy nhiên, cũng ở đây,

ông đã không thể vƣợt qua đƣợc hạn chế của Nho giáo về sự phân chia thứ

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học về con người trong thơ ca việt nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX (Trang 35)