Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất.

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi đất đai xã vĩnh châu, thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 43 - 46)

c) Đất phi nông nghiệp

3.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất.

a)Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất.

*Hiệu quảkinh tếcủa việc sửdụng đất.

- Hiệu quả kinh tế:

-Trong thời gian qua, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành kinh tế công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ nhưng vẫn lấy nông nghiệp làm nền tảng, đã mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao, cụ thể như sau: -Trong lĩnh vực nông nghiệp, thời gian qua địa phương cũng đã xây dựng các chương trình, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với tình hình thực tế như: chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xóa dần tập tục sản xuất theo tính tự phát, lạc hậu, mang lại năng suất và lợi nhuận cao cho nhân dân, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước.

-Quỹ đất phi nông nghiệp có tăng và ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng các khu dân cư. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ đều tăng từ 5 - 10% so với năm 2005.

- Hiệu quả xã hội:

-Trong những năm qua xã Vĩnh Châu đã chủ động đầu tư tạo quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm … đặc biệt là phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, hình thành các cụm tuyến dân cư để giải quyết vấn đề nhà ở cho các hộ dân di dời theo các chủ trương lớn của tỉnh và thành phố, nhằm đảm bảo ổn định được đời sống nhân dân nhất là trong mùa bão lũ góp phần ổn định, nâng cao đời sống và mức hưởng thụ của người dân, tăng thu nhập bình quân của người dân, tỷ lệ hộ nghèo giảm. -Diện tích đất cho xây dựng các công trình phúc lợi công cộng như giáo dục, y tế, văn hoá,... ngày càng tăng, đồng thời nguồn lực đất đai được khai thác hợp lý, tạo đà cho xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Nhìn chung, việc sử dụng quỹ đất hợp lý trong những năm qua đã góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân.

- Hiệu quả về môi trường:

-Môi trường là yếu tố hàng đầu trong việc sử dụng đất và luôn được sự quan tâm đặc biệt của tỉnh, thành phố. Những năm qua phường đã tăng cường áp dụng các mô hình sản xuất sinh thái bền vững trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên chung của tỉnh và thành phố. Có giải pháp hợp lý trong xử lý các chất thải, nước thải trong các khu cụm dân cư.

trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn thành phố Châu Đốc nói chung và của xã Vĩnh Châu nói riêng. Bên cạnh đó với việc đầu tư xây dựng các tuyến dân cư, địa phương đã giải quyết tốt tình trạng các hộ dân sống trong vùng ngập lũ,các hộ có nhà trên kênh, rạch. Từ đó vấn đề gây ô nhiễm môi trường từng bước được hạn chế.

-Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên đã góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu ô nhiễm đất, khói bụi do các hoạt động sản xuất của con người gây ra. Khắc phục dần những hạn chế cơ bản về môi trường sinh thái trên địa bàn xã, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trong tương lai.

b)Tính hợp lý của việc sửdụng đất. *Cơ cấu sửdụng đất.

-Trong những năm qua, cơ cấu sử dụng đất của xã đã có sự chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn so với tiềm năng đất đai về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường học, trạm xá, thủy lợi, trụ sở cơ quan, các công trình phúc lợi công cộng và nhà ở của nhân dân. Nhằm phát triển nhanh các ngành thuộc khu vực II và III trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất của xã với tổng diện tích tự nhiên là 2.289,40 ha, chiếm 22,63% diện tích của thành phố, bao gồm:

-Đất nông nghiệp có 2.068,77 ha, chiếm 90,36% diện tích tự nhiên. -Đất phi nông nghiệp có 220,63 ha, chiếm 9,64% diện tích tự nhiên.

-Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất của xã trong thời gian qua tuy có chuyển dịch từ nhóm đất nông nghiệp sang nhóm đất phi nông nghiệp. Nhưng sự chuyển dịch đó còn chưa cao, chưa tạo động lực lớn để địa phương phát triển nhanh và mạnh các ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp.

*Mức độthích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.

-Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, để phù hợp với nhu cầu phát triển của từng ngành nhằm thúc đẩy nền kinh tế của xã đi lên cùng với các địa phương khác trong thành phố thì mức độ thích hợp của từng loại đất cũng có sự khác nhau ở từng thời điểm và giai đoạn phát triển:

-Việc sử dụng đất nông nghiệp của xã hiện nay cũng được đẩy mạnh phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình sản xuất, tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Chủ yếu là đẩy mạnh phát triển về chiều sâu, còn diện tích thì bị thu hẹp lại để đáp ứng nhu cầu phát triển chung. Tuy nhiên cũng với mức độ vừa phải đảm bảo sự cân đối phát triển. -Đất phi nông nghiệp hiện nay đang được chú trọng đẩy mạnh đầu tư, khai thác cả về

chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm đảm bảo cho sự phát triển chung về đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại - dịch vụ. Sự thay đổi này nó cũng tạo ra những mâu thuẫn khá lớn giữa các loại đất. Do đó cần có các cơ chế chính sách phù hợp để quản lý đảm bảo cho sự thay đổi có lợi nhất. Bên cạnh đó công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang được tích cựctriển khai thực hiện. Việc lập hồ sơ thủ tục giao đất, cho thuê đất để xây dựng các công trình dự án đã thực hiện kịp thời theo yêu cầu đầu tư, phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

*Tình hình đầu tư vềvốn, vật tư, khoa học kỹthuật trong sửdụng đất.

-Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất ngày càng được quan tâm qua đó nâng cao được giá trị của đất và khả năng sinh lợi của đất. Địa phương cũng đã thực hiện việc hỗ trợ vốn tín dụng để nông dân đầu tư trang bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

-Việc ứng dụng cơ giới vào đồng ruộng đã đem lại hiệu quả cao, giảm đáng kể tỷ lệ hao hụt, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm so với thu hoạch bằng lao động thủ công; đồng thời giải quyết được những khó khăn trước mắt do thiếu nhân công. -Tuy nhiên, tình hình đầu tư vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong quá trình sử dụng đất trên địa bàn xã vẫn còn một số hạn chế, chưa đáp ứng tốt tiến độ thực hiện của các dự án, từ đó dẫn đến các dự án phải điều chỉnh quy hoạch hoặc thực hiện chậm tiến độ.

*Những tồn tại trong việc sửdụng đất.

-Trong những năm qua, tình hình sử dụng và quản lý đất đai đã đi vào nề nếp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định trật tự, chính trị xã hội. Tuy nhiên còn một số tồn tại cần được chú trọng khắc phục trong những năm tới cũng như trong phương án quy hoạch là:

-Để xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, thì cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống giao thông. Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã được huy động và ưu tiên từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương, huy động từ sức dân, các doanh nghiệp khai thác quỹ đất; tích cực vận động nhân dân hiến đất xây dựng hạ tầng.

-Việc chuyển đổi cơ cấu bố trí cây trồng, vật nuôi ở địa phương còn theo chủ quan chưa khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.Doanh nghiệp, nông dân và chính quyền chưa có sự hỗ trợ đầy đủ, người dân sản xuất vẫn còn mang tính tự phát, thiếu sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, mô hình nhà nước hỗ trợ chưa được nhân rộng trong cộn đồng.

-Quản lý Nhà nước về đất đai: Một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai chưa được triển khai sâu rộng như quy hoạch sử dụng đất, phân hạng đất, định giá đất. Tình hình cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên hàng năm chưa được quan tâm đúng mức. Từ việc triển khai không đồng bộ các nội dung quản lý Nhà nước đối với đất đai

đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, tạo không ít khó khăn trong công tác quản lý đất đai cụ thể là giao đất, lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương...

-Quỹ đất dành cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội đã được quy hoạch bố trí nhưng chậm triển khai hoặc đã giao đất nhưng không xúc tiến xây dựng gây lãng phí đất đai và tạo tâm lý không tốt cho người dân. Nguyên nhân chính là do yếu tố vốn đầu tư hoặc trở ngại, chậm trễ trong bồi thường giải toả.

-Do ảnh hưởng bởi những biến động như tình trạng lạm phát, giá cả thị trường không ổn định, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Mặc khác, thiếu vốn sản xuất, gây kìm hãm sự phát triển kinh tế của địa phương.

-Nguồn thu ngân sách chưa đáp ứng được nhu cầu chi đầu tư phát triển, ngày càng tăng cao trong khi đó nguồn thu từ thuế còn hạn hẹp, chủ yếu là nguồn kinh phí cấp từ tuyến trên.

-Sử dụng đất sai mục đích, nhất là các trường hợp tự ý chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (chủ yếu sang đất ở) hoặc tự chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp không theo quy hoạch gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi đất đai xã vĩnh châu, thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)