Sơ Lược Về Phần Mềm Mapinfo

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi đất đai xã vĩnh châu, thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 28 - 35)

1.4.1. Giới thiệu

Phần mềm Mapinfo là phần mềm được ứng dụng được các chuyên gia thuộc các “Trung tâm đào tạo” của Hoa Kỳ tạo lập vào năm 1985 cho phiên bản đầu tiên, chạy trên môi trường MS DOS và ứng dụng vào việc lưu trữ, quản lý các thông tin về quân đội. Sau này được phổ biến và ứng dụng vào các lĩnh vực khoa học khác, hiện nay phần mềm Mapinfo được các nước Châu Á sử dụng rộng rãi vào các lĩnh vực như: quản lý, nghiên cứu, đánh giá đất… (Lê Anh Tú, 1999).

Mapinfo là một công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý một cơ sở địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng công cụ Mapinfo có thể thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất của các tổ chức kinh tế và xã hội của các nghành và địa phương. Ngoài ra, Mapinfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng (Nguyễn Thế Thận, 1999).

Mapinfo đang được ứng dụng rộng rãi trong các cơ quan,trường học,…. nhằm phục vụ cho nhiều công tác liên quan đến bản đồ,xử lý bản đồ. Sử dụng công cụ Mapinfo có thể thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.

1.4.2. Các chức năng của Mapinfo

Theo Nguyễn Thế Thận và Nguyễn Thạc Dũng (1999), Mapinfo có các chức năng sau:

* Nhập và xử lý số liệu:Dữ liệu được nhập vào Mapinfo có thể trực tiếp từ bàn phím trong quá trình soạn thảo bản đồ hoặc có thể sử dụng dữ liệu từ các nguồn khác nhau được lưu trữ trong tập tin có dạng *.Dat, *.XLS. Việc xuất dữ kiệu Mapinfo cho phép trao đổi dữ liệu với các chương trình khác bằng cách xuất dữ liệu ở dạng format thích hợpthông qua lệnh Export.

* Cập nhật dữ liệu trong Mapinfo:Việc cập nhật, sữa chữa dữ liệu khá dễ dàng. Việc lưu trữ bản đồ theo tọa độ chung và khả năng cát dán trong môi trường Windows cho phép bổ sung, xóa bỏ, thêm vào các đối tượng, khả năng chọn lựa, kết nối, cập nhật… một cách nhanh chóng.

* Hiển thị dữ liệu: Các đói tượng hiển thị gồm có bảng cơ sở dữ liệu, các lớp, các kiểu bản đồ, các mã, nhãn và các công cụ. Toàn bộ các yếu tố này được lưu trữ trong môi trường làm việc gọi là Workspace. Có ba loại cửa sổ hiển thị là cửa sổ bản đồ, cửa sổ dữ liệu và cửa sổ biểu đồ.

* Tra cứu thông tin: Việc tra cứu thông tin trên Mapinfo được thực hiện theo hai phương pháp là tra cứu thông tin theo thuộc tính và tra cứu thông tin theo bản đồ.

* Các chức năng quản lý thông tin: Tạo các thông tin truy xuất, kết nối bảng, tập hợp thông tin, tạo các nhóm đối tượng, tìm kiếm, sửa đổi thông tin, cập nhật dữ liệu.

* Tạo các nội dung chuyên đề:Tạo biểu đồ và các bản đồ chuyên đề.

Tóm lại, Mapinfo cho phép nhập, xuất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, trên cơ sở dữ liệu này ta có thể tiến hành phân tích địa lý, tra cứu và tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng.

*Hỗ trợ in bản đồ.

*Cho phép chồng xếp các định dạng ảnh.

*Hỗ trợ tốt các kiểu dữ liệu véc tơ với các quan hệ dự liệu topo.

-Theo Nguyễn Thế Thận, 1999 hệ thống xủa lý thông tin của Mapinfo được tóm lược theo sơ đồ sau:

Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống xử lý của Mapinfo 1.5.Đặc điểm vùng nghiên cứu

1.5.1.Điều kiện tự nhiên

a)Vị trí địa lý.

- Xã Vĩnh Châu là một xã nằm về phía Đông Nam của thành phố Châu Đốc, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km, với tổng diện tích tự nhiên 2.289,40 ha (chiếm 22% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố). Địa giới hành chính xã chia thành 3 ấp: Mỹ An, Mỹ Thuận và Mỹ Phú.

-Được tách ra từ xã Vĩnh Mỹ xã Vĩnh Châu với vị trí thuận lợi của vùng cùng với sự thuận lợi về đất đai địa thế tạo ra một vùng độc canh lúa và chuyên canh nhiều loại khác với quy mô toàn xã.

+Địa giới hành chính của xã được xác định như sau: -Phía Đông Bắc giáp phường Vĩnh Mỹ

- Phía Tây Nam giáp xã Vĩnh Tế và xã Thới Sơn (huyện Tịnh Biên) - Phía Đông Nam giáp xã Ô Long Vĩ (huyện Châu Phú)

Hình 1.3.Bản đồhành chính xã Vĩnh Châu năm 2014

b)Địa hình, địa mạo

Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, mang tính đặc trưng của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, cao độtrung bình của phần lớn diện tích đất canh tác từ0,7 – 1,3 m. Nhìn chung, địa hình của xã Vĩnh Châu tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

c)Khí hậu

Xã Vĩnh Châu nói riêng và thành phố Châu Đốc nói chung đều nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao và đều quanh năm. Một năm được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

*Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm 270C,nhiệt độ bình quân cao nhất 28,30C,nhiệt độ bình quân thấp nhất 260C,tổng tích ôn trên 10.0000C.

tháng 11 do ảnh hửơng của gió mùa Tây Nam và lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8,9,10.Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau,lượng mưa không vượt quá 100mm/1 năm

*Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí : lượng bốc hơi hàng năm từ 1.200 mm đến 1.300 mm. Tháng 3 và tháng 4 có lượng bốc hơi nhỏ nhất và tháng 9 có lượng bốc hơi cao nhất.

*Độ ẩm không khíthay đổi theo mùa với mùa khô có độ ẩm bình quân tháng đạt 80%, thấp nhất đạt 72% và mùa mưa có độ ẩm bình quân tháng đạt đến 85%.

*Nắng: tổng số giờ nắng trung bình năm 2.521 giờ, tháng thấp nhất 153 giờ (tháng 9), tháng cao nhất 282 giờ (tháng 3).Số giờ nắng bình quân mỗi ngày ở các tháng mùa khô thường cao hơn khoảng 2 giờ so các tháng mùa mưa.

*Gió:chế độ gió của xã khá thuần nhất với 2 chế độ gió mùa rõ rệt. Từ tháng 5 đến tháng 10 là gió mùa Tây Nam mang hơi nước về tạo mưa; từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là gió mùa Đông Bắc có đặc điểm lạnh và khô; tốc độ gió trung bình trong năm khoảng 3 m/giây. Địa bàn xã ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng lốc xoáy có xảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Tóm lại với nền nhiệt cao đều trong năm, giàu nắng, mưa theo mùa và không có bão là điều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp như thâm canh, tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.

d)Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của xã Vĩnh Châu phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều không đều, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng chảy sông Hậu, cùng các yếu tố khác như: chế độ gió, chế độ mưa, đặc điểm địa hình, địa mạo và hình thái kênh, rạch,... Mực nước đỉnh triều cao nhất trên sông Châu Đốc kể từ năm 2008 đến nay là 2,90m và mực nước thấp nhất là - 0,58m.

1.5.2.Các nguồn tài nguyên.

a)Tài nguyên đất

-Trên địa bàn xã Vĩnh Châu hiện có 03 loại đất (Nguồn Báo cáo quy hoạch sử dụng

đất2010-2015), cụ thể như sau:

+Nhóm đất phù sa:

- Đất glây, tầng mặt dày, dinh dưỡng khá, có dấu tích phù sa bồi (ký hiệu GLmf): Chiếm 21,55% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có đặc tính fluvic ít nhất là một tầng đất trong suốt phẫu diệnu. Tuy nhiên, đặc tính chủ yếu của biểu loại đất này là đặc tính glây xuất hiện trong vòng 50 cm lớp đất mặt. Do đặc tính nêu trên, biểu loại đất này thường được phân bố trên những vùng có địa hình tương đối thấp trũng.

Khác với các biểu loại đất phù sa không phèn trên đây, biểu loại đất này có tầng mặt tương đối dày, thường là 25 cm hay hơn (đôi khi mỏng hơn tùy theo độ dày của solum). Tầng mặt này có màu sậm do tích tụ chất hữu cơ. Độ bảo hòa base > 50% chứng tỏ độ phì tiềm tàng cao, rất có lợi cho bất kỳ cây trồng nào. Việc bón phân dư thừa trên các vùng thâm canh cao cũng có thể dẫn đến việc tăng đặc tính hóa học này mà không phải là do bản chất nguồn gốc phát sinh của loại đất này tự nhiên có được. Có ít nhất là một tầng đất bên dưới nghèo dinh dưỡng, cộng với sự thấp trũng của phẫu diện có thể là các yếu tố cơ bản không có lợi lắm cho việc trồng các loại cây trồng cạn. Do đó cần bố trí mùa vụ hay có biện pháp canh tác thích hợp.

- Đất glây, tầng mặt dày, dinh dưỡng kém (ký hiệu GLu): Chiếm 45,69% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có đặc tính glây xuất hiện trong vòng 50 cm lớp đất mặt. Do đặc tính nêu trên, biểu loại đất này thường được phân bố trên những vùng có địa hình tương đối thấp trũng. Đặc điểm của loại đất này có tầng mặt tương đối dày, thường là 25 cm hay hơn (đôi khi mỏng hơn tùy theo độ dày của solum). Tầng mặt này có màu sậm do tích tụ chất hữu cơ. Tuy nhiên, độ bảo hòa base < 50% là dấu hiệu chứng tỏ độ phì tiềm tàng thấp, có ít nhất là một tầng đất bên dưới nghèo dinh dưỡng, cộng với sự thấp trũng của phẫu diện có thể là các yếu tố cơ bản không có lợi lắm cho việc trồng các loại cây trồng cạn. Do đó cần bố trí mùa vụ hay có biện pháp canh tác thích hợp. Hiện trạng phần lớn diện tích của loại đất này trên địa bàn xã chủ yếu canh tác lúa nước.

+ Nhóm đất phèn(ký hiệu FLt(oep)u): Xã có duy nhất 01 loại đất chiếm 32,76% diện tích đất tự nhiên. Đó là: Đất phèn hoạt động nặng, tầng mặt dày, dinh dưỡng kém, không có đốm jarosite. Đây là loại đất phèn nặng, không có (hay xuất hiện rất ít ở một vài nơi) khoáng jarosite trong phẫu diện đất trong vòng 50 cm lớp đất mặt. Tại tầng này (tầng sulfuric), trị số pH của tầng < 3,5, tức rất chua. Về việc canh tác, do yếu tố phèn gần mặt đất, cần có biện pháp canh tác thích hợp, chọn những giống lúa hay cây trồng thích hợp với phèn. Vào đầu mùa nắng nên cày sớm để cắt mao dẫn các vật liệu phèn từ các tầng dưới lên trên. Đầu mùa mưa nên tháo rữa phèn trước khi giữ nước để canh tác.

b)Tài nguyên nước

Nguồn nước trên địa bàn xã Vĩnh Châu rất dồi dào, được cung cấp chủ yếu từ hệ thống kênh Đào, kênh Hùynh Văn Thu và kênh Tha La…. Ngoài ra, địa bàn còn có nguồn nước ngầm và nước mưa khá phong phú, cụ thể như sau:

+ Nguồn nước mặt:

Xã Vĩnh Châu có hệ thống kênh rạch tương đối dày. Các tuyến kênh trục chính là kênh Đào, kênh Tha La, kênh Ba Nhịp, kênh 1, kênh 4, kênh 7 và kênh 10 với độ rộng lòng kênh khá lớn. Các tuyến kênh này sẽ mang nguồn nước mặt từ sông Hậu vào địa bàn

xã thông qua hệ thống kênh mương nội đồng. Chất lượng nguồn nước mặt tương đối tốt, ít ô nhiễm, phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của bà con nông dân trên địa bàn xã.

+ Nguồn nước ngầm:

Hiện nay nguồn nước ngầm của xã chưa được quan tâm khai thác. Nguyên nhân của sự hạn chế này một phần do xã đã có nguồn nước mặt dồi dào đủ phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, một phần do chất lượng nguồn nước ngầm thường không ổn định còn phụ thuộc vào vị trí và độ sâu của đất.

Ngoài hai nguồn nước trên, nguồn nước mưa cũng không kém phần quan trọng, thông thường được dự trữ dùng trong mùa khô nhưng chất lượng lại phụ thuộc vào phương thức bảo quản và trữ lượng thì không nhiều.

+ Tài nguyên rừng

Hiện xã có 106,95 ha đất rừng sản xuất, chiếm 4,67% diện tích tự nhiên, chủ yếu là các loại cây mọc nhanh bạch đàn, keo lá tràm kết hợp với cây gỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái, bảo vệ môi trường.

+ Cảnh quan tự nhiên

Vĩnh Châu có cảnh quan mang đặc trưng của vùng nông thôn miền Tây Nam Bộ, với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Theo các kênh rạch là hệ thống giaothông, cây xanh và dân cư sống bám dọc theo các tuyến giao thông chính với độ che phủ trung bình toàn xã đạt khoảng 5% tổng diện tích tự nhiên, tạo nên một không gian thoáng mát, sự hài hòa giữa con người và cảnh vật.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. Phương tiện

- Tài liệu: Các sốliệu, nghị định, thông tư, quyết định liên quan đến công tác thành lập bản đồ phân vùng thích nghi và bản đồ liên quan đến đất đai và sử dụng đất đai của vùng nghiên cứu.

- Vật tư thiết bị: Máy scan, máy tính, máy in, phiếu điều tra và các dụng cụ phòng phẩm khác và các phần mềm máy tính ( Mapinfo, Word, Excel,.).

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thực hiện tại xã Vĩnh Châu, TP-Châu đốc, tỉnh An Giang. -Đề tài chỉ đánh giá thích nghi về mặt tự nhiên của xã.

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi đất đai xã vĩnh châu, thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 28 - 35)