Phương pháp và các bước thực hiện

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi đất đai xã vĩnh châu, thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 35 - 40)

2.3.1.Phương pháp chung

-Phương pháp đánh giá đất đai của FAO (1976). -Phương pháp thu thập số liệu.

-Phương pháp xác suất thống kê. -Phương pháp đánh giá.

-Phương pháp kiểm tra.

2.3.2.Các bước thực hiện

Bước 1: Thu thập các sốliệu thứ cấp và bản đồ liên quan đến đất đai và sử dụng đất đai tựnhiên của vùng

Số liệu và tài liệu về khí hậu thủy văn.

Các báo cáo tổng hợp về quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất của xã. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Bản đồ hành chính. - Bản đồ đất.

- Bản đồ độ sâu xuất hiện tầng phèn. - Bản đồ độ sâu ngập.

- Bản đồ khả năng tưới.

Bước 2:Điều tra cán bộ tại địa phươngbằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Hiện trạng sử dụng đất tại địa phương:

+ Có những kiểu sử dụng đất đai nào tại Xã?

+ Trong tương lai người dân có dự định chuyển sang mô hình canh tác khác hay không?

Khả năng tưới: điều tra khả năng tưới tiêu của xã.

Độ sâu ngập cũng như thời gian ngập: tìm hiểu xem trong vùng khảo sát có những vùng nào bị ngập, nếu ngập thì ngập khoảng bao nhiêu cm? Cũng như ngập trong những tháng nào?

Bước 3:Tổng hợp các bản đồ, tài liệu thu thập xử lý và đánh giá.

Các số liệu được thu thập đầy đủ sẽ được tổng hợp, xử lý trên phần mềm Microsoft Excel.

Dựa vào kết quả xử lý được phân tích những khó khăn và thuận lợi của các mô hình canh tác hiện tại ở địa phương kết hợp với phương pháp phỏng vấn cán bộ tại địa phương.

Số hoá các bản đồ đã thu thập cùng với các dữ liệu thuộc tính: Chuyển các thông tin dữ liệu của bản đồ thu thập được từ Excel sang Mapinfo và tiến hành số hóa, sau đó ghép các bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các xã theo mục tiêu nghiên cứu trong

thành phố.

Thu thập các thông tin vềhiện trạng sửdụng đất từ năm 2000 đến hiện tại.

Về điều kiện tựnhiên thu thập các sốliệu như: Các nhóm đất chính, độsâu ngập, thời gian ngập lụt,.

Điều tra thu thập các chỉtiêu kinh tế- xã hội của từng kiểu sửdụng đất đai bao gồm: diện tích, năng suất, tổng thu, chi phí, đầu tư (chuẩn bị đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, các chi phí khác), công lao động, trình độ thâm canh, tập quán, tiềm năng, sản xuất, giá cảthị trường, thông tin tín dụng, thông tin khoa học kỹthuật,...

Bước 4:Sửdụng phương pháp Đánh giá đấtđaicủa FAO, 1976  Đánh giá thích nghi đất đai

Dựa vào đánh giá đất đai theo FAO (1976) gồm các bước sau:

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa vào: Bản đồ đất, độ sâu ngập, thời gian ngập với tỷ lệ 1/10.000. Từ các bản đồ đơn tính thu thập được tiến hành chồng lắp các bản đồ lại với nhau để được bản đồ đơn vị đất đai.

- Chọn lọc và mô tảkiểu sửdụng đất đai:

+ Chọn lọc kiểu sửdụng đất đai qua những cách nhận diện và chọn lọc: Những đềnghịvà yêu cầu của chính quyền.

Hiện trạng sửdụng đất: Hiện trạngnăm 2014. Hệthống canh tác

Yêu cầu lương thực hiện tại và tương lai Thích nghi với khí hậu nông nghiệp hiện tại Nhà nông địa phương, trạm nghiên cứu

Dựa trên ý kiến, nguyện vọng của người dân địa phương Nhu cầu thị trường.

+ Mô tảkiểu sửdụng đất đai theo các đặc trưng: Đặc trưng sinh học: cây trồng, vật nuôi,...

Đặc trưng kinh tếxã hội: khuynh hướng thị trường, cường độvốn,. Đặc trưng kỹthuật và quản lý: sức kéo cơ giới hóa.

Đặc trưng cơ sởhạtầng.

- Chọn lọc chất lượng đất đai cho đánh giá đất đai:

Chọn lọc chất lượng đất đai phải thỏa 3 điều kiện và mỗi chất lượng đất đai được đánh giá theo 3 vấn đề:

+ Điều kiện:

Chất lượng đất đai phải đáp ứng hiệu quả đối với cây trồng hay kiểu sử dụng đất đai được chọn lọc.

Những giá trị giới hạn của chất lượng đất đai phải có ảnh hưởng xấu hoặc tốt đến kiểu sửdụng đất đai đang thực hiện tại nơi nghiên cứu.

Những thông tin thu thập được phải có ý nghĩa thực tế có thể đo lường và ước lượng được bằng các đặc tính đất đai.

+ Vấn đề:

Hiệu quảsửdụng thường xuyên xảy ra trong vùng nghiên cứu. Khả năng thực hành cho các thông tin có được.

- Yêu cầu sử dụng đất đai cho đánh giá đất đai: phải được chọn lọc và lượng hóa yêu cầu sửdụng đất đai.

- Tham vấn người dân địa phương về những yêu cầu sửdụng đất, xác định các yêu cầu sửdụng đất theo quan điểm của người dân từ đó tiến hành so sánh và xác định lại cho phù hợp.

- Đối chiếu phân hạng thích nghi đất đai: là so sánh giữa chất lượng đất đai của một đơn vịbản đồ đất đai với những yêu cầu của sửdụng đất đai đểtìm ra những khả năng thích hợp có thể được cho kiểu sửdụng đất đai và khả năng cải thiện của những chất lượng đất đai đang có.

- Phân hạng khả năng thích nghi đất đai: bao gồm sựkết hợp của “tính thích nghi từng phần” cho mỗi chất lượng đất đai riêng biệt đểtiến đến hạng thích nghi tổng hợp của tất cả trong một đơn vị đất đai cho kiểu sử dụng đất đai. Có 3 phương pháp được sử dụng cho tổng hợp thích nghi đất đai của đơn vị đất đai với một kiểu sửdụng đất đai: + Các điều kiện giới hạn.

 Phân vùng thích nghi đất đai:

- Chọn và đề xuất kiểu sử dụng đất đai phù hợp với chất lượng đất đai cho đánh giá thích nghi của Xã.

- Kết quả đánh giá thích nghi hiện tại là chọn những mô hình sử dụng đất đai có tính khả thi về kinh tế xã hội lẫn môi trường sinh thái.

- Phân vùng thích nghi cho từng đơn vị đất đai phù hợp với các kiểu sử dụng đất đai riêng biệt.

- Từ bản đồ, đề xuất các mô hình canh tác có triển vọng cho từng vùng trong Xã

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1.Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất.

3.1.1.Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất.

-Trong những năm qua xã Vĩnh Châu đã chủ động đầu tư tạo quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạmxá…..nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch cũng như định hướng phát triển của xã.

a)Hiện trạng chung sử dụng các loại đất.

-Hiện trạng sử dụng đất là kết quả tác động của con người và tự nhiên lên tài nguyên đất đai, hiện trạng sửdụng đất là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động của con người lên đất đai.

b)Đất nông nghiệp.

-Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích tự nhiên, xã Vĩnh Châu có 2.068,77 ha đất nông nghiệp, chiếm 90,36% tổng diện tích tự nhiên. Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã bao gồm các loại đất chủ yếu sau:

* Đất trồng lúa nước.

-Toàn xã hiện có 1.815,77 ha diện tích đất chuyên trồng lúa nước, chiếm 83,86% diện tích tự nhiên và 92,60% diện tích đất nông nghiệp. Hiện xã đã được đê bao kiểm soát lũ triệt để với diện tích canh tác khoảng trên 1.800 ha.

-Hiện tại địa phương chú trọng thâm canh sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông dân tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, nên đạt năng suất và giá trị kinh tế cao, sản lượng lương thực hàng năm đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời áp dụng chương trình khoa học kỹ thuật 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm vào đồng ruộng nên giảm được chi phí, đạt lợi nhuận tương đối cao và ổn định.

* Đất trồng cây lâu năm

-Diện tích đất trồng cây lâu năm của xã theo số liệu thống kê năm 2012 là 14,73 ha, chiếm 0,64% diện tích tự nhiên và chiếm 0,71% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích này chủ yếu là đất vườn tạp nằm xen kẻ trong các hộ dân, do các hộ gia đình và cá nhân sử dụng, tập trung chủ yếu trong khu vực thổ cư dọc các tuyến đường kênh Đào. Mặt khác, đất trồng cây lâu năm do nằm xen lẫn giữa đất ở và đất sản xuất kinh doanh nên không thể chủ động nguồn nước tưới, trồng không có tính chuyên canh nên năng suất, chất lượng không cao.

* Đất nuôi trồng thuỷ sản

-Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích đất nuôi trồng thủy sản của xã là 31,32 ha, chiếm 1,37% diện tích tự nhiên và 1,51% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu nuôi nhỏ lẻ cá tra và các loại cá khác trong hộ gia đình, cá nhân.

* Đất rừng sản xuất:

-Hiện có 106,95 ha, chiếm 5,17% trong cơ cấu đất nông nghiệp. Đây là diện tích của khu rừng tràm nằm ở ấp Mỹ Phú, từ kênh Ba Nhịp đến kênh 10. Diện tích rừng này góp phần quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi đất đai xã vĩnh châu, thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 35 - 40)