MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm nước mặt tại sông ba láng trên địa bàn quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 41 - 46)

Các đối tƣợng đƣợc chọn nghiên cứu trong đề tài này chủ yếu là ngƣời dân, hộ gia đình sống dọc theo hai bờ sông Ba Láng. Các đối tƣợng đƣợc chọn có nghề nghiệp khác nhau, ở những độ tuổi cũng khác nhau, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.1. THỐNG KÊ THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

ĐVT: Ngƣời

Buôn bán –

Kinh doanh Nội trợ Làm thuê Khác

Tổng

Nam Nữ Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Từ 28 – 39 tuổi Từ 40 – 51 tuổi Từ 52 – 63 tuổi Từ 64 – 75 tuổi Lớn hơn 75 tuổi - 2 2 - - 2 1 5 1 - 2 7 2 5 - 1 2 1 1 - 1 2 - - - 1 5 6 3 3 - - 1 3 1 7 19 17 13 4 Tổng 4 9 16 5 3 18 5 60

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp năm 2014)

Qua số liệu thu thập trực tiếp cho thấy số lƣợng, tỉ trọng nam giới và nữ giới làm những nghề nghiệp khác nhau ở những độ tuổi khác nhau thì tƣơng đối khác nhau.

- Độ tuổi:

Các đáp viên trả lời phỏng vấn có độ tuổi từ 28 đến 87 tuổi. Cụ thể hơn thông tin đƣợc thống kê ở Bảng 4.1 cho thấy độ tuổi đáp viên từ 28 đến 39 tuổi chiếm 11,67%, từ 40 đến 51 tuổi chiếm 31,67%, từ 52 đến 63 tuổi chiếm 28,33%, từ 64 đến 75 tuổi chiếm 21,67% và lớn hơn 75 tuổi chiếm 6,66%.

31

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp năm 2014)

Hình 4.1. Tỉ lệ độ tuổi của các đối tƣợng nghiên cứu

Từ Hình 4.1 đƣợc trình bảy ở trên ta cũng thấy đƣợc rằng ở độ tuổi từ 40 đến 51 tuổi chiếm tỉ trọng lớn hơn các độ tuổi còn lại. Ở hai độ tuổi từ 40 đến 51 tuổi và 52 đến 63 tuổi chiếm tỉ trọng nhiều nhất (60%) trong tổng thể các đối tƣợng đƣợc trực tiếp phỏng vấn. Thêm vào đó là độ tuổi trung bình của đáp viên là 51,5 tuổi tƣơng đối cao, cho nên việc tiếp xúc, va chạm thực tế với môi trƣờng xung quanh rất nhiều. Do đó các câu trả lời phỏng vấn của các đáp viên sẽ sâu sắc hơn và có phần chính xác hơn, góp phần làm cho độ tin cậy của số liệu đƣợc cao hơn.

- Giới tính:

Tỉ trọng nam giới và nữ giới trong tổng số mẫu quan sát có sự chênh lệch, cụ thể tỉ trọng nam giới chiếm 45% và nữ giới chiếm 55%.

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp năm 2014)

Hình 4.2. Cơ cấu giới tính của đáp viên

12% 32% 28% 22% 07% Độ tuổi Từ 28 đến 39 tuổi Từ 40 đến 51 tuổi Từ 52 đến 63 tuổi Từ 64 đến 75 tuổi Trên 75 tuổi 45% 55% Giới tính Nam Nữ

32

Điều này có thể lý giải rằng, theo nhƣ truyền thống của các gia đình Việt Nam ta từ xƣa đến nay (các hộ gia đình trong các mẫu quan sát này là không ngoại lệ) thì nam giới luôn là trụ cột chính trong gia đình, nguồn thu nhập chính cũng phụ thuộc vào nam giới, còn nữ giới chủ yếu làm việc nội trợ hoặc có thời gian nhàn rỗi thì làm phụ thêm thu nhập từ các công việc nhẹ nhƣ nhận làm gia công tại nhà. Do đó trong quá trình thu thập số liệu thực tế chủ yếu là việc phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình, đa số các trụ cột chính trong gia đình đều đi làm nên khả năng gặp để phỏng vấn thì nữ giới sẽ chiếm cao hơn, dù việc lựa chọn đáp viên để trả lời phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên.

- Trình độ học vấn:

Khảo sát về trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu cũng là một phần rất quan trọng trong việc tìm hiểu về nhận thức của ngƣời dân sống trong khu vực nghiên cứu về ô nhiễm nƣớc mặt, Hình 4.3 thể hiện trình độ học vấn của các đáp viên:

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp năm 2014)

Hình 4.3. Trình độ học vấn của đáp viên

Qua biểu đồ trên, nhìn chung trình độ học vấn của đáp viên còn rất thấp. Không có đáp viên nào có trình độ ở bậc trung cấp, cao đẳng hay bậc đại học. Tỉ lệ đáp viên học tới bậc trung học phổ thông chỉ chiếm 18,3%, 25% đáp viên có trình độ tới trung học cơ sở. Đa số các đáp viên chỉ học tới bậc tiểu học với tỉ lệ lên đến 56,7%. Với tỉ lệ khá cao nhƣ thế này cũng một phần ảnh hƣởng đến quan điểm, nhận thức của ngƣời dân về vấn đề đang nghiên cứu.

- Nghề nghiệp:

Qua số liệu thống kê ở Bảng 4.1 ta thấy rằng ngƣời dân ở khu vực nghiên cứu làm nhiều công việc khác nhau.

57% 25% 18% Trình độ học vấn Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

33

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp năm 2014)

Hình 4.4. Nghề nghiệp của đáp viên

Từ Hình 4.4 ta nhận thấy rằng, tỉ lệ đáp viên làm nghề kinh doanh, buôn bán chiếm tỉ lệ 21,7%, đa số đáp viên ở địa bàn nghiên cứu này chủ yếu buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ nhƣ bán tạp hóa tại nhà, bán rau cải, buôn bán nhỏ lẻ ở các chợ, v.v… Tiếp đến là việc làm thuê chiếm tỉ lệ 13,3%, trong đó phần lớn là nam giới làm công việc này (62,5%), số ít còn lại là nữ giới (37,5%) trong tổng số đáp viên có nghề nghiệp là làm thuê. Chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng số các mẫu quan sát là công việc nội trợ nhƣ đã trình bày ở trên thì đa số nữ giới ở địa bàn nghiên cứu này chỉ ở nhà và lo việc nội trợ chiếm tới 26,7% trên tổng số quan sát. Chiếm tỉ trọng cao nhất 38,3% đáp viên trả lời là làm những công việc khác nhƣ làm vƣờn, làm ruộng, chăn nuôi, công nhân viên chức, chạy xe ôm, già, về hƣu, v.v…

- Thu nhập trung bình:

Các đối tƣợng đƣợc tham gia trả lời phỏng vấn có nghề nghiệp rất đa dạng, do đó thu nhập của họ cũng có nhiều sự chênh lệch và khác biệt.

22%

27% 13%

38%

Nghề nghiệp

Kinh doanh, buôn bán Nội trợ

Làm thuê Khác

34

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp năm 2014)

Hình 4.5. Thu nhập của đáp viên

Theo nhƣ số liệu đƣợc khảo sát thực tế (đƣợc trình bày ở Hình 4.5) thì thu nhập của đáp viên từ mức ít hơn 1 triệu đồng/tháng chiếm 25%. Biểu đồ 4.4 cho thấy tỉ lệ đáp viên có thu nhập từ 1 đến 2 triệu đồng/tháng chiếm tỉ lệ 38,3 %, từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng chiếm tỉ lệ 23,3%, ở mức thu nhập từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng và 4 đến 5 triệu đồng/tháng cùng chiếm 1,7% và chỉ có 10% đáp viên có thu nhập nhiều hơn 5 triệu đồng/tháng. Qua thông tin này ta nhận thấy rằng thu nhập của ngƣời dân ở khu vực nghiên cứu chƣa cao và không đồng đều. Mức thu nhập đa số của đáp viên chỉ từ 3 triệu trở lại, điều này cũng dễ nhận ra một trong những nguyên nhân là do trình độ học vấn của ngƣời dân nơi đây chƣa cao (nhƣ đã trình bày ở trên) cũng là một phần khiến họ không dễ dàng tìm đƣợc công việc ổn định với mức thu nhập ổn định.

- Số năm sinh sống ở khu vực nghiên cứu:

Qua khảo sát các đáp viên tham gia trả lời phỏng vấn đều sống thƣờng trú tại địa phƣơng cùng với gia đình. Họ đã sống ở đây nhiều năm, thấp nhất là 4 năm và nhiều nhất là 81 năm, trung bình là khoảng 40,25 năm. Với số năm sinh sống trung bình trực tiếp tại khu vực nghiên cứu tƣơng đối dài nên họ có nhiều cơ hội quan sát, nhìn nhận tình hình diễn biến môi trƣờng xung quanh nơi họ sinh sống sẽ tốt hơn. Do đó, thông tin thu thập đƣợc từ đáp viên sẽ có độ tin cậy tốt hơn.

25% 38% 23% 02% 02% 10% Thu nhập Ít hơn 1 triệu đồng Từ 1 đến 2 triệu đồng Từ 2 đến 3 triệu đồng Từ 3 đến 4 triệu đồng Từ 4 đến 5 triệu đồng Nhiều hơn 5 triệu đồng

35

Một phần của tài liệu phân tích nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm nước mặt tại sông ba láng trên địa bàn quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)