Sông Ba Láng có chiều dài khoảng 3,1 km, đoạn chảy qua địa phận của phƣờng Ba Láng, quận Cái Răng. Dân cƣ ở đây sống dọc theo hai bờ sông với khoảng 320 hộ gia đình. Hoạt động kinh tế hằng ngày của ngƣời dân trong khu vực phần lớn là tiểu thƣơng buôn bán nhỏ lẻ trong khu vực chợ, lao động đơn giản, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.
Khảo sát thực tế cho thấy nhiều hộ dân xây dựng nhà cập hai bên con rạch và có nhiều ghe xuồng thƣờng đậu tại bến chợ Số Mƣời. Vào các con nƣớc ròng trong ngày, mực nƣớc hạ thấp xuống sẽ thấy vô số rác các loại nằm dọc hai bên bờ sông, cống xã nƣớc thải xuống sông có màu đen và mùi hôi, rất nhiều rác trôi nổi,…
Đây cũng là nơi tập trung của nhiều nhà máy, xí nghiệp nhƣ: - Xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận Hƣng
- Nhà máy chế biến thực phẩm nông trƣờng sông Hậu - Xí nghiệp nhôm Đức Thành
- Trạm xăng dầu - Xƣởng đóng tàu
- Một số bãi tập kết vật liệu
Ngoài ra, trên lƣu vực sông Ba Láng còn có khu công nghiệp tập trung Tân Phú Thạnh (thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), tuy không thuộc địa phận phƣờng Ba Láng, quận Cái Răng nhƣng hằng ngày lƣợng nƣớc thải do các nhà máy ở đây thải ra sông là rất lớn, điều này cũng gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc mặt ở khu vực đang nghiên cứu.
Do đó sông Ba Láng không những chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ nguồn thải của hoạt động xả thải của cƣ dân sống dọc theo hai bên bờ sông, một số hộ sống trên ghe gần khu vực chợ mà còn chịu ảnh hƣởng từ các nguồn thải của các xí nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp,… làm cho mức độ ô nhiễm của con sông ngày càng trầm trọng hơn.
21
3.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT CỦA SÔNG BA LÁNG QUA BA NĂM (từ năm 2011 đến năm 2013)
Sông Ba Láng là sông trực tiếp nhận nguồn nƣớc thải từ các xí nghiệp, khu công nghiệp,… và một phần nƣớc thải từ dân cƣ sống trên lƣu vực sông, là đƣờng giao thông thủy quan trọng nối liền giữa phƣờng Ba Láng (quận Cái Răng) và xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A) nên hàng ngày phải chịu tác động rất lớn từ nhiều nguồn gây ô nhiễm làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc mặt của con sông này.
Để đánh giá và theo dõi tình hình diễn biến chất lƣợng nƣớc của sông Ba Láng, trung tâm Quan trắc Tài Nguyên và Môi Trƣờng (sở Tài Nguyên và Môi Trƣờng thành phố Cần Thơ) đã thực hiện thu mẫu nƣớc tại ba vị trí: Vàm Ba Láng, đoạn giữa Rạch Ba Láng, cầu Rạch Chiếc trên lƣu vực sông Ba Láng, chia làm 12 đợt thu mẫu trong một năm (một tháng thu mẫu một lần) và các mẫu nƣớc đƣợc đƣa đi phân tích với nhiều thông số ô nhiễm nhƣ: pH, BOD, COD, DO, SS, NH4+, NO2-, NO3-, Coliform, một số kim loại nặng,… sau đó so sánh thông số đã phân tích với quy chuẩn QCVN 08 : 2008 ở cột A2 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng đã ban hành vào năm 2008.