3.1.1. Lịch sử hình thành quận Cái Răng
Ngày 02/04/2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Cái Răng, Bình Thủy, huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phƣờng, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ƣơng.
Quận Cái Răng đƣợc thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số xã Hƣng Thạnh, một phần của phƣờng Hƣng Phú (thuộc thành phố Cần Thơ cũ); toàn bộ diện tích tự nhiên là 246,37 ha và 13.968 nhân khẩu của thị trấn Cái Răng; 1.305,81 ha diện tích tự nhiên và 10.431 nhân khẩu của xã Đông Thạnh; 2.013,29 ha diện tích đất tự nhiên và 12.781 nhân khẩu của xã Phú An; 806,66 ha diện tích tự nhiên và 6.386 nhân khẩu của xã Đông Phú thuộc huyện Châu Thành, 531,52 ha diện tích tự nhiên và 6339 nhân khẩu của xã Tân Phú Thạnh thuộc huyện Châu Thành A.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên của quận Cái Răng
3.1.2.1. Vị trí địa lý
Quận Cái Răng nằm ở phía Đông Nam của thành phố Cần Thơ, có tọa độ từ 105o13’38” đến 105o50’35” kinh độ Đông, từ 09o55’08” đến 10o19’38” vĩ độ Bắc. Địa giới hành chính của quận xác định nhƣ sau:
- Phía Đông giáp với tỉnh Vĩnh Long. - Phía Tây giáp với huyện Phong Điền. - Phía Nam giáp với tỉnh Hậu Giang. - Phía Bắc giáp với quận Ninh Kiều.
17 P.Thƣờng Thạnh P.Phú Thứ P.Ba Láng P.Tân Phú P.Hƣng Thạnh P. Hƣng Phú P. Lê Bình BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
QUẬN CÁI RĂNG
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường quận Cái Răng)
Hình 3.1. Bản đồ hành chính quận Cái Răng
Tổng diện tích tự nhiên theo Niên giám thống kê quận Cái Răng (2012) là 6.832,5 ha, dân số năm 2012 là 89.453 ngƣời, chiếm 4,85% diện tích và 7,33% dân số thành phố Cần Thơ. Quận Cái Răng bao gồm 7 phƣờng: Lê Bình, Phú Thứ, Hƣng Phú, Hƣng Thạnh, Ba Láng, Tân Phú, Thƣờng Thạnh.
Do quận Cái Răng nằm trong vùng Tây Sông Hậu, ít bị ảnh hƣởng ngập lũ, kế cận với quận Ninh Kiều (trung tâm tài chính, thƣơng mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của thành phố), nằm trên nhiều tuyến giao thông thủy, bộ huyết mạch quan trọng (quốc lộ 1A, đƣờng nối Cần Thơ – Vị Thanh, Nam Sông Hậu, sông Hậu, sông Cần Thơ) nên quận Cái Răng có nhiều thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, cảng mang tính chất liên vùng, vai trò của quận đƣợc thể hiện:
- Đối nội: quận Cái Răng có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, là động lực phát triển cho khu vực phía Nam của thành phố, ảnh hƣởng đến một
Q. NINH KIỀU H. PHONG ĐIỀN TỈNH VĨNH LONG TỈNH HẬU GIANG B
18
số quận, huyện: Ninh Kiều, Bình Thủy, Phong Điền và một số huyện của tỉnh Hậu Giang (Châu Thành, Châu Thành A, Thị xã Ngã Bảy).
- Đối ngoại: là cầu nối quan trọng giữa thành phố Cần Thơ (trung tâm động lực, kinh tế - xã hội và khoa học của vùng) với các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Quận Cái Răng là điểm gắng kết trung chuyển giữa thành phố Cần Thơ với vùng bán đảo Cà Mau, Tây sông Hậu qua hệ thống giao thông thủy bộ quốc gia nhƣ: Quốc lộ 1A, Nam Sông Hậu, đƣờng nối Cần Thơ – Vị Thanh, sông Hậu.
Thế mạnh của quận là công nghiệp, dịch vụ cảng, phát triển đô thị đã và đang là trung tâm thƣơng mại, giao dịch, buôn bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các địa phƣơng lân cận. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội của quận đang từng bƣớc hoàn chỉnh, nhất là mạng lƣới giao thông thủy, bộ, thông tin liên lạc, điện, thủy lợi, các công trình văn hóa, du lịch, công cộng, phúc lợi, di tích lịch sử,… là tiền đề đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển kinh tế bền vững với cơ cấu kinh tế, sản xuất hợp lý.
3.1.2.2. Địa hình
Quận Cái Răng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, cao trình biến đổi từ 0,8 m đến 1,0 m có xu hƣớng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa mạo của vùng đƣợc hình thành chủ yếu qua quá trình biển lùi, bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m có 2 loại trầm tích: Holocene (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
Nhìn chung, với nền địa hình yếu, cƣờng độ chịu tải tự nhiên chỉ đạt từ 0,24 – 0,5 kg/cm2, đồng thời với nhiều kênh rạch chằng chịt nên khi xây dựng các công trình đòi hỏi chi phí gia cố nền móng rất cao và tốn kém.
3.1.2.3. Khí hậu
Quận Cái Răng nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới cận xích đạo. Các yếu tố khí hậu đƣợc phân bố theo hai mùa trong năm khá rõ rệt.
Nhiệt độ bình quân năm và các tháng cao đều (bình quân năm là 27,7o
C, bình quân tháng từ 26,4oC đến 28,6o
C), cùng với số giờ nắng bình quân năm cao (7 giờ/ngày) nên rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lƣợng nông sản, nhất là vào mùa khô nếu có đủ nƣớc tƣới.
Độ ẩm khá ổn định trong khoảng từ 76 – 93%. Trong năm độ ẩm thấp nhất thƣờng từ tháng 1 đến tháng 4, cao nhất từ tháng 5 đến tháng 12.
Lƣợng mƣa chỉ vào mức trung bình (1.635 mm/năm) và chia làm hai mùa rõ rệt, trong đó mùa mƣa đạt 1.512 mm, chiếm 92% lƣợng mƣa cả năm và mùa khô đạt 123 mm, chỉ chiếm 8% lƣợng mƣa cả năm, dẫn tới mùa mƣa
19
thƣờng bị ngập úng ở các khu vực địa hình thấp và mùa khô thƣờng thiếu nƣớc cho canh tác, nhƣng nhờ có nguồn nƣớc tƣới chủ động từ sông Hậu, nên rất thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, rải vụ và tăng năng suất cây trồng, có thể đáp ứng nhu cầu nông sản hàng hóa chính nhƣ lúa gạo, trái cây, rau đậu, thủy sản gần nhƣ quanh năm. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp khá ổn định do hầu nhƣ không có thiên tai (giông, bão, lũ) nghiêm trọng.
3.1.2.4. Thủy văn
Trên địa bàn quận có hai con sông lớn chảy qua: sông Hậu chảy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, đoạn chảy qua quận có chiều dài khoảng 8,7 km, sông Cần Thơ (một nhánh sông Hậu) đoạn chảy qua quận có chiều dài khoảng 8,5 km. Ngoài ra còn có hệ thống kênh, rạch với mật độ khá dày đặc nối với nhau, nối liền với sông Cần Thơ và Sông Hậu.
Chế độ dòng chảy trên hệ thống sông, kênh và rạch của quận chịu nhiều sự chi phối của dòng chảy sông Mê Kông, thủy triều biển Đông, mƣa nội vùng và hệ thống hạ tầng cơ sở, trong đó sự giao thoa giữa chế độ dòng chảy thƣợng nguồn sông Mê Kông và chế độ thủy triều biển Đông chi phối mạnh nhất.
3.1.3. Kinh tế - Xã hội của quận Cái Răng
Nhìn chung, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận giai đoạn 2006 – 2012 đạt đƣợc những kết quả đáng mong đợi:
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của quận luôn duy trì ở mức cao (bình quân trên 19%/năm), nhiều chỉ tiêu phát triển ngành, lĩnh vực đóng góp lớn vào sự phát triển chung của thành phố. Thu thập bình quân đầu ngƣời tính theo giá trị thực tế tăng từ 9,5 triệu đồng/ngƣời/năm năm 2005 (tƣơng đƣơng 743 USD năm 2005) lên 24,6 triệu đồng năm 2010 (tƣơng đƣơng 1.277,7 USD năm 2010), bằng 65,5% của thành phố và lên 36,2 triệu đồng năm 2012 (tƣơng đƣơng 1.875,6 USD), cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong quy hoạch đến năm 2010 là 1.134 USD.
- Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng mạnh, hoạt động thƣơng mại, dịch vụ khá phát triển, hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất, mua bán, tiêu dùng của ngƣời dân.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đã đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, góp phần phát triển kinh tế của quận và thành phố (cầu Cần Thơ, cầu Quang Trung, cảng Cái Cui, các Quốc lộ, mạng lƣới cấp điện,…), các cơ sở vật chất kỹ thuật, thƣơng mại – dịch vụ khá phát triển.
- Các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc đầu tƣ mới, nâng cấp mở rộng, góp phần đổi mới diện mạo quận; các công trình xây dựng cơ bản có bƣớc chuyển biến tích cực, huy động nhiều nguồn lực (nguồn vốn ngân
20
sách và huy động trong dân), tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng (đƣờng, trƣờng, trạm).
- Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý có trình độ cao, tiềm lực khoa học kỹ thuật khá lớn so với các địa phƣơng khác. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% năm 2012. Trên địa bàn quận đã và đang hình thành các trung tâm đào tạo lớn của thành phố và cấp vùng.
- Giải quyết việc làm, hệ thống các trƣờng, mạng lƣới y tế đƣợc đầu tƣ nâng cấp, mở rộng, chất lƣợng đƣợc nâng cao. Khoa học công nghệ có bƣớc phát triển mới, quy mô, hiệu quả, tiềm lực và trình độ khoa học công nghệ tăng lên.
3.1.4. Tổng quan về sông Ba Láng
Sông Ba Láng có chiều dài khoảng 3,1 km, đoạn chảy qua địa phận của phƣờng Ba Láng, quận Cái Răng. Dân cƣ ở đây sống dọc theo hai bờ sông với khoảng 320 hộ gia đình. Hoạt động kinh tế hằng ngày của ngƣời dân trong khu vực phần lớn là tiểu thƣơng buôn bán nhỏ lẻ trong khu vực chợ, lao động đơn giản, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.
Khảo sát thực tế cho thấy nhiều hộ dân xây dựng nhà cập hai bên con rạch và có nhiều ghe xuồng thƣờng đậu tại bến chợ Số Mƣời. Vào các con nƣớc ròng trong ngày, mực nƣớc hạ thấp xuống sẽ thấy vô số rác các loại nằm dọc hai bên bờ sông, cống xã nƣớc thải xuống sông có màu đen và mùi hôi, rất nhiều rác trôi nổi,…
Đây cũng là nơi tập trung của nhiều nhà máy, xí nghiệp nhƣ: - Xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận Hƣng
- Nhà máy chế biến thực phẩm nông trƣờng sông Hậu - Xí nghiệp nhôm Đức Thành
- Trạm xăng dầu - Xƣởng đóng tàu
- Một số bãi tập kết vật liệu
Ngoài ra, trên lƣu vực sông Ba Láng còn có khu công nghiệp tập trung Tân Phú Thạnh (thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), tuy không thuộc địa phận phƣờng Ba Láng, quận Cái Răng nhƣng hằng ngày lƣợng nƣớc thải do các nhà máy ở đây thải ra sông là rất lớn, điều này cũng gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc mặt ở khu vực đang nghiên cứu.
Do đó sông Ba Láng không những chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ nguồn thải của hoạt động xả thải của cƣ dân sống dọc theo hai bên bờ sông, một số hộ sống trên ghe gần khu vực chợ mà còn chịu ảnh hƣởng từ các nguồn thải của các xí nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp,… làm cho mức độ ô nhiễm của con sông ngày càng trầm trọng hơn.
21
3.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT CỦA SÔNG BA LÁNG QUA BA NĂM (từ năm 2011 đến năm 2013)
Sông Ba Láng là sông trực tiếp nhận nguồn nƣớc thải từ các xí nghiệp, khu công nghiệp,… và một phần nƣớc thải từ dân cƣ sống trên lƣu vực sông, là đƣờng giao thông thủy quan trọng nối liền giữa phƣờng Ba Láng (quận Cái Răng) và xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A) nên hàng ngày phải chịu tác động rất lớn từ nhiều nguồn gây ô nhiễm làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc mặt của con sông này.
Để đánh giá và theo dõi tình hình diễn biến chất lƣợng nƣớc của sông Ba Láng, trung tâm Quan trắc Tài Nguyên và Môi Trƣờng (sở Tài Nguyên và Môi Trƣờng thành phố Cần Thơ) đã thực hiện thu mẫu nƣớc tại ba vị trí: Vàm Ba Láng, đoạn giữa Rạch Ba Láng, cầu Rạch Chiếc trên lƣu vực sông Ba Láng, chia làm 12 đợt thu mẫu trong một năm (một tháng thu mẫu một lần) và các mẫu nƣớc đƣợc đƣa đi phân tích với nhiều thông số ô nhiễm nhƣ: pH, BOD, COD, DO, SS, NH4+, NO2-, NO3-, Coliform, một số kim loại nặng,… sau đó so sánh thông số đã phân tích với quy chuẩn QCVN 08 : 2008 ở cột A2 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng đã ban hành vào năm 2008.
3.2.1. Thông số pH
(Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Tp. Cần Thơ)
Hình 3.2. Diễn biến nồng độ pH trung bình tại sông Ba Láng qua ba năm
Qua kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc trong ba năm ở ba điểm thu mẫu (Vàm Ba Láng, đoạn giữa rạch Ba Láng và Cầu Rạch Chiếc) của sông Ba Láng cho thấy nồng độ pH tại các điểm quan trắc luôn dao động (đƣợc trình bày ở Hình 3.2). 007 007 007 007 007 007 007 007 007 000 001 002 003 004 005 006 007 008 009 Vàm Ba Láng Đoạn giữa rạch Ba Láng Cầu Rạch Chiếc pH Điểm thu mẫu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 QCVN 08:2008 (A2) QCVN 08:2008 (A2)
22
Tại điểm Cầu Rạch Chiếc từ năm 2012 đến năm 2013 nồng độ pH có chiều hƣớng giảm nhƣng không đáng kể, vào năm 2012 là 7,12 và năm 2013 là 7,11 (chỉ giảm 0,01), còn lại tại các điểm quan trắc khác vào các năm nồng độ pH đều có chiều hƣớng tăng trong khoảng từ 6,81 đến 7,16. Tuy nhiên các chỉ số pH trong ba năm này đều dao động nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08 : 2008/BTNMT ở cột A2 (pH: từ 6 đến 8,5). Qua kết quả đã phân tích trên cho thấy nƣớc ở sông Ba Láng mang tính axit yếu đến trung tính.
3.2.2. Thông số oxy hòa tan (DO)
(Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Tp. Cần Thơ)
Hình 3.3. Diễn biến nồng độ DO trung bình tại sông Ba Láng qua ba năm
Kết quả quan trắc (đƣợc trình bày ở Hình 3.3) vào năm 2011 trên sông Ba Láng cho thấy hàm lƣợng DO trong nƣớc tại ba điểm quan trắc Vàm Ba Láng, đoạn giữa rạch Ba Láng và Cầu Rạch Chiếc lần lƣợt có chỉ số là 4,98 mg/l, 3,88 mg/l và 4,83 mg/l thấp hơn so với quy chuẩn là DO >= 5 mg/l của QCVN 08 : 2008/BTNMT ở cột A2. Nhƣng khi đến năm 2012 và năm 2013 thì hàm lƣợng DO trong nƣớc tại ba điểm quan trắc đƣợc cải thiện hơn, mặc dù hàm lƣợng DO năm 2012 tại điểm Cầu Rạch Chiếc là 4,97 mg/l vẫn thấp hơn quy chuẫn kỹ thuật đã đƣa ra nhƣng cũng đã tăng hơn so với năm 2011 (4,83 mg/l).
Hàm lƣợng DO trong hai năm (2012 và 2013) đã đƣợc cải thiện nhiều hơn và đã tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2011, tuy nhiên vẫn chƣa cao. Do đó, cần tiếp tục các biện pháp về môi trƣờng nhằm làm tăng lƣợng DO trong nƣớc vì đây là chỉ tiêu quyết định đến khả năng làm sạch của dòng sông.
005 004 005 006 005 005 006 006 006 000 001 002 003 004 005 006 007 Vàm Ba Láng Đoạn giữa rạch Ba Láng Cầu Rạch Chiếc DO (m g/l) Điểm thu mẫu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 QCVN 08:2008 (A2)
23
3.2.3. Thông số oxy sinh học (BOD)
Qua kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt của sông Ba Láng qua ba năm thì hàm lƣợng BOD5 đo đƣợc có giá trị dao động từ 4,25 mg/l đến 11,08 mg/l (đƣợc trình bày ở Hình 3.4).
(Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Tp. Cần Thơ)
Hình 3.4. Diễn biến nồng độ BOD5 (20oC) trung bình tại sông Ba Láng qua ba năm
Vào năm 2011 tại ba điểm thu mẫu, hàm lƣợng BOD5 có giá trị cao hơn năm 2012 và năm 2013, cao nhất là tại vị trí đoạn giữa Rạch Ba Láng có giá trị là 11,08 mg/l và cao hơn 1,9 lần so với quy chuẩn QCVN 08 : 2008/BTNMT ở cột A2 (BOD5 = 6 mg/l). Ngoại trừ vị trí Vàm Ba Láng năm 2012 có hàm lƣợng BOD5 = 4,25 mg/l thấp hơn quy chuẩn cho phép thì tất cả những điểm quan trắc còn lại qua ba năm đều vƣợt quy chuẩn cho phép từ 1,1 đến 1,9 lần. Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của sông Ba Láng là rất cao.
Giá trị DO không cao, cùng với BOD5 ở mức cao cho nên đây là vấn đề cần phải quan tâm vì rất dễ gây ô nhiễm hữu cơ và ảnh hƣởng tới sự sống của thủy sinh vật tại sông Ba Láng và lân cận.
3.2.4. Thông số oxy hóa học (COD)