Phân tích phổ CV tổng hợp PANi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp polianlin và tương tác oxi hoá khử với ion cr3+ (Trang 33 - 34)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.2.Phân tích phổ CV tổng hợp PANi

Quá trình tổng hợp PANi thể hiện ở sự biến đổi pic anôt và pic catôt, biến đổi cả điện thế pic Ep và dòng pic Jp, điện lƣợng pic Qp. Các đại lƣợng này đều biến đổi theo số chu kì phân cực tổng hợp PANi, hay nói cách khác theo chiều dày màng PANi hình thành trên điện cực.

Dạng phổ CV trên đây là dạng đặc trƣng của quá trình tổng hợp điện hoá ANi. Khác với phƣơng pháp tổng hợp hóa học sử dụng tác nhân oxi hoá là các chất hoá học nhƣ H2O2, persunfit…, phƣơng pháp tổng hợp điện hoá cho phép oxi hoá – pha tạp đồng thời PANi ngay trong quá trình tổng hợp. Pic oxi hoá anôt tại vị trí E > 0,1V chuyển PANi từ dạng không dẫn điện LE về dạng dẫn điện EM, PANi bị oxi hoá một phần, theo chiều tăng điện thế, cho đến khi oxi hóa toàn phần sau pic anôt vùng điện thế E > 0,3V. Pic khử catôt là quá trình ngƣợc lại, khử PANi từ dạng dẫn điện EM về LE không dẫn điện (tại vùng thế - 0,1V đến 0,1V).

Điện thế pic oxi hóa cho biết mức năng lƣợng cần thiết để oxi hóa - khử PANi, dòng pic tƣơng ứng với lƣợng PANi tham gia phản ứng oxi hóa khử. Từ đƣờng CV có thể tính đƣợc điện lƣợng Qp của pic và QCV toàn phần, theo nhánh anôt hay catôt; đây cũng là một điểm lợi thế của phƣơng pháp điện hóa tổng hợp PANi, cùng lúc có thể xác định mức năng lƣợng phản ứng đồng thời xác định đƣợc động học của các quá trình (pic oxi hóa khử hay oxi hóa - polime hóa ANi).

Khóa luận tốt nghiệp - 2010 34 K32C- Khoa hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp polianlin và tương tác oxi hoá khử với ion cr3+ (Trang 33 - 34)