Hiện trạng canh tác cây sầu riêng tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu tối ưu hóa đa mục tiêu quy hoạch cây sầu riêng tại huyện cai lậy, tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 41 - 45)

Khoảng những năm 1920 tại huyện Cai Lậy sầu riêng và các loại trái cây khác còn hiếm, chỉ có ở những mảnh vườn thuộc tần lớp trung lưu trở lên. Có lẽ người dân chưa nắm được kĩ thuật trồng và nhân giống các loại cây này, cũng có thể chưa có thị trường tiêu thụ vì chưa hợp khẩu vị. Thời điểm này vườn sầu riêng lớn nhất là vườn của bà Son (cô giáo Son) ở xã Long Trung với khoảng gần 1 ha. Giống sầu riêng Khổ qua xanh hiện còn tồn tại, là giống sầu riêng đầu tiên được ông Chánh Bái Mẫn trồng ở làng Tam Bình. Hiện nay, sầu riêng trên địa bàn huyện Cai Lậy giống khổ qua xanh được thay thế dần bằng những giống sầu riêng hạt lép như: Ri 6, Mon Thong,...

Những năm gần đây, khi kinh tế - xã hội phát triển, nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận về kĩ thuật canh tác, chăm sóc sầu riêng từ nhiều nguồn thông tin, các cơ sở sản xuất giống hình thành, người nông dân đã nhìn thấy vai trò của cây giống và lựa chọn những nơi cung cấp cây giống uy tín, đảm bảo chất lượng. Cùng với chủ trương phát triển sầu riêng trên địa bàn huyện nhầm đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới mục tiêu xuất khẩu, diện tích sầu riêng ngày một mở rộng. Tính tự phát của nông dân là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm tăng mật độ phân tán vùng trồng sầu riêng. Số liệu thống kê cho thấy tổng diện tích sầu riêng của huyện Cai Lậy cũ (huyện Cai Lậy và thị trấn Cai Lậy hiện tại) có xu hướng tăng theo thời gian. Thống kê những năm gần đây, diện tích sầu riêng năm 2009 (5.911,80) tăng 1,101,8 ha so với năm 2007 (4810,00 ha). Giai đoạn năm 2009 đến năm 2013 diện tích sầu riêng tăng 1.426,48 ha nhưng chậm hơn so với giai đoạn trước, bởi đây là giai đoạn huyện Cai Lậy chuẩn bị thành lập thị xã Cai Lậy, diện tích sầu riêng nằm trong vùng thành lập thị xã từ không đổi đến giảm diện tích. Số diện tích này hoàn toàn nằm ở các xã thuộc phía Nam Quốc lộ 1A. Tình hình sản xuất sầu riêng tại vùng nghiên cứu trình bày ở Bảng 3.1

Bảng 3.1: Diện tích vườn sầu riêng huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy qua các năm

Năm Diện tích (ha) Biến động (Tăng (+); Giảm (-))

2007 4.810,00

Từ năm 2007 đến năm 2009 tăng 1.101,8 ha.

2009 5.911,80

2013 7.338,28

Theo số liệu tổng hợp của phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cai Lậy, kết quả điều tra, phỏng vấn cán bộ nông nghiệp tại các xã, diện tích cây ăn trái và địa điểm phân bố các vườn sầu riêng ở các xã được thể hiện ở Hình 3.1và Bảng 3.2.

Qua kết quả điều tra cho thấy sầu riêng được trồng tập trung ở 4 xã là Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Tiên, Long Trung và nằm rải rác ở các xã chung quanh vành đai của vùng trung tâm này. Vùng trung tâm được thiên nhiên ưu đãi, điều kiện thổ nhưỡng cũng như tưới tiêu thuận lợi, hệ thống đê bao ngăn lũ được nâng cấp chính vì vậy nghề trồng sầu riêng ở vùng này mang lại hiệu quả cao.

Hình 3.1: Bản đồ phân bố vị trí vườn sầu riêng, các loại cây ăn trái khác tại vùng nghiên cứu đến tháng 10 năm 2014

29

Bảng 3.2: Diện tích cây ăn trái các xã thuộc vùng nghiên cứu đến tháng 10 năm 2014

Loại cây (ha)

STT Tên Xã Tổng diện tích theo TK (ha) Tổng cộng

(xã gửi) Bưởi Chanh Nhãn

Chôm

chôm Mít Sầu riêng Vú sữa Sapo CAT khác

1 Tam Bình 1.638,00 1.618,10 3,15 3,33 1,20 1.556,53 8,79 36,30 8,80 2 Ngũ Hiệp 1.620,86 1.625,61 48,36 19,63 10,66 1.533,60 0,65 0,62 12,09 3 Long Tiên 1.422,00 1.258,80 1,20 0,50 23,00 1.081,00 58,00 1,00 94,10 4 Long Trung 1.250,60 1.236,46 179,60 4,80 25,66 890,20 1,45 134,75 5 Cẩm Sơn 1.056,77 1.058,00 116,00 3,00 15,00 3,00 163,00 479,00 2,00 277,00 6 Mỹ Long 1.023,39 1.019,82 13,09 7,32 16,77 28,18 384,84 427,47 25,61 116,54 7 Hội Xuân 947,11 876,70 20,00 5,00 131,50 29,20 105,80 491,50 5,60 23,50 64,60 8 Hiệp Đức 881,50 869,00 70,00 52,00 210,00 212,00 12,00 313,00 9 Tân Phong 1.340,25 1.352,00 273,00 550,00 284,00 245,00 10 Phú An 1.318,07 946,50 116,00 341,00 41,00 11,50 206,00 104,00 10,00 1,00 116,00 11 Bình Phú 474,00 62,28 1,55 2,25 3,48 17,30 0,30 37,40

Mang tính đặc thù chung của các vùng quê, các hộ trong vùng canh tác trên những diện tích nhỏ lẻ, trồng xen với các loại cây ăn trái khác như: mít siêu sớm, chanh bông tím, nhãn, chôm chôm,... với mục đích “lấy ngắn, nuôi dài”. Theo kết quả điều tra (Trần Văn Hiệp, 2013), trung bình mỗi hộ canh tác diện tích là 3.092 m2, hộ có diện tích canh tác cao nhất là 10.000 m2 và thấp nhất là 1.000 m2. Số hộ có diện tích canh tác 3.000 m2 là nhiều nhất (chiếm 30,8%), kế đến là 2.000 m2 (chiếm 24,1%). Điều đó cho thấy quy mô canh tác của các hộ không lớn mang tính sản xuất manh múng, nhỏ lẻ dẫn đến đầu tư, chất lượng sản phẩm không đồng đều, ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của người nông dân.

Bảng 3.3: Diện tích canh tác cây sầu riêng ở các xã của vùng nghiên cứu

STT

Diện tích

nông nghiệp (ha)

Diện tích trồng

sầu riêng (ha)

Tỉ lệ diện tích sầu riêng/diện tích nông nghiệp của xã (%) Tỷ lệ diện tích sầu riêng/tổng diện tích sầu riêng của vùng nghiên cứu (%) 1 Tam Bình 1.640,54 1.556,53 94,88 22,13 2 Ngũ Hiệp 1.649,95 1.533,60 92,95 21,80 3 Long Tiên 1.422,68 1.081,00 75,98 15,37 4 Long Trung 1.250,63 890,20 71,18 12,66 5 Cẩm Sơn 1.057,91 479,00 45,28 6,81 6 Mỹ Long 1.034,69 384,84 37,19 5,47 7 Hội Xuân 947,07 491,50 51,90 6.99 8 Hiệp Đức 882,07 212,00 24,03 3,01 9 Tân Phong 1.369,14 284,00 20,74 4,04 10 Phú An 1.331,23 104,00 7,81 1,48 11 Bình Phú 1.603,23 17,30 1,08 0,25 Tổng 14.189,0 7.033,97

Qua Bảng 3.3cho thấy 4 xã có diện tích sầu riêng chiếm hơn 70% diện tích đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu là Tam Bình (94,88%), Ngũ Hiệp (92,95%) Long Tiên (75,98%), Long Trung (71,18%) với tổng diện tích sầu riêng chiếm hơn 70% diện tích sầu riêng của toàn vùng nghiên cứu. Đây cũng là các xã được xem là tiên phong trong việc trồng loại cây đặc sản này trên địa bàn huyện Cai Lậy bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi và được quan tâm đầu tư hệ thống đê bao của Nhà nước.

Một phần của tài liệu tối ưu hóa đa mục tiêu quy hoạch cây sầu riêng tại huyện cai lậy, tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)