Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu tối ưu hóa đa mục tiêu quy hoạch cây sầu riêng tại huyện cai lậy, tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 37 - 38)

Bước 1: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu:

- Thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến vùng khảo sát nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các niên giám thống kê, báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

- Tình hình sử dụng đất, thực trạng sản xuất nông nghiệp và phân bố hệ thống cây trồng của huyện.

Bước 2: Điều tra cán bộ, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của kiểu sử dụng đất trồng sầu riêng:

- Phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ nông nghiệp 11 xã thuộc khu vực nghiên cứu về vị trí phân bố các loại cây ăn trái trên địa bàn xã, các định hướng trong sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020.

- Thu thập các thông tin của từng mô hình như: năng suất, chi phí, thu nhập, diện tích canh tác, giá cả nông sản hàng hoá, lao động,… vào năm 2013.

- Đánh giá các yếu tố kinh tế - xã hội liên quan đến các kiểu sử dụng đất đai.

Bước 3: Nhập số liệu, xử lý, tổng hợp số liệu:

Các số liệu được thu thập đầy đủ sẽ được tổng hợp, xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2003,…

Bước 4: Xây dựng mô hình toán tối ưu xác định quy mô của kiểu sử dụng đất trồng sầu riêng của huyện:

- Xác định các số liệu đầu vào cụ thể của bài toán.

- Mô hình bài toán định lượng: xác định hàm mục tiêu và các phương trình, bất phương trình của điều kiện ràng buộc.

- Xử lý bài toán trên máy vi tính bằng Module Solver của phần mềm Microsoft Excel 2003.

- Kết quả bài toán.

Một phần của tài liệu tối ưu hóa đa mục tiêu quy hoạch cây sầu riêng tại huyện cai lậy, tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)