trách nhiệm hình sự
Từ việc nghiên cứu những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng những trường hợp này có thể đưa ra giải pháp như sau nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường bảo vệ các quyền con người.
1) Từ thực tiễn áp dụng quy định về chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Hiện nay chỉ có hai văn bản là Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT- VKSTCTANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên và Công văn số 81/2002/TANDTC về việc giải đáp vấn đề nghiệp vụ xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, cả hai văn bản chỉ quy định về cách xác định ngày, tháng, năm sinh của người phạm tội nhưng chưa quy định cách xác định năm sinh của người phạm tội khi kết quả giám định với mức sai số từ một đến hai năm sẽ giải quyết như thế nào. Vì vậy, khi áp dụng vào thực tiễn mang tính tuỳ nghi. Để giải quyết được vấn đề này và nhằm để tăng cường nguyên tắc pháp chế, đảm bảo tính khoa học pháp lý trong việc xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì Toà án nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trường hợp không xác định được chính xác năm sinh mà phải căn cứ vào kết quả giám định theo hướng việc xác định đó dựa trên nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo. Từ đó, góp phần đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật về trường hợp này được thống nhất và đồng bộ hơn.
2) Từ thực tiễn áp dụng quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Cần nâng cao vai trò và chất lượng của các cơ quan chuyên
môn về giám định pháp y tâm thần. Có thể khẳng định rằng, trong một số trường hợp để có thể xác định chính xác một hành vi là tội phạm hay không phải tội phạm thì không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cơ quan giám định pháp y tâm thần. Tuy nhiên, vấn đề giám định trên thực tế còn nhiều phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả giám định gây hậu quả là có thể xử oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Qua đó, người viết cũng có một số đóng góp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc giám định như: củng cố đội ngũ giám định viên, tăng cường tổ chức đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho những cán bộ giám định tâm thần theo những tiến bộ của thế giới về kỹ năng, trình độ; tiếp thu những tiên tiến của thế giới về khoa học kỹ thuật: máy móc, thiết bị hiện đại, phù hợp với chuyên ngành giám định; mỗi cán bộ chỉ nên đảm nhiệm một nhiệm vụ nhất định, tránh trường hợp một người phải kiêm nhiệm nhiều vai trò làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc không đúng chuyên môn.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giám định tâm thần việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không kém phần quan trọng vì chỉ có họ mới có quyền trưng cầu giám định tâm thần. Vì vậy, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ kịp thời phát hiện những trường hợp phạm tội mà người phạm tội mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do hậu quả của cuộc chiến tranh để lại hoặc các căn bệnh khác để yêu cầu cơ quan giám định tâm thần đưa ra kết luận chính xác về tình trạng của người phạm tội khi gây án.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật hình sự pháp luật chưa thừa nhận say rượu bệnh lý dẫn đến mất khả năng điều khiển hành vi sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự. Bởi say rượu bệnh lý là một loại bệnh làm cho người khi phát bệnh họ lâm ngay vào rối loạn ý thức trầm trọng, mất định hướng; cảm xúc bất an, lo âu, hoảng sợ; cảm xúc không thoải mái về quá khứ, ấn tượng đã từng trải và đôi khi như đã đọc qua, đã trải nghiệm, các hồi tưởng được chế biến một cách bệnh lý, tạo nên
một cảm giác bị đe dọa, nguy hiểm đang nhích lại gần đặc biệt từ phía những người xung quanh dẫn đến việc nhận định mang tính hoang tưởng, nhiều ảo giác rùng rợn… dễ dàng tấn công nguy hiểm đối với xung quanh. Thiết nghĩ, đây là một bệnh chứ không phải say rượu thông thường nên không thuộc trường hợp quy định tại Điều 14 BLHS nên cần phải được thừa nhận là nó thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật hình sự hiện hành. Vì vậy, theo người viết nên có văn bản hướng dẫn cụ thể bệnh lý khác dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi trong luật hình sự Việt Nam hiện hành là những bệnh nào và cần ghi nhận “say rượu bệnh lý” thuộc trường hợp này.
3) Từ thực tiễn áp dụng quy định về phòng vệ chính đáng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc phòng vệ tấn công tội phạm, bảo vệ cá nhân và gia đình những người tham gia công tác phòng, chống tội phạm. Có chính sách thoả đáng đối với các tập thể, cá nhân bị thương hy sinh hoặc bị thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống tội phạm. Có như thế mới tạo được thế chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguyên nhân, điều kiện, phát sinh, phát triển tội phạm để từng bước kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, nhất là tội phạm do các băng nhóm thực hiện gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Từ đó, nâng cao hiệu quả áp dụng của trường hợp này vào thực tiễn và đàm bảo tốt nhất việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người.
Tóm lại, những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì vẫn còn có một số bất cập phát sinh từ chính quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng nó. Thông qua việc tìm hiểu những bất cập nêu trên người viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng vào trong thực tiễn của những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, tạo sự thống nhất trong quan điểm
xét xử, khắc phục vướng mắc. Đồng thời thực hiện tốt công tác phòng chống tội phạm, không để oan người vô tội và không để lọt tội phạm, tăng cường bảo vệ quyền con người.
KẾT LUẬN CHƢƠNG III
Những vấn đề lý luận về chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, vai trò của chế định này đối với vấn đề bảo vệ quyền con người cũng như thực tiễn quy định chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay và những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật đã được nghiên cứu và trình bày ở Chương I và Chương II của luận văn, từ cơ sở nghiên cứu đó chúng ta nhận thấy các quy định của pháp luật về chế định loại trừ trách nhiệm hình sự đã thực hiện tương đối tốt vai trò bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng các quy định về chế định này của BLHS thấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa thực sự phù hợp, chưa thực sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu bảo vệ các quyền con người trong công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Để bảo đảm việc tăng cường bảo vệ các quyền con người bằng chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thì cần phải sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện, khoa học các quy định của chế định này trong BLHS. Cần thiết phải quy định chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thành một chế định riêng, độc lập với các chương khác của BLHS, sửa đổi để hoàn thiện các quy định đã có và bổ sung thêm các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự khác trong BLHS để tăng cường vai trò bảo vệ quyền con người của chế định này.
KẾT LUẬN
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và người thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và khi nói đến tội phạm mọi người nghĩ rằng là có hành vi gây thiệt hại cho một người nào đó hoặc gây thiệt hại về tài sản là phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, luật hình sự Việt Nam cũng có những quy định về hành vi loại trừ trách nhiệm hình sự, nghĩa là khi một người hành động trong trường hợp đó được luật coi là hợp pháp và không phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự. Do đó, việc nghiên cứu những trường hợp này có ý nghĩa quan trọng đối với việc lập pháp, đối với xã hội trong công tác phòng chống tội phạm để cho xã hội được lành mạnh không còn tội phạm góp phần củng cố nền đất nước đang tiến lên cùng với các cường quốc trên thế giới, bảo đảm vấn đề bảo vệ quyền con người bằng các quy định của pháp luật, cụ thể là bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự.
Trên cơ sở phân tích vấn đề quyền con người và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ các quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam, chúng ta nhận thấy rằng thực tế chế định loại trừ trách nhiệm hình sự đã góp phần hữu hiệu đảm bảo vấn đề bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật. Bên cạnh việc phân tích chế định này, người viết còn nghiên cứu thực tiễn áp dụng, xác định nguyên nhân những tồn tại, hạn chế về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trước hết là các quy định của Bộ luật hình sự về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự làm cho pháp luật từng bước đi vào cuộc sống , loại trừ những quy phạm không phù hợp với cuộc sống cũng như kịp thời bổ sung những quy phạm cũng như các văn bản hướng dẫn để điều chỉnh các quan hệ xã hội cần có sự can thiệp của pháp luật. Sau đó là nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ
người tiến hành tố tụng cũng như nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định pháp luật hình sự làm cho mọi người vững tin hơn khi hành động, chủ động đấu tranh lại những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Nhà nước cấm, từ bỏ những ý định hoặc hành vi có hại cho xã hội mà mình tưởng lầm là không trái pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội góp phần xây dựng xã hội công bằng văn minh. Đặc biệt, quan trọng hơn người viết đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện chế định này với mục đích nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ các quyền con người – một vấn đề được cả thế giới quan tâm hiện nay.
Với những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự chúng ta nên có một mô hình lý luận để nghiên cứu những trường hợp này một cách toàn diện và rộng rãi có như vậy pháp luật trở nên chặt chẽ thống nhất đồng thời bổ sung thêm những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mà thực tiễn xét xử đã thừa nhận để hoàn thiện pháp luật và thể hiện nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự một cách triệt để và góp phần đạt hiệu quả cao trong việc phòng chống tội phạm và việc áp dụng những trường hợp này trong thực tiễn có căn cứ và đúng pháp luật.
Tóm lại, vấn đề bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ các lợi ích hợp pháp của công dân cũng như của xã hội, của Nhà nước nên cần phải được các nhà luật học tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định này góp phần xây dựng và hoàn thiện Bộ luật hình sự của nước ta trong thời kỳ đổi mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
2. Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi năm 2015)
3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013), Nxb Chính trị quốc gia.
4. Nghị quyết 02/HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 5/01/1986 hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Bộ luật hình sự.
5. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-
BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên.
Giáo trình, sách, báo, tạp chí
6. Phạm Văn Beo (2009), Luật hình sự Việt Nam, Phần chung, Nxb Chính
trị quốc gia.
7. Phạm Văn Báu (2014), “Tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học – Trường Đại học Luật Hà Nội, (số 10), tr.3-11.
8. GS. TSKH. Lê Văn Cảm (1998), “Vấn đề hoàn thiện các quy định về những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 3 & 4).
9. GS. TSKH. Lê Văn Cảm (2001), “Chế định các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi: Về các tình tiết được điều chỉnh trong luật hình sự Việt Nam hiện hành”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 4).
10. GS. TSKH. Lê Văn Cảm (2001), Chế định các tình tiết loại trừ tính chất
tội phạm của hành vi (Những vấn đề cơ bản về khái niệm, hệ thống & bản chất pháp lý), Tạp chí luật học, số 4.
11. GS. TSKH. Lê Văn Cảm (2001), “Chế định các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi: Về một số tình tiết chưa được ghi nhận trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (số 6).
12. GS. TSKH. Lê Văn Cảm (2002), “Về bản chất pháp lý của các khái niệm: miễn trách nhiệm hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (số 01).
13. Lê Cảm (2002), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự,
tập IV, Nxb Công an nhân dân.
14. GS.TSKH. Lê Văn Cảm (2005), Chương thứ năm: Các trường hợp loại
trừ tính chất tội phạm của hành vi trong Sách chuyên khảo Sau đại học
“Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự” (Phần chung), Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội.
15. Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí, Trịnh Quốc Toản (2005), Bảo vệ các quyền
con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai
đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. GS.TSKH. Lê Văn Cảm (2012), Một số vấn đề cấp bách của khoa học
pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội.
17. Lê Văn Cảm (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam trong sách “Những vấn đề chung về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự”, Nxb Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
18. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí (1999), “Về chế định loại trừ trách nhiệm hình sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 4).