Mz = Mz(M) + Mz (G)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên docx (Trang 29 - 31)

Mz = Mz(M) + Mz (G)

+ Moilà mức tiêu hao loại i kỳ gốc (kế hoạch)

+ Mli là mức tiêu hao loại kỳ thực hiện

+ Glilà giá cả đơn vị nguyên vật liệu loại i kỳ gốc (kế hoạch)

+ Goi là giá cả đơn vị nguyên vật liệu loại i kỳ thực hiện.

- Để tính ảnh hưởng mức tiêu hao nguyên vật liệu ta cố định đơn giá của kỳ thực hiện và thay đổi mức tiêu hao nguyên vật liệu năm phân tích (thực hiện) và năm gốc (kế hoạch)

- Để tính ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu ta cố định mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ gốc và thay đổi giá cả theo năm phân tích và năm gốc

Ví dụ: cách tính ảnh hưởng của mức tiêu hao nguyên vật liệu và giá cả: tôn S=1mm trong giá thành đơn vị sản phẩm thùng sấy bánh ngọt năm 2002/2001 ta có:

- Năm 2001 mức tiêu hao tôn S=1mm: Mo = 230kg; giá cả thực tế tôn S=1mm là Go= 5.000 đ/kg

- Năm 2002 mức tiêu hao Ml = 215kg; giá cả thực tế Gl = 6000 đ/1kg. Ta có mức tăng giảm giá thành do ảnh hưởng của 2 nhân tố mức tiêu hao và giá cả nguyên vật liệu Tôn S=1mm như sau:

Mz = Mli Gli – M0G0 =215x6.000 – 230x5.000 = 140.000 đ Do sự ảnh hưởng của mức tiêu hao nguyên vật liệu;

Mz (M) = Mli Gli – M0Gli = 215x6.000 – 230x 6.000 = -90.000đ Do ảnh hưởng của sự biến đổi giá cả:

Mz(G) = Mo Gli – M0Go = 230x6.000 – 230x 5.000 = 230.000 đ

Như vậy với riêng mức độ ảnh hưởng của sự biến đổi mức tiêu hao và giá cả loại tôn CT3 S=1

Làm giá thành tăng 140.000đ, trong đó do định mức tiêu hao nguyên vật liệu giảm được 15kg làm chi phí giảm là 90.000 đ, nhưng do giá cả nưam 2002 so với năm 2001 tăng lên làm cho giá thành sản phẩm tăng lên là 230.000 đ

Ta có: Mz = Mz(M) + Mz(G) = 230.000 + (-90.000) = 140.000 đ Ta có: Mz = Mz(M) + Mz(G) = 230.000 + (-90.000) = 140.000 đ

Một trong những nguyên nhân nữa làm tăng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành là do sự đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao của khách hàng cho nên đòi hỏi chất lượng vật tư cũng phải nâng cao.

Chi phí nguyên vật liệu chính tăng lên trong thời gian vừa qua chủ yếu là do giá cả tăng lên.

Mức ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu là một nhân tố chiếm tỷ trọng lớn và khó giảm được vì chủ yếu nó là nguyên nhân khách quan.

b. ảnh hưởng của nhân tố chi phí tiền lương công nhân sản xuất cho một đơn vị sản phẩm

Tiền lương công nhân sản xuất không ngừng tăng lên và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, điều đó cũng trực tiếp ảnh hưởng tới việc tang giá thành sản phẩm:

Năm 2001: 393.859,2 đ chiếm 6,4% trong giá thành sản phẩm Năm 2002: 651.658,4 đ chiếm 8,7% trong giá thành sản phẩm

Việc tăng chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm như trên không phải là do tăng định mức thời gian lao động (thậm chí giảm), do tăng đơn giá tiền lương, đơn giá tính cho một giờ công tăng lên.

Việc tăng tiền lương hàng năm là phù hợp với quy luật của phát triển sản xuất, do nhu cầu và mức sống của người dân ngày càng tăng. Đồng thời việc tăng tiền lương phù hợp với xu hướng điều chỉnh tiền lương của Nhà nước trong thời gian qua.

Năm 2001: lương bình quân 1.350.000 đ/tháng Năm 2002: lương bình quân 1.490.000 đ/tháng

Bởi vì tiền lương trong giá thành một tỷ trọng khá lớn, cho nên chi phí tiền lương cũng có ảnh hưởng đáng kể tới việc tăng giảm giá thành sản phẩm.

c. ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý phân xưởng cho đơn vị sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng công tác tính giá thành tại công ty thương mại – gia công kim khí thép thái nguyên docx (Trang 29 - 31)