hiệu !!
Trên thị trường Việt Nam hiện tại có khá nhiều loại bột giặt. Nhưng chiếm ưu thế vẫn thuộc về những thương hiệu lớn như Unilever, P&G. Để cạnh tranh với những tên tuổi này quả thật là một bài toán khó vì các doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu một công cụ sắc bén: Quảng cáo. Nếu xét về chất lượng, khó có thể khẳng định bột giặt nào tốt hơn nhưng nếu về góc độ thương hiệu rõ ràng chúng ta hoàn toàn lép vế.
Chẳng hạn như :Unilever có hai mảng chính trong chiến lược quảng bá thương hiệu là quảng bá trực tiếp và quảng bá gián tiếp. Đối với thương hiệu bột giặt OMO, Unilever dùng chiến lược quảng bá trực tiếp. Được sự hỗ trợ tài chính của tập đoàn mẹ, Unilever đã sử dụng 5 nhóm công cụ truyền thông để quảng bá cho thương hiệu OMO một cách hiệu quả. Đó là quảng cáo(truyền hình, báo, tạp chí…), xúc tiến bán, tuyên truyền(hoạt động PR), bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp. Trong đó, đầu tư cho quảng cáo trên truyền hình và hoạt động quan hệ công chúng là lớn nhất, chiếm trên 80% ngân sách dành cho truyền thông. Các hoạt động còn lại diễn ra nhỏ lẻ, chiếm tỷ trọng nhỏ và thường tiến hành nhân những dịp đặc biệt( xúc tiến bán diễn ra mạnh nhất trong các dịp lễ tết thông qua bốc thăm trúng thưởng, marketing trực tiếp thu hồi ý kiến người tiêu dùng khi tung ra các sản phẩm mới…).Theo nguồn số liệu của công ty khảo sát thị trường TNS Media, Unilever Việt Nam chi nhiều nhất cho quảng cáo và các chương trình khuyến mại với hơn 19,5 triệu đô la (năm 2008). Nguồn chi này sẽ tiếp tục tăng lên trong các năm tiếp theo khi doanh nghiệp thay đổi chiến lược định vị thương hiệu của mình.
Những chiêu thức quảng bá, từ khuyến mãi, nâng cao chất lượng cho đến cảnh báo… hiện đang được tung ra đầy rẫy trên khắp các phương tiện truyền thông nhằm thu hút sự chú ý của người dân. Từ những việc bột giặt này đính kèm với nước xả vải kia, máy giặt này chỉ thích hợp với nước giặt kia…rất nhiều cách.. Chuyện máy giặt cũng chỉ liên quan đến những gia đình khá giả. Phần đông người dân mình vẫn giặt bằng tay, nên nhãn hiệu bột giặt Việt sẽ có cơ hội chiếm được niềm tin của người tiêu dùng không phải bằng quảng cáo mà bằng chất lượng và giá cả hợp với thu nhập người dân. Ngay tại thị trường nội địa các nhãnhiệu bột giặt mang cái tên thuần Việt như Đức Giang, Vì Dân, Hoa Mơ...hay cái tên na ná nước ngoài như
Bột giặt Net, Lix, Daso...vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân vì giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo. Riêng bột giặt Vì Dân, đã từng quảng cáo trên truyền hình một vài lần rồi mất hút cũng chỉ vì thiếu năng lực cạnh tranh.
Cuộc chiến giữa các nhãn hiệu bột giặt sẽ càng khốc liệt hơn khi P&G đã tung ra loại nước giặt Ariel, được quảng cáo rầm rộ trên truyền hình với tần suất mạnh và nhiều ưu thế vượt trội. Hiện đối thủ xứng tầm là Unilever vẫn chưa động tĩnh gì khi đưa ra loại nước giặt nhằm cạnh tranh với Ariel. Riêng với hàng Việt chúng ta đã có một tên tuổi sáng giá là Công ty hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo với nhãn hiệu nước giặt Mỹ Hảo. Ngẫm đi nghĩ lại, chúng ta cũng có nhiều doanh nghiệp sản xuất bột giặt nhưng thị phần chiếm một con số quá khiêm tốn. Toàn để rơi vào tay các tập đoàn đa quốc gia, công ty liên doanh và hàng nhập khẩu.
Thời điểm mà Unilever đã từng lựa chọn để làm khuyến mãi cũng hết sức thu hút : đó là trong suốt thời gian tiến hành chương trình khuyến mãi này, Unilever đã quảng bá trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng vốn cũng đang sôi sục với không khí bóng đá màu Worldcup. Ở kênh siêu thị, Unilever cũng không quên thoả thuận với các siêu thị trang trí những quả banh thật to gây ấn tượng cho khách hàng ngay từ cổng ra vào, Unilever cũng có sẵn những quầy đổi quà tại chỗ để khách hàng mua bột giặt Omo nhanh chóng có ngay món quà khuyến mãi.
Và tất cả những chuẩn bị này Unilever đã tính toán thật sát sao. Hàng chục ngàn quả banh đã có tác dụng kích thích khách đi mua bột giặt... để dành. Chỉ trong một tháng làm khuyến mãi, chỉ riêng hệ thống siêu thị Co-opmart, ước tính doanh số của Unilever đã đạt khoảng 5,67 tỉ đồng. Quà khuyến mãi của Unilever cũng nhanh chóng cạn dần trong những ngày diễn ra World Cup.
Và tiếp theo đó là vô vàng các kiểu PR cho sản phẩm với sự hỗ trợ của một đội quân hung hậu của các công ty PR thuộc tập đoàn Unilever. Nào là chương trình “ Omo tẩy an toàn” diễn ra ở sân vận động quân khu 7 với hàng ngàn khán giả tham dự, các chương trình tài trợ “ Omo ngời sáng tương lai “ một chương trình đã rất cũ vẫn được duy trì đế tận bây giờ vì nó vẫn tiếp tục đem lại hiệu quả marketing lớn. Từ cuối năm 2005 chúng ta được chứng kiến một bước chuyển mình mới của Omo với chiến lược marketing hướng về cộng đồng. OMO thực sự định vị trên một tầm cao mới. Ngoài chiến lược quảng cáo “dội bom” trên truyền hình, báo chí, Omo còn kết hợp với hàng loạt hoạt động marketing khác để quảng bá thương hiệu. Hàng loạt chương trình ra đời đều hướng đến mục tiêu nhất quán này: tổ chức các chương trình
hướng về cộng đồng như “ngày hội những chiếc túi tài năng”, “OMO áo trắng ngời sáng tương lai, ngày hội “Triệu tấm lòng vàng”, “Tết làm điều phúc sung túc cả năm”, khuyến mãi “Vạn tim vàng cho triệu tấm lòng vàng”, chương trình sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết… Các chương trình đã thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và Omo nhanh chóng “ghi điểm” trong mắt với khách hàng.
Đánh vào tâm lí mọi người ngày nay do sợ dơ nên sẽ không để cho con cái họ cho những trò năng động để học hỏi và phát triển, Omo gửi đi thông điệp: "Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn", khơi dậy ý thức trong các ông bố bà mẹ về việc để cho con cái mình tự do nghịch dơ để học hỏi.
Trong khi đó đối thủ Tide của họ tỏ ra khá thận trọng và bảo thủ, Tide vẫn còn ít tung quảng cáo và PR cho sản phẩm mình, mà cùng có thể vì lẽ đó mà sản phẩm Tide ngày nay không được mạnh mẽ như Omo. Và khi Ariel ra đời đã đưa P&G bước sang trang mới . Trong thời gian gần đây, người tiêu dùng Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận các “công nghệ giặt” mới như: đậm đặc, “nước giặt”. “năng lượng xanh thấm sâu” hay công nghệ “đánh bay các vết bẩn cứng đầu”. Mở màn chiến dịch này là nước giặt Ariel của P&G Việt Nam.
Trước khi tung sản phẩm ra thị trường, P&G đã khuyến mãi “dội bom” trên hầu hết các kênh truyền hình cáp. Ngay khi ra mắt sản phẩm vào cuối năm 2009, nhãn hàng này còn khuyến mãi giảm giá mạnh sản phẩm. Thậm chí, P&G còn kết hợp với các trung tâm điện máy tặng chai Ariel 2 lít khi khách hàng mua máy giặt mới...
Bằng cuộc đổ bộ “rầm rộ” này, Ariel đã mau chóng tạo nên một xu hướng mới sử dụng nước giặt cho máy giặt. Theo kết quả khảo sát của MassoSurvey trên 200 phụ nữ tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, sau ba tuần sử dụng thử sản phẩm, 95,4% phụ nữ cho rằng nước giặt Ariel thích hợp hơn so với loại bột giặt dành cho máy giặt họ đang dùng. Trước đây, thị trường bột giặt chứng kiến cuộc chạy đua không khoan nhượng về giá giữa Omo và Tide để bảo vệ thị phần. Tide khởi động bằng màn giảm giá 20% khiến doanh số tăng vọt. Omo ngay lập tức cũng giảm 20%. Tide cắt giá tiếp 15% đồng thời thanh toán bù giá cho toàn bộ lượng hàng thị trường đã nhập về từ đợt trước. Omo cũng giảm giá tiếp lần hai ở mức tương đương và đẩy mạnh gia công độc quyền bột giặt trên toàn quốc...
Sau cuộc chiến không khoan nhượng về giá, có vẻ như các hãng bột giặt chuyển mạnh sang chiến lược làm mới sản phẩm để cùng một lúc thực hiện ba mục tiêu: giữ thị phần, gia
tăng cạnh tranh và củng cố nhãn hiệu. Phương cách làm mới được các doanh nghiệp áp dụng là thêm một vài công nghệ mới vào sản phẩm cũ để tăng tính năng sản phẩm
Nói tóm lại, trên thị trường đang xuất hiện khá nhiều bột giặt nhưng chiếm ưu thế vẫn thuộc về những nhãn hiệu lớn như Unilever, P&G. Khó có thể khẳng định bột giặt nào tốt hơn nhưng nếu về góc độ thương hiệu rõ ràng doanh nghiệp trong nước hoàn toàn thua kém
Chương 3 : THỊ TRƯỜNG BỘT GIẶT THẾ GIỚI